Sính dầu cá
Chị Đào Thu Hương (34 tuổi, Hà Nội) khoe hầu như 3 tháng chị cũng phải dùng hết lọ dầu cá omega 3. Với bà mẹ này, dầu cá là vật bất ly thân giúp mắt sáng, da đẹp hơn.
Tuy nhiên, gần đây chị Hương thường hay mất ngủ, người mệt. Chị Hương đi kiểm tra sức khoẻ bác sĩ cho biết chị bị huyết áp thấp. Thủ phạm do chị sử dụng dầu cá quá nhiều gây mất ngủ và hạ huyết áp.
Không giống chị Hương, anh Đỗ Văn Bảo (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng hoảng hồn vì cô con gái 15 tuổi bỗng dưng thường xuyên chảy máu mũi. Nghe tới chảy máu, người cha này lo lắng con bị bệnh trọng gì đó. Khi khám ra thủ phạm đó là những lọ dầu cá chứa omega 3.
Anh Bảo kể con gái anh học nhiều cháu thường kêu mờ mắt. Cách đây 4 tháng cho con đi khám ở bệnh viện Mắt Trung ương bác sĩ cho biết cháu có hiện tượng cận thị giả nên uống thuốc điều trị. Để tăng cường bổ sung cho mắt, anh Bảo và vợ mua thêm dầu cá về cho con sử dụng.
Chưa thấy tác dụng sáng mắt ở đâu, con gái anh đã bị chảy máu biến chứng do sử dụng dầu cá quá nhiều. Khi hỏi ra, con gái anh kể ngày nào cháu cũng uống 4,5 viên dầu cá omega 3 loại 1000 mg.
Hay như chị Vũ Hải Yến (45 tuổi, Hà Đông, Hà Nội). Chị Yến đi khám bác sĩ cho biết bị rối loạn mỡ máu phải kiêng thực phẩm nhiều dầu mỡ và được khuyến cáo ăn nhiều cá để bổ sung mỡ tốt cho cơ thể.
Do sợ mùi cá tanh nên chị Yến chuyển sang tự bổ sung omega 3 cho cơ thể. Kết quả, sau hơn 1 năm đi kiểm tra lại, chị Yến ngỡ ngàng vì chỉ số mỡ máu tăng cao, rối loạn mỡ máu nặng đặc biệt cholesterol xấu lại cao hơn bình thường. Cuối cùng, bác sĩ cho chị Yến uống thuốc đặc trị mỡ máu và phải bỏ qua thói quen tự bổ sung omega 3.
Tác dụng phụ omega 3 ít người biết
PGS Nguyễn Hữu Đức, Nguyên giảng viên trường Đại học Y dược TP.HCM, cho biết dầu cá có hai loại 1 loại là dạng vitamin A, D và một loại dầu cá là omega 3, 6. Hiện nay dầu cá dạng omega 3 đang được sản xuất dưới dạng thực phẩm chức năng và được quảng cáo rầm rộ với nhiều chức năng từ sáng mắt tới giảm mỡ máu.
Nhiều người coi dầu cá omega 3 là thần dược phòng và chữa được nhiều bệnh. PGS Đức cũng gặp nhiều người như chị Yến, có trường hợp uống dầu cá trong suốt 1 năm với hy vọng giúp hạ mỡ máu nhưng không ngờ khi khám sức khỏe thì bị rối loạn lipid máu nặng hơn.
Có những người "ỉ lại" vào uống dầu cá, bỏ qua hết các tư vấn dinh dưỡng cũng có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ của mình. Dầu cá dù là thực phẩm chức năng cũng cần sử dụng đúng liều lượng khuyến cáo của các nhà sản xuất và cần mua đúng sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Trường hợp phải dùng omega 3 liều cao để trị bệnh, cần có chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý bổ sung omega 3 cho mình.
Bác sĩ Huynh Wynn Trần, sống tại Hoa Kỳ, cũng khuyến cáo rằng không nên sử dụng omega 3 quá nhiều vì gây ra nhiều biến chứng mà biến chứng nguy hiểm nhất đó là gây chảy máu cam, chảu máu chân răng. Đặc biệt, lạm dụng dầu cá omega 3 quá lâu nó còn gây ra đột quỵ do xuất huyết.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng do dầu cá tăng khả năng chảy máu, đôi khi bệnh nhân có thể sẽ bị đột quỵ do xuất huyết trong não khi dùng kết hợp với một số thuốc chống đông máu. Ngoài ra, nhiều loại dầu cá được bổ sung thêm vitamin A. Vì vậy, uống quá liều dầu cá có kèm vitamin A có thể gây tác dụng phụ nếu