Phụ Nữ Sức Khỏe

Bụi phổi khiến nhiều công nhân tử vong ở Nghệ An: Căn bệnh nghề nghiệp để lại nhiều di chứng nặng nề cho người lao động

Vụ việc nhiều công nhân Nghệ An tử vong do bụi phổi trong thời gian vừa qua đã khiến nhiều người không khỏi lo ngại.

Vừa qua, tại Nghệ An chỉ trong một thời gian ngắn hàng loạt công nhân làm việc trong cùng một công ty chuyên về khai thác và chế biến khoáng sản ( sản xuất bột đá silic trắng) phát hiện mắc bệnh bụi phổi. Trong số đó có 4 công nhân đã tử vong, 5 người hiện đang điều trị tại các bệnh viện. Trước đó, các công nhân này đều là những người khỏe mạnh, thời gian làm việc tại công ty chưa lâu, người làm lâu nhất chưa đến 5 năm.

Đầu tháng 10/2023, công ty đã bị UBND tỉnh Nghệ An xử phạt hành chính 116 triệu đồng vì không quan trắc môi trường lao động để kiểm soát tác hại với sức khỏe người lao động và không tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho 14 lao động làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Công nhân làm việc trong môi trường ô nhiễm (Ảnh: VTC News)

Tại Việt Nam, bệnh bụi phổi nằm trong danh mục 30 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm y tế thanh toán và chiếm tỷ lệ cao nhất với 74% các trường hợp. Bệnh bụi phổi, đặc biệt là bệnh bụi phổi do silic là một bệnh không thể chữa khỏi. Bệnh gây di chứng nặng nề về sức khỏe cho người lao động với tỷ lệ tử vong cao.

Vậy bệnh bụi phổi là gì? Nguyên nhân của bệnh do đâu?

Bệnh bụi phổi là một trong nhóm bệnh phổi kẽ do hít phải một số loại hạt bụi gây tổn thương phổi. Bệnh xảy ra do bụi tích lũy trong phổi thông qua quá trình hít thở không khí có nồng độ hạt bụi cao. Nếu hạt bụi có kích thước lớn, chúng sẽ được bắt giữ ở đường hô hấp trên và đào thải ra ngoài dễ dàng. Với những hạt bụi có kích thước nhỏ sẽ tiến sâu vào trong phế nang và việc đào thải khó khăn hơn.

Do không thể loại bỏ được tất cả các hạt bụi này nên chúng sẽ gây viêm trong phổi và dẫn tới hình thành các mô sẹo. Bệnh thường tiến triển trong một thời gian dài trước khi có biểu hiện ra ngoài.

Tùy thuộc vào loại hạt bụi mà người lao động hít phải trong môi trường làm việc mà bệnh bụi phổi được chia thành nhiều dạng khác nhau, bao gồm một số dạng chính như sau:

Bệnh bụi phổi silic: Đây là căn bệnh nghề nghiệp đã có từ lâu. Người lao động hít phải các hạt bụi chứa tinh thể silic tự do. Hạt bụi này tương đối nhẹ, lơ lửng trong không khí và không nhìn thấy được bằng mắt thường. Bệnh thường gặp những người làm việc với đá ( thợ nổ đá, nghiền đá, mài đá..), cát ( thổi thủy tinh…), sa thạch, đá phiến, một số loại quặng hoặc bê tông. Bệnh cũng gặp phải ở những người vận chuyển hoặc nổ đá và cát như thợ mỏ, thợ xay silica, thợ xây đường hầm, những người làm đồ gốm hoặc thủy tinh, …

Bệnh bụi phổi ở thợ mỏ than: Do hít phải bụi than từ than carbon cao (than đá, than mỡ) hoặc muội than. Bệnh thường ảnh hưởng đến những người khai thác, chế biến và vận chuyển than trong nhiều năm ( thường > 20 năm) màcó thiết bị bảo hộ không đảm bảo.

Bệnh bụi phổi amiăng: Amiăng là tên chung của một họ khoáng chất dạng sợi, có trong các vật liệu xây dựng cách nhiệt, gạch lát sàn và trần nhà, vật liệu chống cháy, lót phanh ôtô … Bệnh thường gặp ở những người lao động trong các công ty đóng tàu, công nhân phá dỡ, thợ mỏ, thợ cơ khí ôtô làm việc với phanh,… Bệnh tiến triển âm thầm trong vòng 20 năm hoặc lâu hơn trước khi có biểu hiện bệnh lý.

Bệnh bụi bông: Thường xảy ra ở những người lao động có tiếp xúc khoảng 10 năm với bông thô chưa qua chế biến, đặc biệt ở những người tiếp xúc với kiện hàng mở hoặc làm việc trong bông quay hoặc trong buồng chải.

Biểu hiện của bệnh bụi phổi

Do bệnh tiến triển trong một thời gian dài nên các triệu chứng thường xuất hiện từ từ, mức độ tăng dần và trở lên rầm rộ khi có các biến chứng. Các biểu hiện bao gồm:

Ho: Người bệnh có thể ho khan hoặc ho có đờm, ho kéo dài và có thể khạc ra đờm màu đen hoặc màu vàng, xanh nếu có nhiễm trùng hô hấp đi kèm.

Khó thở: Cảm giác khó thở, hụt hơi, đặc biệt là khi tập thể dục, mức độ khó thở tăng dần. Tức ngực, cảm giác đau nhói ở ngực hoặc khó chịu, nặng tức ngực.

Ở giai đoạn muộn, khi có các biến chứng của bệnh xảy ra như ung thư phổi, suy tim, suy hô hấp… thì người bệnh có khó thở nhiều, tăng lên khi đi lại hoặc làm việc, tím môi và móng tay, hoặc phù 2 chân, mệt mỏi, gầy sút cân nhanh, da xanh xao …

Chẩn đoán và điều trị bệnh bụi phổi

Việc chẩn đoán bệnh trong giai đoạn đầu thường rất khó khăn do hình ảnh tổn thương không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Tuy nhiên, dựa vào thông tin tiền sử mắc bệnh, môi trường làm việc, thời gian làm việc, các bác sĩ sẽ đưa ra các xét nghiệm phù hợp như chụp Xquang phổi hoặc cắt lớp vi tính lồng ngực, xét nghiệm khí máu…

Việc điều trị bệnh thường rất phức tạp, tốn kém chủ yếu là hỗ trợ hô hấp, rửa phổi và dùng kháng sinh nếu có nhiễm trùng.

Tiên lượng của bệnh

Tiên lượng bệnh bụi phổi phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, thời gian tiếp xúc, mức độ tiếp xúc và người bệnh có hút thuốc lá hay không. Điển hình như bệnh bụi phổi do silic là một bệnh không thể chữa khỏi, thường có xu hướng tiến triển nặng dần lên mặc dù đã được điều trị và không còn tiếp xúc với bụi silic.

Người bệnh phải chịu đựng các cơn đau đớn, khó thở, mất khả năng lao động và cuối cùng dẫn đến tử vong Trong trường hợp người lao động tiếp xúc với nồng độ bụi silic cao thì thời gian từ khi tiếp xúc đến lúc khởi phát bệnh sẽ ngắn hơn, có trường hợp ghi nhận chỉ sau 3 tháng tiếp xúc.

Hoặc những người mắc bệnh bụi phổi do amiăng có thể dẫn tới nguy cơ mắc ung thư phổi và ung thư biểu mô ác tính. Do nam giới thường đảm nhiệm các công việc liên quan đến nguy cơ mắc bệnh và có thói quen hút thuốc nên các trường hợp tử vong do bệnh bụi phổi thường gặp hơn ở nam giới.

Phòng ngừa biến chứng bụi phổi bằng cách nào?

Để phòng ngừa và giảm thiểu các biến chứng của bệnh bụi phổi, người lao động cần áp dụng một số biện pháp sau:

- Hạn chế tiếp xúc với bụi khoáng tại nơi làm việc bằng cách: Sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân như đeo khẩu trang hoặc đeo mặt nạ phòng độc vừa khít, đúng hướng dẫn của nhà sản xuất; mặc quần áo bảo hộ đạt tiêu chuẩn, đeo kính mắt…

- Rửa sạch mặt và tay chân, quần áo sau khi tan làm. Không ăn uống ở trong hoặc gần khu vực làm việc. Rửa tay và mặt trước khi ăn.

- Bỏ hút thuốc lá và tránh hút thuốc lá thụ động: Do hút thuốc làm trầm trọng thêm tác hại của bệnh và tăng thêm nguy cơ bị ung thư phổi. Tiêm phòng cúm hàng năm để bảo vệ phổi.

- Khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh lý của phổi, người bệnh cần sớm nhập viện để được các bác sĩ tư vấn và điều trị.

Theo BS Phạm Thị Hằng/Tổ Quốc

Tin liên quan

Nữ sinh 'bom hàng' vì nhặt ve chai không đủ tiền mua quần áo cho mẹ: 'Cháu chỉ sợ mẹ...

Em Phan Thị Ca (học sinh lớp 9, trường THCS Cát Tường, xã Cát Tường, huyện Phù Cát, Bình Định)...

Đắk Lắk: Thêm 2 trẻ em mắc bệnh viêm não Nhật Bản

Tổng số 7 bệnh nhi mắc viêm não Nhật Bản trong năm nay. Trẻ nôn ói, sốt cao liên tục.

Bé trai 4 tháng tuổi có đuôi dài 14cm

Một bé trai ở Thanh Hóa sinh ra bị dị tật, có đuôi ở vùng cùng cụt. Khi cháu bé...

Công dân tham gia nghĩa vụ quân sự cần nắm thông tin này để biết thời điểm được phong cấp...

Công dân qua tuyển sinh quân sự được gọi nhập ngũ vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt...

Hàng triệu lao động nhận tin vui sẽ được nhận trợ cấp nếu không đủ điều kiện hưởng lương hưu

Dự thảo BHXH (sửa đổi) đã quy định người lao động sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc chọn...

Đối tượng nào được hưởng diện ưu tiên cao nhất trong tuyển sinh công an nhân dân?

Cùng với việc thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an quy định...

Dịch tả lợn châu Phi chưa hạ nhiệt, các tỉnh Miền trung cấp bách phòng chống

Dịch tả lợn châu Phi ở Quảng Trị vẫn đang diễn biến phức tạp, dù một số xã qua 21...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

21 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

21 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

21 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

21 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

21 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

21 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 11 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 12 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 12 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình