Nguyên nhân gây rụng tóc
Cách trị rụng tóc bằng dầu dừa có đơn giản hay không? Trước khi tìm hiểu, bạn hãy đọc qua một số nguyên nhân dưới đây để biết vì sao tóc rụng nhé! - Ảnh minh họa: Internet
Rụng tóc do mất cân bằng nội tiết tố
Mái tóc cũng “già” đi theo thời gian khiến estrogen và testosterone - 2 nội tiết tố ảnh hưởng và quyết định rất nhiều tới sự phát triển của tóc cũng theo đó mà suy giảm. Đây chính là lý do vì sao tóc bị xơ rối, chẻ ngọn, gãy rụng rồi chuyển sang màu bạc. Những dấu hiệu này phát huy mạnh mẽ nhất ở phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh hay nam giới tuổi trung niên.
Ăn uống mất cân bằng
Hơn 95% dưỡng chất nuôi tóc đến từ máu, đặc biệt là sự góp mặt của vitamin H (Biotin) và vitamin B5 (axit pantothenic). Điều này khẳng định, tóc chỉ thực sự khỏe đẹp khi được cung cấp đầy đủ chất dưỡng chất từ các mạch máu bên trong cơ thể. Đây cũng là lý giải vì sao những chị em áp dụng chế độ ăn kiêng, người ăn chay hay những ai vừa trải qua một trận ốm nặng dễ gặp phải bị hiện tượng rụng tóc hơn.
Sử dụng thuốc điều trị bệnh
Song song với việc đảm nhận trọng trách chữa bệnh cho cơ thể, các phần tử của thuốc có thể gây ảnh hưởng tới chu kỳ tăng trưởng, làm thay đổi quá trình sinh trưởng của tóc khiến tình trạng rụng tóc xuất hiện.
Một số thuốc điều trị gây ra tác dụng không mong muốn này có thể kể đến thuốc chống đông máu, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc diệt virus hay các loại thuốc thần kinh… - Ảnh minh họa: Internet
Tạo quá nhiều "áp lực" lên tóc
Việc tạo kiểu, làm đẹp cho tóc giúp chị em có được sự tự tin, cá tính cho riêng mình. Tuy nhiên, điều này đã vô tình gia tăng áp lực cho tóc. Việc sử dụng các loại thuốc uốn, nhuộm, duỗi hay tác động cơ học của máy sấy, máy làm xoăn… chẳng khác nào việc bạn đang “hành hạ” mái tóc của mình. Tác động của những việc này gây ảnh hưởng lớn tới các lớp lipid và các lớp vảy keratin ở lớp biểu bì của tóc, khiến chúng liên kết không chặt chẽ. Đây chính là nguyên do khiến lõi tóc bị khô, nang tóc teo lại và các sợi tóc cũng lần lượt “ra đi”.
Do căng thẳng, lo lắng nhiều
Điều này không chỉ là nguyên nhân dẫn tới tình trạng rụng tóc mà còn làm tăng tốc độ rụng tóc. Việc này cũng kích thích cơ thể tiết ra telogen effluvium khiến cho tóc bạn “lão hóa” trước thời hạn. Stress kéo dài còn có thể làm cho hệ miễn dịch mất kiểm soát, khiến cho các tế bạch cầu tấn công các nang tóc, gây nên tình trạng gãy rụng.
Do di truyền
Rụng tóc di truyền thương gặp ở nam giới. Điều này có nghĩa là khi cha bị chứng hói đầu thì con trai sẽ thừa hưởng di truyền đó. Và đáng buồn hơn khi chứng hói đầu lại thuộc tính trạng trội nên những người con trai sinh ra có khả năng rụng tóc rất cao - Ảnh minh họa: Internet
Các bệnh về da đầu
Ảnh hưởng của các bệnh về da như nấm, vảy nến, eczema… khiến cho da đầu bị viêm, làm thay đổi cấu trúc của tóc khiến mái tóc dễ bị tổn thương. Tác động của nó còn gây bít lỗ chân lông, khiến cho chân tóc bị bít lại, tóc không thể mọc lại. Đây chính là lý do dẫn tới tình trạng hói đầu.
Suy giảm chức năng tuyến giáp
Tuyến giáp đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất hormone, giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra được xuyên suốt. Khi tuyến giáp không khỏe mạnh, cơ thể không được cung cấp đủ hormone khiến cho sự trao đổi chất bị gián đoạn và là nguyên nhân khiến cho bạn dễ bị rụng tóc.
Vì sao dầu dừa có thể trị rụng tóc?
Dầu dừa từ lâu đã được xem là “thần dược” làm đẹp rất hữu ích cho phụ nữ, nhất là da và tóc. Được chế biến từ nguyên liệu tự nhiên, dầu dừa giữ nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nói chung và cho sắc đẹp nói riêng.
Dầu dừa có khả năng điều tiết nhờn trên da đầu, cung cấp độ ẩm cần thiết cho nang tóc. Nhờ đó, tinh dầu dừa giúp mọc tóc, nuôi dưỡng sợi tóc khỏe, giảm rụng. Không chỉ vậy, dầu dừa còn có công dụng chữa trị rụng tóc, giúp tóc mềm mượt hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet
Rụng tóc như thế nào thì dùng dầu dừa được?
Phần tóc mọc khỏi da đầu (còn gọi là phần tóc chết) là phần không hấp thu dưỡng chất trực tiếp từ nang tóc. Tuy nhiên, nang tóc mới chính là phần quan trọng, chứa tế bào mầm tóc, có nhiệm vụ hấp thụ dưỡng chất, nuôi dưỡng sự sống của sợi tóc.
Thông thường, rụng tóc sinh lý theo vòng đời mỗi ngày từ 60 - 100 sợi. Những sợi tóc già rời đi nhường chỗ cho sợi tóc mới mọc lên. Nhưng khi cảm thấy lượng tóc rụng đi quá nhiều, ở chân tóc cũng không thấy mọc lên sợi tóc mới hoặc tóc mới mọc lên yếu và mảnh thì đó là biểu hiện của việc thiếu dưỡng chất nuôi dưỡng.
Trường hợp này, bạn có thể dùng tinh chất dầu dừa giúp mọc tóc kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học hợp lý hơn để khôi phục mái tóc mềm mượt.
Tuy nhiên, dầu dừa có tính chất dưỡng ẩm rất cao nên chỉ phù hợp với những mái tóc khô xơ, ít dầu, bị hư tổn từ bên ngoài. Nếu tóc rụng do các nguyên nhân bên trong làm mất cân bằng thần kinh nội tiết khiến tế bào mầm tóc suy yếu thì áp dụng cách thoa dầu dừa cũng không thể chữa rụng tóc tận gốc - Ảnh minh họa: Internet
Cách trị rụng tóc bằng dầu dừa
Sau đây là những cách trị rụng tóc bằng dầu dừa đơn giản mà bạn có thể áp dụng:
Dầu dừa + hành tây
Hành tây chứa các dưỡng chất giúp nuôi dưỡng và ngăn ngừa quá trình oxy hóa, giúp phục hồi tóc yếu, thúc đẩy quá trình tăng trưởng của tóc. Với đặc tính kháng khuẩn, hành tây giúp da đầu khỏe mạnh, chống viêm, khô và ngứa. Sự kết hợp giữa dầu dừa và hành tây giúp chăm sóc tóc toàn diện.
Cách làm: Hành tây gọt vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào máy xay sinh tố xay lấy nước. Dùng nước hành tây hòa với dầu dừa thành dung dịch hỗn hợp. Dùng bông gòn thấm hỗn hợp nước này rồi thoa lên chân tóc, massage nhẹ nhàng. Để 20 phút rồi xả lại với nước ấm. Thực hiện thường xuyên 2 lần/tuần để cải thiện tóc rụng - Ảnh minh họa: Internet
Dầu dừa + chanh
Chanh giúp làm sạch da đầu, loại bỏ gàu hiệu quả. Dầu dừa dưỡng ẩm và kích thích tóc mọc nhanh hơn.
Cách làm: Dùng 1 thìa nước cốt chanh, 10ml dầu dừa trộn đều thành hỗn hợp đồng nhất. Dùng bông gòn thấm hỗn hợp nước này thoa lên chân tóc, để khoảng 30 phút rồi xả tóc lại bằng nước ấm - Ảnh minh họa: Internet
Dùng dầu dừa nguyên chất
Chăm sóc tóc với dầu dừa nên theo các bước sau:
- Ủ dầu dừa: Gội đầu sạch bằng dầu gội rồi lau sơ, tóc còn hơi ẩm thì dùng tăm bông thấm dầu dừa thoa lên tóc, đặc biệt thoa kỹ vào chân tóc. Dùng tay massage nhẹ nhàng cho các tinh chất dầu dừa thẩm thấu vào da đầu và giúp máu lưu thông tốt hơn.
- Ủ tóc: Sau khi massage da đầu khoảng 10 phút, dùng khăn quấn tóc lại rồi ủ khoảng 30 phút cho các tinh chất dầu dừa thẩm thấu vào tóc.
- Gội đầu lại: Sau khi ủ tóc xong, gội sạch đầu bằng dầu gội, không cần dùng dầu xả, nên gội 2 lần để làm sạch dầu dừa, tránh tình trạng tóc bết dính, gây bít tắc chân tóc sẽ khiến tóc rụng nhiều hơn. Lưu ý, không nên xả sạch quá mức, cào mạnh vào chân tóc khiến tóc mất độ ẩm.
Dùng dầu dừa nguyên chất trị rụng tóc là cách làm đơn giản, tuy nhiên, phải sử dụng lượng dầu dừa vừa phải, không quá ít mà cũng không quá nhiều, vì sử dụng nhiều dầu dừa sẽ làm tóc bết dính, làm bít tắc chân tóc sinh ra gàu, mụn... - Ảnh minh họa: Internet
Dùng dầu dừa trong bao lâu có hiệu quả?
Cách trị rụng tóc bằng dầu dừa được các chị em áp dụng là ủ dầu dừa trước khi gội đầu, dùng tăm bông bôi vào chân tóc, kết hợp dầu dừa với một số thảo dược để “đắp mặt nạ” cho tóc… Tuy nhiên, quy trình dưỡng tóc bằng tinh chất dầu dừa tốn khá nhiều thời gian, để đạt được hiệu quả cần duy trì chăm sóc mỗi tuần 2 - 3 lần. Các yếu tố tác động bên ngoài cũng chỉ bằng 1/3 yếu tố bên trong. Chỉ chăm sóc tóc bên ngoài thôi là chưa đủ. Cần có liệu pháp điều trị rụng tóc, kích thích mọc tóc nhanh hơn để khắc phục tình trạng này.
Một số lưu ý khi sử dụng dầu dừa
- Không nên ủ dầu dừa quá nhiều lần trong tuần vì nó sẽ làm da đầu thừa dầu, làm bít lỗ chân lông khiến da đầu nhờn và mau bết dính hơn. Chỉ nên ủ tóc với dầu dừa 1 lần/tuần.
- Nên làm ấm dầu dừa trước khi sử dụng để đạt hiệu quả tốt hơn cho việc chăm sóc tóc. Dầu nóng sẽ thẩm thấu sâu hơn giúp tóc dưỡng ẩm và giúp sợi tóc chắc khỏe hơn.
- Mỗi lần ủ tóc với dầu dừa xong nên gội lại và xả sạch dầu dừa, vì dầu dừa lưu lại trên đầu sẽ làm tóc bết dính, chân tóc sẽ bị bít tắc khiến tóc dễ bị gãy rụng và sinh ra gàu, mụn trên da đầu.