Phụ Nữ Sức Khỏe

Cây bạc hà: Thực vật quen thuộc dùng đúng cách mới có hiệu quả tốt

Cây bạc hà được dùng như nguyên liệu ăn uống, đồng thời còn có tác dụng dược liệu. Sử dụng cây bạc hà thế nào để nhận được lợi ích và phòng ngừa tác dụng phụ là điều mà không ít người quan tâm.

Cây bạc hà là cây gì?

Bạc hà còn có nhiều tên gọi khác như tô bạc hà, anh sinh, bà hà v.v…, thường gặp nhất là được dùng trong trung dược, điển hình là tinh thể bạc hà thường được làm thành phần chủ yếu để sản xuất các loại tinh dầu.

Cay bac ha 1
Cây bạc hà cần sử dụng đúng cách mới có thể phát huy tác dụng - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, trong dân gian cũng có nhiều cách áp dụng cây bạc hà như một nguyên liệu chế biến thực phẩm và cả trị bệnh, thông thường dùng lá bạc hà để đắp bên ngoài hoặc nghiền nát để sử dụng. Một số nơi còn dùng lá bạc hà cho vào trong trà xanh đã thêm đường, tạo thành thức uống trà bạc hà.

Cây bạc hà có tác dụng gì?

Lá bạc hà có vị thanh mát, không những có công hiệu trong ẩm thực mà còn thường được dùng trong y học. Theo các chuyên gia sức khỏe trên Pcbaby, nhiều công dụng của lá bạc hà có thể kể đến như trị ngứa, tiêu viêm giảm đau, giải nhiệt hạ sốt, tăng cường sức khỏe dạ dày v.v…

Cay bac ha 2
Methol phong phú trong bạc hà hỗ trợ tốt trong việc điều trị ngứa da - Ảnh minh họa: Internet

Giảm ngứa

Menthol có trong lá bạc hà chính là thành phần chủ yếu được sử dụng trong điều chế các loại tinh dầu thanh mát. Methol có thể kích thích “bộ máy cảm thụ” mút thần kinh ở da.

Đầu tiên, chất này trong cây bạc hà sẽ khiến con người sinh ra cảm giác mát lạnh, tiếp đến sẽ thấy hơi nóng rát nhẹ, cuối cùng là dần dần thẩm thấu vào bên trong da, thúc đẩy máu huyết và đạt đến hiệu quả trị liệu các cơn ngứa.

Tiêu viêm, giảm đau

Bạc hà có chứa Rosmarinic acid, đây được xem là một chất kháng viêm hữu hiệu, có thể ức chế 3α-Hydroxysteroid dehydrogenase, đạt đến hiệu quả tiêu viêm an toàn. Ngoài ra, trong bạc hà còn có nhiều tinh chất có tác dụng hỗ trợ điều trị đối với những vết bỏng.

Cay bac ha 3
Tiêu viêm và giảm đau cũng là những công hiệu tuyệt vời từ cây bạc hà - Ảnh minh họa: Internet

Giải nhiệt, hạ sốt

Bạc hà có thể làm hưng phấn thần kinh trung khu, làm giãn nở và tản nhiệt cho khu vực xung quanh các mao mạch, đồng thời thúc đẩy tuyến mồ hôi bài tiết. Từ đó, bạc hà còn được sử dụng một cách hiệu quả để giảm thân nhiệt.

Hỗ trợ tiêu hóa, tăng sức khỏe dạ dày

Lá bạc hà có công hiệu tăng cường cảm giác thèm ăn, hỗ trợ tiêu hóa, giúp cho dạ dày luôn hoạt động tốt và khỏe mạnh, cũng có ích trong điều trị chứng đau dạ dày. Ngoài ra, tác dụng kích thích niêm mạc khoang miệng của lá bạc hà cũng góp phần làm sạch miệng, giúp hơi thở thơm mát.

Cay bac ha 4
Cây bạc hà trị ho và nghẹt mũi rất an toàn, hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Trị cảm mạo

Cây bạc hà trị ho là công hiệu mà nhiều người biết đến. Đặc biệt, dùng lá bạc hà ngâm nước uống rất hiệu quả trong việc điều trị cảm sốt, đau đầu, nghẹt mũi, thông hầu họng, giảm sưng phù v.v… Do bạc hà là thực vật tự nhiên nên càng giảm các tác dụng phụ không mong muốn như khi dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm.

Tác dụng phụ của bạc hà cần chú ý

Trong lá bạc hà có chứa đến 80% Methol, kế đến là Menthone, Isomenthol, Pinen v.v… Methol có tác dụng kích thích đường tiêu hóa tương đối mạnh, đồng thời cũng có thể làm ức chế tim mạch và trung khu thần kinh. Vì vậy, dùng khoảng 20ml Methol có thể bị trúng độc.

Cây bạc hà chứa nhiều Methol nếu quá liều lượng có thể gây trúng độc - Ảnh minh họa: Internet

Biểu hiện khi bạn bị tác dụng phụ bởi hấp thu Methol quá mức thường xảy ra khoảng 10 phút sau khi sử dụng. Các triệu chứng cụ thể bao gồm khó thở, buồn nôn, đau bụng, choáng váng, tê tay chân, bước đi không ổn định, ngủ nhiều, thậm chí là hôn mê.

Một số trường hợp còn có thể kèm theo biểu hiện như hô hấp chậm, dịch tiết đường hô hấp tăng nhiều, huyết áp giảm thấp, dị ứng da. Chính vì vậy, mặc dù cây bạc hà có nhiều công hiệu nhưng cần có liều lượng phù hợp, không nên lạm dụng để tránh tác dụng phụ.

Một số kiêng kỵ khi sử dụng lá bạc hà trong ăn uống

Phụ nữ có thai khi dùng lá bạc hà cần chú ý không nên quá liều lượng, tốt nhất không nên trực tiếp ăn lá bạc hà và nếu có uống nước ngâm lá bạc hà thì cũng chỉ nên uống một ít. Phụ nữ đang cho con bú cũng cần hạn chế vì lá bạc hà còn có tác dụng ức chế sữa mẹ.

Cay bac ha 6
Phụ nữ có thai và đang cho con bú nên cẩn thận khi sử dụng lá bạc hà - Ảnh minh họa: Internet

Những người bị âm hư trong cơ thể cũng phải thận trọng với lá bạc hà bởi mùi thơm nồng và tính hàn của bạc hà có thể khiến tình trạng của bạn nặng hơn. Nếu dùng bạc hà như một vị thuốc thì phải theo chỉ định của chuyên gia, không được tự ý tăng liều lượng.

Thành phần trong bạc hà dễ bị mất đi khi gặp nhiệt. Do đó, khi nấu nướng, tốt nhất đợi khi nước sôi mới cho bạc hà vào và không nên tiếp tục nấu quá lâu. Ngoài ra, bạc hà có tác dụng hưng phấn, tỉnh táo nên hạn chế dùng trong buổi tối, tránh làm ảnh hưởng giấc ngủ.

Một số cách dùng lá bạc hà có lợi cho sức khỏe của bạn

Nước ngâm lá bạc hà

Nguyên liệu: 5g lá bạc hà, nước đun sôi 1 ly

Cách thực hiện: Lá bạc hà sau khi rửa sạch thì trực tiếp cho vào ly nước đun sôi sẵn, đợi vài phút cho các tinh chất trong bạc hà tản ra và nước ấm lại thì có thể sử dụng như thức uống hằng ngày.

Công hiệu: Giải nhiệt mùa nóng, phòng ngừa và điều trị cảm mạo, hỗ trợ tiêu hóa.

Cay bac ha 7
Nước chanh bạc hà không chỉ hỗ trợ trị bệnh mà còn có tác dụng làm đẹp và trắng da cho phụ nữ - Ảnh minh họa: Internet

Nước chanh bạc hà

Nguyên liệu: 1 quả chanh tươi, 6 lá bạc hà

Các thực hiện: Lá bạc hà rửa sạch, ngâm trong 1 lít nước đun sôi để ấm trong 1 tiếng đồng hồ. Chanh xắt lát mỏng, vắt lấy nước để riêng. Đem nước cốt chanh và cả những lát chanh cho vào nước bạc hà, ngâm thêm 30 phút là dùng được. Khi uống bạn có thể thêm ít mật ong hoặc thêm đá nếu thích lạnh.

Công hiệu: Trừ nội nhiệt, trị ho, giúp tiêu hóa thức ăn, làm trắng da.

Cháo bạc hà

30g bạc hà tươi, 100g gạo trắng

Cách thực hiện: Bạc hà rửa sạch nấu riêng thành nước súp, gạo nấu thành cháo trắng sau đó cho nước canh bạc hà vào, thêm đường phèn vừa đủ và nấu tiếp trong 1 đến 2 phút, để nguội rồi ăn.

Công hiệu: Thanh nhiệt, giải cảm, thông cổ họng, trị đau đầu, mắt đỏ, sưng phù.

Canh bạc hà, đậu xanh

Cay bac ha 8
Canh bạc hà nấu với đậu xanh rất thích hợp cho người bị nhiều mụn trứng cá - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên liệu: 5g bạc hà, 30g bo bo, 60g đậu xanh, 1-2 muỗng đường cát trắng

Cách thực hiện: Bo bo và đậu xanh rửa xanh, ngâm nước trong 3 tiếng. Đổ 800ml nước sạch vào nồi, nấu bo bo và đậu xanh với lửa vừa cho sôi, sau đó vặn lửa nhỏ nấu thêm 30 phút rồi cho bạc hà và đường vào, nấu tiếp 5 – 10 phút là dùng được.

Công hiệu: Thanh nhiệt giải độc, đặc biệt thích hợp với người bị mụn trứng cá nhiều.

Bạc hà xào đậu phụ

Nguyên liệu: 2 miếng đậu phụ, 50g bạc hà tươi, 3 tép hành

Cách thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu cùng 2 chén nước vào xào cho đến khi nước cạn đi một nửa, nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp, dùng lúc nóng.

Công hiệu: Trị phong hàn, nghẹt mũi, sổ mũi

Cay bac ha 9
Bạc hà trộn khoai tây nghiền đem lại khẩu vị ngon miệng cho bạn - Ảnh minh họa: Internet

Bạc hà trộn khoai tây nghiền

Nguyên liệu: Khoai tây, hành tây, cà chua bi, lá bạc hà, sữa chua nguyên vị, tiêu đen, muối

Cách thực hiện: Khoai tây rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành từng viên nhỏ cho vào nồi nấu chín mềm. Hành tây và cà chua bi cắt dạng sợi. Lá bạc hà rửa sạch, nếu lá to thì xé nhỏ một chút.

Dùng muỗng nghiền nát khoai tây, thêm 2 muỗng sữa chua vào rồi trộn thêm một ít tiêu xay nhuyễn và muối ăn. Cuối cùng cho hành tây, bạc hà, cà chua bi vào hỗn hợp khoai tây nghiền trộn đều.

Công hiệu: Thích hợp với người có dạ dày, đường ruột không tốt, giúp thúc đẩy tiêu hóa, kích thích ngon miệng.

Nguồn:

https://baike.pcbaby.com.cn/qzbd/13017.html

https://baike.pcbaby.com.cn/qzbd/1080426.html

Hoài Ngọc (Theo PC Baby)

Tin liên quan

Kết hợp bạc hà với vài lát chanh rồi uống mỗi ngày, mỡ thừa tự tan, eo ‘bánh mì’ cũng...

Thức uống làm từ bạc hà và chanh chứa những dưỡng chất đặc biệt có khả năng đốt cháy mỡ...

Điều kiện sống tốt nhưng bệnh mãn tính lại tăng là do 4 thói quen ăn uống này

Ăn uống là một trong những việc thường nhật nhưng lại quan trọng nhất trong cuộc sống con người. Tuy...

Ăn uống khoa học trong mùa nóng

Mùa hạ là mùa dương khí vượng nhất trong năm, thời tiết nóng bức và ẩm thấp. Quá trình...

Thực phẩm tăng cường sản sinh hormon, thúc đẩy ham muốn

Trong cơ thể, việc sản sinh và cân bằng các hormon rất quan trọng, giúp duy trì mọi hoạt động...

Tổng hợp những cách giải rượu nhanh nhất và an toàn cho sức khỏe

Bật mí những cách giải rượu nhanh nhất để bạn có thể thoát khỏi những mệt mỏi, khó chịu do...

Nước uống tốt cho thận

Bệnh thận thường không gây ra triệu chứng gì cho tới khi đã tiến triển cho nên những ai trong...

Vị thuốc từ củ riềng

Riềng không chỉ là một loại gia vị phổ biến mà còn là vị thuốc quí có thể phòng và...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

18 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

18 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 8 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 8 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 8 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 13 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 13 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 17 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 17 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình