Phụ Nữ Sức Khỏe

Bộ Y tế nỗ lực “giải cơn khát” vaccine phòng não mô cầu

Tiêm vaccine phòng bệnh não mô cầu chưa được chưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia mà mới chỉ có trong Tiêm chủng dịch vụ. Do đó, việc dự báo nhu cầu sử dụng là khó khăn, nên việc dự trù vaccine biến động hàng năm, dẫn tới tình trạng việc cung ứng vaccine có lúc thừa nhiều nhưng đôi khi lại không đủ để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu tiêm chủng.

Bệnh não mô cầu là một trong các bệnh dễ mắc phải vào mùa hè và đáng lo ngại là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có thể dẫn tới tử vong, hoặc để lại nhiều di chứng nặng. Đặc biệt, bệnh lây lan qua đường hô hấp nên luôn được cảnh báo nguy hiểm. Nhưng bệnh có thể được chủ động phòng tránh bằng tiêm phòng vaccine. 

Tuy nhiên, việc tiêm vaccine phòng bệnh não mô cầu chưa được chưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia mà mới chỉ có trong Tiêm chủng dịch vụ. Do đó, việc dự báo nhu cầu sử dụng là khó khăn, nên việc dự trù vaccine biến động hàng năm, dẫn tới tình trạng việc cung ứng vaccine có lúc thừa nhiều nhưng đôi khi lại không đủ để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu tiêm chủng.

Vì thế, để giúp người dân hiểu đúng và chủ động trong việc tiêm phòng não mô cầu, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết thông tin xung quanh vaccine phòng não mô cầu: Vaccine phòng não mô cầu được sản xuất bằng công nghệ sinh học với nhiều công đoạn phức tạp nên thời gian cần thiết để sản xuất ra thành phẩm cần từ 6 đến 12 tháng; Do yêu cầu cao về công nghệ nên có ít nhà sản xuất loại vaccine này. 

Bên cạnh đó, để được nhập khẩu vào Việt Nam, từng lô sản xuất/nhập khẩu phải được kiểm định trong nước lẫn nước ngoài. Sau khi đã nhập khẩu vào Việt Nam, vaccine còn được Viện Kiểm định Quốc gia vaccine và sinh phẩm y tế kiểm định mới được lưu hành.

Có thể phòng não mô cầu bằng tiêm vaccine

Cục quản lý Dược cho biết, hiện tại, có 2 vaccine phòng não mô cầu được cấp giấy đăng ký lưu hành và nhập khẩu vào Việt Nam (không yêu cầu cấp phép nhập khẩu). Vaccine VA-MENGOC-BC (phòng bệnh não mô cầu 2 tuýp B, C) do Công ty Finlay Institue, Center for Vaccines and Sera Research - Production (Cu Ba) sản xuất. 

Công ty Vabiotech vừa nhập khẩu 125.000 liều Vaccine VA-MENGOC-BC, trong đó 100.000 liều đã có kết quả kiểm định của Viện Quốc gia vaccine và sinh phẩm đạt yêu cầu, sẵn sàng cung ứng cho các cơ sở tiêm chủng. Còn 25.000 liều đang chờ kết quả kiểm định trước khi đưa ra lưu hành. Sẽ nhập tiếp một lô 100.000 liều trong những ngày cuối tháng năm này. Dự kiến cả năm 2018 sẽ nhập khẩu 800.000 liều - tương đương số lượng đã nhập khẩu và cung ứng tại Việt Nam năm 2017

Vaccine thứ 2 được lưu hành tại Việt Nam là Polysaccharide Meningococcal A+C (phòng bệnh não mô cầu 2 tuýp A,C), do Công ty Sanofi Pasteur S.A (Pháp) sản xuất. Năm 2017, lượng vaccine Polysaccharide Meningococcal A+C nhập khẩu vào Việt Nam là 240.720 liều. 

Từ đầu năm 2018 đến nay, chưa có lô vaccine Polysaccharide Meningococcal A+C nào được nhập khẩu vào Việt Nam, do hiện nay, nhà sản xuất đã ngừng sản xuất vaccine này trên toàn cầu để chuyển sang sản xuất vaccine Menactra® phòng bệnh do não mô cầu 4 tuýp A, C, Y, W-135 (bổ sung thêm 2 tuýp Y và W-135 so với vaccine Polysaccharide Meningococcal A+C). Nhà sản xuất cho biết, đến nay, vaccine Polysaccharide Meningococcal A+C không còn tồn hàng trên toàn cầu.

Để đảm bảo cung ứng vaccine phòng não mô cầu cho nhu cầu tiêm chủng dịch vụ của nhân dân, Cục Quản lý Dược đã đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố các bệnh viện tuyến Trung ương, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên yêu cầu các đơn vị có kế hoạch cụ thể trong việc dự trù, dự trữ, chủ động liên hệ kịp thời với nhà nhập khẩu, cung ứng để ký hợp đồng, đấu thầu, mua sắm nhằm đảm bảo kịp thời, đủ vắc xin phòng não mô cầu.

Nhằm đảm bảo cung ứng vaccin phòng não mô cầu, Cục Quản lý Dược cũng đề nghị Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cung cấp các thông tin về tình hình dịch bệnh do não mô cầu tại Việt Nam trong thời gian gần đây; số lượng từng loại vaccine phòng bệnh do não mô đã được sử dụng trong tiêm chủng tại Việt Nam trong 3 năm gần đây; dự kiến nhu cầu sử dụng vaccine phòng bệnh do não mô cầu theo từng quý năm 2018 và 2019 để các cơ sở nhập khẩu chủ động đặt hàng sớm với nhà sản xuất, nhà cung ứng thuốc nước ngoài.

Cục Quản lý Dược cũng đề nghị Viện Kiểm định Quốc gia vaccine và sinh phẩm y tế chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để kịp thời kiểm định vaccine phòng não mô cầu ngay khi nhận được mẫu vaccine của cơ sở nhập khẩu, đảm bảo rút ngắn tối đa thời gian kiểm nghiệm, xuất xưởng lô để nhanh chóng đưa vaccine vào sử dụng.  

Cục Quản lý Dược cũng đề nghị Công ty Vabiotech khẩn trương báo cáo tình hình nhập khẩu và lấy mẫu vaccine gửi kiểm định ngay sau khi nhập khẩu; đồng thời chủ động tìm nguồn cung ứng dự phòng khác; đề nghị Công ty TNHH Dược mỹ phẩm May báo cáo số lượng tồn vaccine não mô cầu Polysaccharide Meningococcal A+C tại Việt Nam và VPĐD Sanodi Pasteur SA, Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn (là cơ sở hiện nay đang nhập khẩu và phân phối các vaccine do Sanofi Pasteur SA sản xuất) báo cáo thực trạng và kế hoạch cung ứng, chủ động tìm nguồn cung ứng vaccine dự phòng khác; đồng thời chủ động hoàn thiện, bổ sung các tài liệu đối với vaccine Menactra® theo yêu cầu để sớm được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam.

Theo Thanh Hằng/Công an nhân dân

Tin liên quan

Đừng lơ là khi đau đầu và sốt vì nguy cơ mắc nhiễm não mô cầu

Viêm não mô cầu là căn bệnh cực kì nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao, do đó...

Nguyên nhân gây bệnh viêm não mô cầu và cách tiêm phòng hiệu quả

Nhắc đến bệnh viêm não mô cầu thì gần đây càng trở nên báo động khi số bệnh nhân mắc...

“Cháy” vắc xin vì dịch não mô cầu có nguy cơ xuất hiện

Viêm não mô cầu là bệnh nguy hiểm nhóm B, lây lan nhanh, có thể gây tử vong cho người...

Viêm màng não mô cầu: Cần sớm nhận biết dấu hiệu bệnh trước khi mất mạng

Viêm màng não mô cầu là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm có thể khiến bệnh nhân tử vong...

Đã có vắc xin 5 trong 1 mới thay thế Quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng

Chiều 16/4, GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết đã lựa chọn...

Vắc xin ComBe Five sẽ thay thế vắc xin '5 in 1' Quinvaxem

Bộ Y tế vừa chính thức thông tin về vắc xin ComBe Five - loại vắc xin sẽ thay thế...

Hết vắc xin ngừa dại, người bị chó mèo cắn phải làm gì?

Cả 2 loại vắc xin ngừa dại do Pháp và Ấn Độ sản xuất hiện đã hết hàng, nguy cơ...

Tin mới nhất

4 loại cá tốt ngang insulin tự nhiên, giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả, tiếc gì mà không mua...

6 giờ trước

Thực hư việc ăn thịt kho tàu thường xuyên có khả năng gây ung thư?

6 giờ trước

Chuyên gia cảnh báo những bộ phận của gà tuy ngon nhưng tuyệt đối không nên ‘đụng đũa’, nếu không...

6 giờ trước

4 sai lầm khi sử dụng lò vi sóng mà bạn có thể mắc phải và cách khắc phục

6 giờ trước

Hồng táo và những lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe, có thật sự là ‘thần dược’ như lời...

1 ngày 4 giờ trước

Thêm củ cải đường vào bữa ăn làm tăng những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe mà không phải...

1 ngày 4 giờ trước

6 điều cần cân nhắc trước khi mua nồi áp suất lần đầu tiên

1 ngày 4 giờ trước

Muốn bảo quản thịt sống trực tiếp trong tủ đông cứ làm theo cách này, để mấy tháng trời vẫn...

1 ngày 4 giờ trước

Tiết lợn chín là 'thần dược' với sức khỏe, nhưng lại đại kỵ với những người này, không nên ăn...

1 ngày 4 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình