Khi nào cần bổ sung sắt cho bà bầu?
Sắt là khoáng chất cực kỳ cần thiết cho bà bầu trong thời kỳ mang thai. Trong giai đoạn này, chị em cần bổ sung lượng sắt gấp đôi nhằm cung cấp đủ nhu cầu cho cơ thể mẹ và bé. Theo thống kê, có khoảng 50% phụ nữ mang thai không bổ sung đủ sắt trong suốt thai kỳ. Do đó, điều chỉnh chế độ ăn uống giàu các thực phẩm chứa sắt, bổ sung viên uống sắt là việc làm quan trong của chị em khi bầu bí.
Cơ thể bà bầu cần sắt để sản xuất hemoglobin trong máu nhằm cung cấp cho cả mẹ và bé. Sắt đóng vai trò vận chuyển oxy từ phổi đến các hệ cơ quan trong cơ thể và qua cuống rốn đến thai nhi.
Cung cấp đủ lượng sắt theo nhu cầu sẽ giúp ngăn ngừa sự thiếu hụt hồng cầu trong máu, nguyên nhân chính gây nên tình trạng mệt mỏi, uể oải trong thai kỳ. Nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở bà bầu sẽ được cải thiện đáng kể. Tình trạng sinh non, băng huyết sau sinh, thai nhi thấp cân, suy dinh dưỡng... sẽ được giảm thiểu ở mức thấp nhất.
Vì vậy, theo các bác sĩ chuyên khoa, trong giai đoạn trước và sau khi thụ thai, chị em phụ nữ cần bổ sung lượng sắt thích hợp cho cơ thể.
Cách bổ sung sắt cho bà bầu
Bổ sung sắt cho bà bầu bằng viên uống
Theo Webmd, bà bầu cần ít nhất khoảng 27mg sắt mỗi ngày trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ sau sinh trong độ tuổi 18 cần bổ sung 18mg sắt mỗi ngày. Từ 19 tuổi trở đi, phụ nữ sau sinh, đang cho con bú cần cần 9mg sắt mỗi ngày.
Uống viên thuốc sắt có thể khiến bà bầu bị táo bón, do đó chị em nên kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng nhiều chất xơ và rau xanh. Đồng thời, bà bầu chỉ sử dụng nước sôi để nguội khi uống thuốc, không uống cùng trà, cà phê vì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.
Đặc biệt, bà bầu nên xin ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi bổ sung sắt bằng viên uống, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc gây ảnh hưởng đến cơ thể mẹ và bé.
Thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu
Bên cạnh việc bổ sung sắt bằng viên uống, bà bầu cần xây dựng thực đơn ăn uống đảm bảo cung cấp đủ nguồn thực phẩm chứa sắt. Theo nghiên cứu, có 2 dạng nguyên tố sắt tồn tại trong thực phẩm:
- Có máu (Herme iron): Dễ hấp thụ trong cơ thể hơn, thường có trong các sản phẩm thịt động vật như thịt bò, thịt gà, thịt lợn.
- Không có máu (Nonherme iron): Là dạng sắt khó hấp thụ hơn, thường xuất hiện ở các nguồn thực vật như đậu, cải bó xôi, đậu phụ, ngũ cốc.
Một số thực phẩm giàu hàm lượng sắt bà bầu có thể tham khảo như:
- Gan bò: 5,2mg sắt
- Gan gà: 11mg sắt
- Bột yến mạch: 11mg
- Nho khô: 1,6mg
- Đậu lăng: 6,6mg
- Hàu: 5,7mg
- Đậu nành: 8,8mg