1. Cây vạn thiên thanh
Thực chất là cây minh ti, thuộc họ ráy có nhiều chủng loài lai tạo, hình dáng lá rất đẹp nên được ưa chuộng trồng làm cây cảnh trong nhà. Có rất nhiều chủng minh ti với màu lá khác nhau tránh nhầm với các loài vạn niên thanh thuộc giống Aglaonema (Aglaonema modestum, làm cảnh và làm thuốc).
Tất cả bộ phận của cây minh ti đều có độc. Do đó phải cẩn thận khi va chạm, di chuyển hay chăm sóc loại cây cảnh này.
2. Cây thông liên
Cây thông liên là cây thân gỗ. Toàn cây có tiết mũ màu trắng. Ở Việt Nam, hoa thông thiên có màu vàng rực, ở một số nơi khác hoa có màu vàng cam, hoa thường có 5 cánh. Trái có hình thoi màu xanh.
Cây thông liên có chứa nhiều chất độc ở hoa, lá, quả và hạt. Các độc tố bao gồm: thevetin, neriin, glucozid …có thể gây tử vong ở người.
3. Cây trúc đào
Tên khoa học là Nerium oleander. Toàn thân Trúc đào đều có chất cực độc Oleandrin, Neriin. Người ta có thể bị ngộ độc do chạm vào cây hoặc nuốt phải. Nhẹ thì gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, nặng thì có thể mất kiểm soát cơ thể, hôn mê. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
4. Cây Thủy Tiên
Ở Việt Nam, hoa thủy tiên được nhiều gia đình chọn để trưng vào dịp Tết để cầu mong một năm mới đầy sự tốt lành, trường thọ và tài lộc sung túc.
Tuy nhiên, loại hoa này lại chứa chất kịch độc Alkaloids. Nếu vô tình ăn phải sẽ dẫn đến đau dạ dày, huyết áp cao, nhịp tim không đều dễ dẫn đến tử vong.
5. Cây đỗ quyên
Tên khoa học là Rhododendron occidentale. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng. Một lượng 100 đến 225 gram lá Đỗ Quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25 kg.
6. Cây lưỡi hổ
Một trong những tác dụng không thể bỏ qua của cây lưỡi hổ đó là làm sạch không gian sống với tính năng thanh lọc không khí có thể hấp thụ 107 độc tố, trong đó có cả độc tố gây ung thư. Đây là loại cây được ưa chuộng trang trí phòng làm việc hay kể cả phòng phủ trong nhà.
Mặc dù vậy, tất cả các bộ phận của cây đều chứa độc tố saponin. Nếu không may nuốt phải sẽ bị buồn nôn, tiêu chảy và kích ứng da.
7. Cây môn kiểng
Cây môn kiểng là cây cảnh lá, thích hợp trồng trong bóng râm vì thế có thể làm cây trang trí nội thất hay trồng chậu cây để bàn làm việc, phòng khách, hành lang, cửa sổ,… Lá cây có thể giữ được vài ngày phục vụ cho cắm hoa.
Giống cây này cũng chứa chất độc Calcium Oxalate ở tất cả các bộ phận của cây, dễ gây ngộ độc cho trẻ em và vật nuôi khi ăn phải, bỏng rát khi cho da tiếp xúc trực tiếp.
Nếu không được chăm sóc tốt cây môn kiểng dễ bị héo. Trong phong thủy, những loài cây bị héo sẽ mang lại những điều không may và vận khí xấu cho gia đình.