Phụ Nữ Sức Khỏe

Cảnh báo nhiều trẻ mắc sởi biến chứng nặng vì không tiêm vắc xin

Để phòng bệnh sởi, các bác sĩ khuyến cáo, cách phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm vắc xin phòng bệnh sởi, nhất là với trẻ em, phụ nữ chuẩn bị mang thai. Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất trong phòng bệnh cho cá nhân và cộng đồng.

Theo thống kê từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh đã tiếp nhận và điều trị cho gần 200 trẻ mắc sởi đa số các trường hợp trẻ đều chưa được tiêm phòng bệnh trong đó có ca xuất hiện biến chứng nặng.

Trường hợp nhập viện gần đây nhất là bé Trần Thùy A. (8 tuổi), thuờng trú tại TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Trẻ nhập viện trong tình trạng bệnh diễn biến 5 ngày nay, trẻ sốt từng cơn, ho iên tục, nhiệt độ cơ thể 39 - 40 độ C.

Ảnh minh họa: Internet

Đồng thời, trẻ hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi... gần đây trẻ xuất hiện ban hồng từ vùng sau tai, lan dần lên hai bên má, cổ, gáy, xuống ngực, bụng, lưng và các chi của trẻ. Bệnh nhân uống thuốc không đỡ nên đuợc gia đình cho nhập viện điều trị.

Kết quả khám lâm sàng cho thấy trẻ phát ban toàn thân, chân tay run, da nổi vân tím, kết mạc mắt đỏ, họng đỏ... Qua hội chẩn chuyên khoa, bác sĩ chẩn đoán trẻ bị bệnh sởi biến chứng viêm phổi và được nhập viện điều trị.

Hiện đang nằm điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu có bệnh nhi 05 tháng tuổi (Móng Cái) đuợc chẩn đoán mắc bệnh sởi biến chứng Suy hô hấp/Viêm phế quản phổi, hiện đang thở máy tiên luợng nặng.

90% bệnh nhân mắc sởi chưa tiêm vắc xin phòng sởi

Bác sĩ Trần Văn Luơng cho biết, 90% bệnh nhân mắc sởi chưa tiêm vắc xin phòng sởi. Sau khi mắc sởi, đáp ứng miễn dịch của cơ thể giảm sút nên trẻ dễ mắc các biến chứng như: viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy cấp, viêm não, viêm thanh quản, mù mắt do loét giác mạc, suy dinh dưỡng nặng…, nguy cơ tử vong cao vì bội nhiễm.

Bệnh sởi thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, là đối tượng có miễn dịch kém, đặc biệt những trẻ không được tiêm phòng vắc xin phòng sởi hoặc những trẻ được sinh ra ở những bà mẹ chưa có miễn dịch với sởi trước đó. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu với sởi, chủ yếu là điều trị triệu chứng và các biến chứng do sởi.

Điều trị cho bệnh nhi mắc sởi tại BV Sản Nhi Quảng Ninh.

Để phòng bệnh sởi, các bác sĩ khuyến cáo, cách phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm vắc xin phòng bệnh sởi, nhất là với trẻ em, phụ nữ chuẩn bị mang thai. Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất trong phòng bệnh cho cá nhân và cộng đồng.

Với những bệnh nhân đã mắc bệnh cần cách ly để bệnh không lây lan ra cộng đồng bằng cách đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với người bệnh.

Để chủ động phòng bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau: 

1. Chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi.

2. Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.

3. Trường hợp mắc sởi nhẹ được cho cách ly tại nhà, trẻ cần phải nghỉ học, không tham gia các hoạt động tập thể và đến những nơi tập trung đông người ít nhất 7 ngày kể từ ngày phát ban sởi để tránh lây lan ra trường học và những người xung quanh. 

4. Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và đảm bảo các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

5. Người lớn chưa tiêm vắc xin sởi cần chủ động đi tiêm vắc xin sởi (vắc xin sởi, MR, MMR) tại các cơ sở y tế để tránh bị mắc sởi.

Theo Lê Nguyên/Sức khỏe và Đời sống

Tin liên quan

Bệnh viện Bạch Mai bị tố mổ nhầm cho bệnh nhân, chữa 'lợn lành thành lợn què'

Trên một hội nhóm, câu chuyện của chị P.T.L. (trú tại phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội) đã...

Bé chảy máu cam: Dấu hiệu nhiều bệnh cực kỳ nguy hiểm

Thấp thỏm trước từng bản tin thời tiết, chị Hà Thu (Hà Nội) vẫn nguyên nỗi ám ảnh con chảy...

Mất con vì 1 vết thương nhỏ, mẹ trẻ mong đừng ai như mình

Sau khi con mất vì bị sốc nhiễm trùng mà nguyên nhân từ việc bé dẫm phải cái gai, mẹ...

5 tác hại của việc đánh mắng con, cha mẹ nào cũng nên biết

Trừng phạt bằng cách đánh là phương pháp phổ biến được sử dụng để giáo dục trẻ con hư...

Em bé đầy tháng có 4 biểu hiện này coi chừng nguy cơ trẻ chậm phát triển

Bố mẹ đều mong con mau lớn và khỏe mạnh, nhưng nếu bé đã được tròn 1 tháng tuổi mà...

Cách dạy con của người Nhật có gì đặc biệt?

Nhật Bản là một trong những quốc gia có tỷ lệ tội phạm thấp nhất trên toàn thế giới. Sở...

Nhiều mẹ phạm sai lầm 'chết người' khi bổ sung vitamin C cho trẻ

Vitamin C là dưỡng chất vàng cho sự phát triển của trẻ, giúp nâng cao sức đề kháng, tăng khả...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

2 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

2 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

2 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

17 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

17 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

17 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

21 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

21 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

21 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình