Phụ Nữ Sức Khỏe

Cách xử lý khi trẻ tiêu chảy do vius rota

Nếu trẻ tiêu chảy kèm nôn ói dữ dội, hơn 20 lần một ngày thì nhiều khả năng nhiễm virus rota, cần nhập viện truyền dịch để tránh mất nước và điện giải.

Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn - Phó chủ nhiệm Bộ môn nhi, Đại học Y Dược TP HCM cho biết, nhiều cha mẹ vẫn nhầm lẫn tiêu chảy do virus rota với tiêu chảy thông thường. Việc phân biệt rõ các triệu chứng sẽ giúp cha mẹ có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả nhất cho con.

Bác sĩ Tuấn cho biết, nếu trẻ tiêu chảy (phân lỏng, toàn nước) kèm nôn ói dữ dội, tần suất đến 20 lần một ngày thì khả năng cao nhiễm virus rota. Khi thấy các dấu hiện trên, cha mẹ cần cho trẻ nhập viện truyền dịch để tránh mất nước và chất điện giải. Thông thường, bệnh sẽ kéo dài 5-7 ngày, tự khỏi nhưng nguy cơ tái phát lại cao.

Chuyên gia cũng lưu ý, cha mẹ không nên tự chữa trị cho con bằng kháng sinh hay các phương pháp dân gian như dùng lá ổi non, lá hồng xiêm... có vị chát để cầm tiêu chảy. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các loại lá này chứa chất tanin làm săn niêm mạc ruột giúp giảm tiêu chảy tức thời, song các triệu chứng lâm sàng thuyên giảm chỉ là giả tạo và bệnh của bé ngày càng trầm trọng hơn.

Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn phân tích các số liệu cho thấy trẻ dễ nhiễm virus rota ở giai đoạn 6-24 tháng.

Tiêu chảy cấp do virus rota là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, có nguy cơ dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có hơn 500.000 trẻ dưới 5 tuổi tử vong và gần 2 triệu người bệnh nặng do nhiễm virus rota. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có 122-144 nghìn trẻ nhập viện do virus rota, chiếm hơn 50% số trường hợp tiêu chảy.

"Bệnh tiêu chảy cấp do virus rota hiện chưa có thuốc đặc trị và dễ lây lan từ người sang người, chủ yếu qua đường phân - miệng. Điều đáng lo ngại là virus này có khả năng đề kháng với các chất tẩy rửa thông thường như cồn, nước javel… và tồn tại lâu trong môi trường. Do đó, việc cải thiện chất lượng nguồn nước và điều kiện vệ sinh đơn thuần không thể kiểm soát được dịch bệnh", bác sĩ Tuấn nói.

Tại buổi hội thảo “Dữ liệu thực tế 10 năm về vắcxin ngũ giá ngừa virus rota” do Tập đoàn MSD tổ chức ngày 23-24/4 tại Hà Nội và TP HCM, bác sĩ Tuấn cho biết, cách phòng bệnh do virus rota hiệu quả nhất hiện nay vẫn là sử dụng vắcxin. 

Bác sĩ Michelle Goveia cho biết, vắcxin ngừa virus rota đã được sử dụng 10 năm trên thế giới.

Theo bác sĩ Michelle Goveia - Giám đốc y khoa MSD toàn cầu cho biết, vắcxin ngũ giá có chứa 5 chủng virus rota gây bệnh phổ biến (G1, G2, G3, G4 và P1A). Nghiên cứu cho thấy vắcxin có khả năng bảo vệ trẻ trong suốt 7 năm kể từ khi chủng ngừa. Trong 6 năm (2006-2012), vắcxin được nhiều quốc gia ghi nhận giúp giảm 50-94% số trẻ nhập viện; giảm 16-64% tỷ lệ tử vong do virus rota.

Để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ nhiễm bệnh do virus rota, cha mẹ cần cho con uống vắcxin đúng lịch. Liều uống đầu tiên cho trẻ từ 7,5 đến 12 tuần tuổi. Các liều tiếp theo dùng cách nhau tối thiểu 4 tuần. Liều thứ ba cần được hoàn thành trước khi trẻ được 32 tuần tuổi.

Trẻ nên uống vắcxin ngũ giá ngừa virus rota liều đầu tiên trước 12 tuần tuổi.
 
Theo Vnexpress

Tin liên quan

Con nhập viện mới biết trường không mua bảo hiểm y tế

Khi con nhập viện, phụ huynh ở Đắk Lắk mới phát hiện trường không mua thẻ bảo hiểm y tế...

Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3 là khi nào, tiêm những gì?

Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3 phụ thuộc rất nhiều vào thời gian hiệu lực của...

7 sai lầm của cha mẹ hủy hoại sự tự tin ở trẻ

Nhiều phụ huynh thực hiện vài chiến lược mà họ tin là sẽ xây dựng cho con sự tự tin,...

Lưu ý quan trọng khi đặt tên cho con cha mẹ cần biết

Tên của công dân Việt Nam trong giấy khai sinh phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của...

Quảng Nam chính thức miễn học phí cho học sinh

HĐND tỉnh Quảng Nam đã thông qua đề án và ban hành Nghị quyết về việc miễn học phí đối...

Dự kiến mở rộng quy mô tuyển sinh riêng vào đại học năm 2025

Năm 2025, nhiều kỳ thi tuyển sinh riêng tiếp tục được các cơ sở đại học tổ chức với quy...

Bác sĩ phụ khoa chia sẻ 4 triệu chứng ung thư cổ tử cung ít người biết, phụ nữ sau...

Một chuyên gia phụ khoa đã giải thích nguyên nhân gây bệnh và những triệu chứng chị em phụ nữ...

Tin mới nhất

Gần 15.000 người Việt Nam tiêm vắc xin sốt xuất huyết

22 giờ trước

Bà Trương Mỹ Lan được bạn ngỏ ý trả nợ thay 250 triệu USD, pháp luật quy định thế nào?

23 giờ trước

Dùng chiêu góp vốn đầu tư bất động sản, một phụ nữ chiếm đoạt 7,2 tỉ

23 giờ trước

Xem xét miễn, giảm lãi suất, thuế cho các trường hợp bị thiệt hại sau bão số 3

23 giờ trước

Vụ chấm sai điểm thi vào lớp 10 ở Thái Bình, Giám đốc Sở GD&ĐT bị cách chức

23 giờ trước

Bệnh viện nêu lý do thiếu sót trong chẩn đoán khiến bệnh nhân bị vỡ ruột thừa

23 giờ trước

Lại là cha dượng hiếp dâm bé gái con riêng của vợ

1 ngày 11 giờ trước

Phần còn lại của cầu Phong Châu có thể bị sập bất cứ lúc nào

1 ngày 11 giờ trước

Xác minh thông tin liên quan 'bữa cơm gừng chấm muối' của học sinh

1 ngày 11 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình