Phụ Nữ Sức Khỏe

Bữa ăn trưa 'độc hại' là gì?

Theo nghiên cứu, ba phần tư bữa trưa ở trường của trẻ em là đồ ăn vặt.

Các chuyên gia cảnh báo chế độ ăn uống với những đồ ăn “chế biến nhanh” của trẻ đang làm tăng số lượng trẻ béo phì - cứ 10 trẻ em thì có 4 trẻ quá béo.

Nghiên cứu đã chỉ ra, ba phần tư bữa trưa ở trường của trẻ em bao gồm đồ ăn vặt.

 Các nhà khoa học của Đại học Imperial College London đã phân tích thức ăn 3.300 trẻ em đã ăn trong thời gian nghỉ giải lao.

Bữa trưa đóng hộp được chứng minh là không lạnh mạnh - với 82% calo đến từ các thực phẩm đã qua chế biến kỹ như bánh mì, bánh pizza đông lạnh, đồ ăn nhanh và đồ uống có đường.

Khoảng 64% calo trong bữa trưa nóng hổi ở trường cũng là từ các sản phẩm sản xuất tại nhà máy.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Jennie Parnham, từ Trường Y tế Công cộng tại Đại học Hoàng gia London, cho biết: “Chúng ta hiểu rõ những phát hiện này là một lời cảnh báo mạnh mẽ và kêu gọi chúng ta phải nhanh chóng đưa ra giải pháp kịp thời”.

Phân tích đã được công bố trên tạp chí Nutrients.

Tiến sĩ Parnham cảnh báo cuộc khủng hoảng giá cả sinh hoạt hiện nay có thể khiến nhiều trẻ em ăn thức ăn rẻ và không lành mạnh.

Bữa trưa được tài trợ trở thành phần quan trọng đối với nhiều trẻ em, bao gồm trái cây và rau củ quả.

Nghiên cứu cho thấy, một trong những thức uống có hại nhất là đồ uống có ga, nước hoa quả và sữa chua.

Các chuyên gia cho biết, chỉ cần uống nước thay cho những thức uống đó thì sẽ giúp trẻ giảm lượng đường và calo không cần thiết.

Tiến sĩ Eszter Vamos, từ Trường Y tế Công cộng Imperial, cho biết thêm: “Các bữa ăn ở trường đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo rằng mọi trẻ em đều được hưởng một bữa ăn dinh dưỡng hợp lý.

“Trẻ em ở Anh ăn lượng thực phẩm chế biến nhanh rất cao, và điều đáng lo ngại là các bữa ăn ở trường chiếm đa số các loại thực phẩm này”.

Tuy nhiên, các nhà khoa học khác đã bác bỏ những phát hiện này, nói rằng chúng vô nghĩa.

Giáo sư Gunter Kuhnle cho biết nhiều, hộp cơm trưa chứa bánh mì cắt lát, được coi là "siêu chế biến".

Nhưng chuyên gia dinh dưỡng từ Đại học Reading cho biết không có bằng chứng nào cho thấy bánh mì kẹp vốn dĩ không tốt cho sức khỏe.

Ông nói thêm: “Thực phẩm chế biến nhanh có thể đóng một vai trò quan trọng để đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm lành mạnh với giá cả phải chăng.”

Vũ Tuyết (dịch theo The Sun)

Tin liên quan

Số ca mắc cúm mùa tại Hà Nội tăng 60% sau một tháng

Trong số các bệnh nhân được ghi nhận mắc cúm mùa thời gian qua, nhiều trường hợp đã xuất hiện...

Cảnh báo biến chứng mới của bệnh cúm A tại Việt Nam

Khác với trước đây, bệnh nhân mắc cúm A còn có thể xuất hiện những triệu chứng về mặt thần...

Triệu chứng mắc Covid-19 đang thay đổi

Triệu chứng nhiễm Omicron có thể khác so với thời điểm đầu của đại dịch. Một nghiên cứu ở Anh...

Kết luận nguyên nhân gây hàng loạt ca hoại tử xương hàm

Hội đồng chuyên môn kết luận hoại tử xương sọ - mặt là bệnh lý ít gặp nhưng không phải...

Quả việt quất có thể bảo vệ người trung niên khỏi chứng sa sút trí tuệ

Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng quả việt quất có thể bảo vệ người trung niên khỏi chứng...

Ngủ đủ 8 tiếng có phải là tiêu chuẩn của một giấc ngủ 'VÀNG'?

Theo các chuyên gia, giấc ngủ BẢY giờ mỗi đêm là tiêu chuẩn tuyệt vời cho não bộ của bạn.

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...

Tin mới nhất

Học người Hàn làm thức uống hỗ trợ tiêu hóa cho mọi dịp chỉ với 2 nguyên liệu quen thuộc

5 giờ trước

Cách nấu cari dê Ấn Độ siêu ngon, càng ăn càng thèm

9 giờ trước

Giảm axit uric bằng 6 loại thực phẩm này

9 giờ trước

Bật mí 9 loại hạt khô giúp giảm cholesterol, bảo vệ tim mạch

9 giờ trước

Thải độc cơ thể hiệu quả với 5 loại thực phẩm quen thuộc

9 giờ trước

Bất ngờ với tác dụng của trứng gà đối với trí não

9 giờ trước

7 thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng trong mùa lạnh cuối năm

9 giờ trước

Chuyện gì xảy ra với cơ thể khi ăn chuối với sữa?

9 giờ trước

6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!

13 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình