Phụ Nữ Sức Khỏe

Cách để bé hết táo bón khi đổi sang sữa công thức?

Con trai tôi mới gần 3 tháng nhưng tôi bị bệnh, bác sĩ bắt cai sữa mẹ để uống thuốc. Từ ngày đổi sữa, cháu cứ bị táo bón liên miên… Tôi rất lo.

Bạn đọc Trần Nhã B. (nữ, tranthinha…@gmail.com), hỏi: Con trai tôi suốt 1 tuần nay cứ bị táo bón. Sự việc xảy ra từ lúc tôi cai sữa mẹ (bác sĩ bắt cai vì tôi phải uống thuốc trị bệnh). Bé uống sang sữa công thức và bắt đầu có vấn đề. Có những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này thưa bác sĩ? Có phải tại loại sữa tôi chọn hay nguyên nhân nào khác, giải quyết ra sao?

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP HCM), trả lời:

Nguyên nhân đầu tiên bé bị táo bón khi đổi sang sữa công thức có thể là bạn đã pha sữa chưa đúng cách. Sữa mẹ thường luôn giữ được sự cân bằng, bảo đảm cho trẻ đủ nước, đủ dinh dưỡng nếu mỗi lần bú phải bú hết 1 bên mới đổi bên. Khi đổi sữa công thức, cần pha với lượng nước vừa đủ, không thừa, không thiếu vì bé 3 tháng tuổi vẫn chưa cần uống nước.

Liều thông thường là 1 muỗng (chiếc muỗng luôn có sẵn trong hộp sữa) pha với 30 ml nước, cách pha này thường ghi rõ ngay trên sản phẩm, bạn nên chú ý. Một vấn đề thường gặp là phụ huynh làm mất chiếc muỗng có sẵn trong hộp hoặc tiện tay dùng một cái muỗng khác để đong sữa, mà ở bé tuổi này thừa hay thiếu một chút xíu đã có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa.

Ảnh minh họa: Internet

Không hợp sữa cũng là nguyên nhân, vì vậy nếu bạn đã pha đúng, có thể đổi sữa cho bé.

Trong thời gian bé bị táo bón, khi pha sữa có thể pha loãng hơn một tí xíu và pha trở lại như bình thường khi bé hết táo bón.

Sau khi bú, bạn cũng cần xoa bụng cho bé để giúp nhu động ruột được tốt. Cách làm đơn giản: dùng bàn tay xoa vòng quanh rốn bé theo chiều kim đồng hồ: bắt đầu ở hố chậu phải, lên hạ sườn phải, qua hạ sườn trái, xuống hố chậu trái và quay về hố chậu phải. Cứ làm như thế khoảng 1-2 phút/lần, mỗi ngày làm từ 6-10 lần.


Trong trường hợp đã áp dụng tất cả các biện pháp trên mà tình trạng táo bón ở bé không cải thiện, kéo dài, bạn nên đưa bé đến bác sĩ nhi khoa để được thăm khám vì có thể bé gặp phải một bệnh gì đó ở đường tiêu hóa.

Theo Anh Thư/Người Lao Động

Tin liên quan

Sốc tâm lý khi du học, nhiều trẻ nhập viện vì trầm cảm

Không ít du học sinh trẻ phải lỡ dở con đường tương lai của mình, nhập viện điều trị căn...

Bố mẹ mắc hội chứng “Tổ rỗng”khi con xa nhà

Cha mẹ nuôi con đến ngày con trẻ khôn lớn chúng sẽ bay đi-dù sớm hay muộn! Cho dù...

Chuyên gia gợi ý cha mẹ dựa vào những hành động này để nhận ra trẻ đang nói dối

Cha mẹ sử dụng những lời nói dối vô hại để giáo dục trẻ vô tình sẽ gây những hậu...

Những việc mẹ làm khi chăm sóc trẻ sơ sinh: Tưởng tốt mà không tốt

Hầu hết tất cả các mẹ đều mong muốn làm tất cả mọi việc để giành cho con mình điều tốt...

Chăm sóc trẻ bị rôm sảy, mẩn ngứa

Rôm sảy thực chất là một loại viêm da thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè, thường gặp ở...

Bé gái 10 tuổi mắc u nang buồng trứng, bố mẹ tưởng con béo đột ngột

Trung tâm Sản Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ) vừa phẫu thuật nội soi cắt u nang buồng...

Chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi bị ho như thế nào?

Trẻ 3 tháng tuổi bị ho có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, việc đầu tiên mẹ...

Tin mới nhất

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

19 giờ trước

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

23 giờ trước

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

1 ngày 20 giờ trước

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

1 ngày 20 giờ trước

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

1 ngày 20 giờ trước

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

2 ngày 5 giờ trước

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

19/11/2024 12:10

Top 9 loại thực phẩm lành mạnh nhất cho trẻ em!

19/11/2024 12:07

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

19/11/2024 05:28

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình