Trẻ nhỏ thường rất dễ bị đái dầm và đặc biệt diễn ra vào lúc về đêm. Đây là hiện tượng tiểu tiện không tự chủ. Trẻ em sẽ dễ mắc phải tình trạng đái dầm này và sẽ thuyên giảm khi lớn lên. Các mẹ cần tìm cách chữa bị đái dầm ở trẻ em để chăm sóc con tốt hơn. Và các biện pháp dưới đây sẽ là gợi ý mẹ nên áp dụng.
Nguyên nhân khiến trẻ bị đái dầm
Đái dầm là một dạng bệnh tiểu tiện không tự chủ và gặp nhiều ở trẻ em. Khi lớn lên, việc đái dầm sẽ được thuyên giảm bớt, nếu như trẻ đã qua 5 tuổi mà vẫn bị đái dầm thì cha mẹ cần có biện pháp điều trị kịp thời.
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đái dầm ở trẻ về mặt tâm sinh lý và cả thể chất của trẻ.
Đái dầm do trẻ gặp những dị tật bẩm sinh ở bàng quàng, khả năng phát triển của bộ phân này không tốt, từ đó khó có thể kiểm soát được ống dẫn tiểu. Điều này sẽ dẫn đến chứng tiểu đêm không kiểm soát được của trẻ. Nếu như bàng quàng chứa đầy nước tiểu mà trẻ vẫn ngủ thì cũng có khả năng đái dầm cao vì ống tiểu sẽ tự động mở khi bàng quàng chứa lượng nước tiểu quá nhiều.
Đôi khi nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên bị đái dầm là liên quan đến cảm xúc. Bởi nhiều cha mẹ muốn con mình luôn sạch sẽ nên hay nhắc nhở trẻ phải khô ráo, phải nghe lời... Tuy nhiên bạn cũng biết rằng trẻ rất hiếu động, do đó cha mẹ càng cấm cản thì chúng lại càng làm. Bởi vậy trẻ sẽ cố tình đái dầm và nếu lâu dần sẽ tạo thành thói quen.
Ngoài ra, tâm lý trẻ sợ hãi, lo lắng và cảm thấy tổn thương bởi những chê bai từ bạn bè hay người thân cũng khiến cho bệnh đái dầm của trẻ ngày càng nặng hơn.
Nên làm gì khi trẻ bị đái dầm?
Khi bạn đã biết được nguyên nhân vì sao trẻ bị đái dầm rồi thì hãy nhanh chóng tìm cách cải thiện tình trạng này nhanh chóng. Làm như vậy sẽ giúp trẻ phát triển tốt và luôn có tâm lý thoải mái nhất, ngăn ngừa bệnh về da hiệu quả.
Trước tiên, nếu như bắt gặp tình trạng trẻ tiểu đêm nhiều lần thì bạn cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để xem có vấn đề gì về tâm sinh lý hay không. Sau đó theo lời khuyên của bác sĩ mà có liểu trình điều trị cho phù hợp.
Cha mẹ nên đồng hành cùng con trẻ, đừng làm trẻ sợ hãi và tạo động lực để trẻ thay đổi thói quen tiểu tiện không kiểm soát này.
Mẹ nên chú ý nếu như thấy trẻ mắc tiểu thì nên cho trẻ đi tiểu ngay, việc nhịn tiểu không những gây ảnh hưởng đến thận mà còn khiến cho tình trạng đái dầm diễn ra dễ dàng hơn. Bạn nên nói nhẹ nhàng và dạy cho trẻ cách tự đi tiểu khi thấy mắc và đặc biệt là tự thức giấc ban đêm để đi tiểu.
Nên hạn chế cho trẻ uống nước nhiều vào buổi tối trước khi đi ngủ vì như vậy sẽ khiến trẻ dễ bị mắc tiểu và đái dầm.
Ngoài những cách đơn giản này, nhiều gia đình vẫn áp dụng các mẹo dân gian để cải thiện tình trạng đái dầm ở trẻ nhỏ. Có thể kể đến như cho trẻ ăn mang cua biển, bong bóng lợn, gan gà trống, củ mài,... Bạn hãy thử áp dụng để xem nó có đem lại hiệu quả cao không nhé.
Chứng đái dầm ở trẻ là bệnh thường gặp, không gây nguy hiểm và sẽ tự cải thiện khi trẻ lớn lên. Do đó bạn không cần phải quá lo lắng và hay mắng nhiếc trẻ. Chỉ cần chú ý và chăm sóc trẻ đúng cách thì tình trạng này sẽ thuyên giảm đi.