Nội dung bài viết
Cây sa kê là cây gì?
Sa kê là loại cây thân gỗ với chiều cao trung bình 20m. Lá to và dày, có bản xẻ thùy sâu hình lông chim. Toàn cây có nhựa mủ màu trắng. Sa kê có cả hoa đực và cái, mọc thành cụm hoa. Hoa đực thường ra đầu tiên, sau đó khoảng thời gian ngắn hoa cái mọc ra. Quả hình trứng, có màu xanh. Sa kê được trồng phổ biến ở các nước vùng nhiệt đới Đông Nam Á.
Cây sa kê là một loại cây xanh đẹp và mang lại nhiều lợi ích. Cây được dùng làm cảnh, lấy bóng mát và được trồng nhiều trong các khuôn viên công sở, trường học, bệnh viện, khu dân cư, vỉa hè đường phố và nhất là sân vườn biệt thự…
Không chỉ làm cảnh, sa kê còn được trồng làm cây lấy quả mang lại giá trị kinh tế cao.
Bộ phận dùng của sa kê
Bộ phận dùng: Bao gồm cả rễ, lá, vỏ và nhựa cây. Lá sa kê tươi sau thu hoạch, rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô, bảo quản nơi khô ráo.
Thành phần hóa học của quả sa kê gồm 70% là nước và 25% carbohydrate. Ngoài ra, còn chứa khoảng 20 mg/100g là kẽm, kali, vitamin C và thiamin. Toàn bộ cây sa kê đều được dùng làm thuốc, tuy nhiên mỗi bộ phận đều có tính năng và công dụng trị bệnh riêng.
Quả sa kê có tác dụng gì?
Công dụng của trái sa kê là khuyến khích tăng trưởng tế bào mới: Hoạt chất chống oxy hóa dồi dào trong quả sa kê có tác dụng bảo vệ da khỏi tia UV từ mặt trời. Bên cạnh đó, chúng kích thích sản sinh tế bào mới, loại bỏ tế bào da bị tổn thương, giúp da mịn màng và đẹp hơn. Chính vì thế, nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng việc làm đẹp bằng sa kê.
Chống nhiễm trùng: Tác dụng của trái sa kê đối với sức khỏe là nhờ một lượng lớn hoạt chất oxy hóa, giúp ngăn ngừa hình thành gốc tự do, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Trái sa kê trị bệnh gì? Sa kê là nơi lưu trữ nguồn kali phong phú, có tác dụng điều hòa nhịp tim, làm giảm huyết áp nhờ giảm tác động của natri. Bên cạnh đó, lượng chất xơ chứa trong quả sa kê sẽ giúp giảm lượng cholesterol xấu, giảm sự xuất hiện của cơn đau tim và hạn chế tình trạng xơ vữa động mạch.
Nguồn cung cấp năng lượng: Theo ước tính, một chén quả sa kê có thể cung cấp khoảng 60 gram carbohydrate, tạo năng lượng phục vụ cho quá trình vận động.
Sản sinh collagen và ngăn ngừa viêm da: Đây là tác dụng của quả sa kê được rất nhiều chị em tin dùng.
Điều trị bệnh về da
Hỗ trợ cải thiện triệu chứng ợ hơi, ợ chua do viêm loét dạ dày.
Tác dụng của quả sa kê giúp cải thiện bệnh tiểu đường.
Giúp nuôi dưỡng tóc.
Rễ sa kê có tác dụng gì?
Rễ cây sa kê có tính làm dịu, thường dùng để trị ho, chữa chứng rối loạn dạ dày, điều trị hen suyễn, đau răng và các bệnh về da. Trong khi đó, nhựa cây sa kê thường được dùng để điều trị lỵ hoặc tiêu chảy.
Phần lá sa kê có thể chữa được bệnh
Lá sa kê có tác dụng kháng viêm, lợi tiểu, trị tiêu chảy, tiểu đường, cao huyết áp, sỏi thận, bệnh gút và viêm gan vàng da. Thí nghiệm trên chuột tại Ấn Độ cho thấy cao khô (chiết bằng cồn 50 độ) của vỏ, lá sa kê có tác dụng lợi tiểu ở liều 20mg cao/kg khối lượng cơ thể, nhưng lại trở thành chất độc ở liều 80 mg/kg cơ thể.
Liều lượng mỗi ngày dùng một lá dạng sắc uống nhưng do lá có độc nên sau khi uống một tuần thì phải nghỉ một tuần, không được dùng liên tục như uống trà. Có thể dùng lá tươi hoặc là già, lá phơi khô đều được.
Các bài thuốc chữa bệnh từ sa kê
Điều trị viêm gan
Người bị phù thũng hoặc viêm gan có thể sử dụng 100 gram lá sa kê sắc chung với 50gam diệp hạ châu tươi (chó đẻ răng cưa), 50 gram cỏ mực khô và 50 gram củ móp gai tươi. Uống đều đặn mỗi ngày giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh.
Trị mụn, nhọt
Cách 1: Dùng lá sa kê đốt thành than rồi tán mịn. Sau đó, thêm dầu dừa và một ít nghệ tươi đã giã nát, trộn thành bánh và đắp lên mặt giúp chữa mụn rộp.
Cách 2: Sử dụng lá sa kê tươi và lá đu đủ tươi với lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát với vôi ăn trầu và đắp lên vùng da bị mụn.
Chữa bệnh tiểu đường
Dùng 100 gram lá sa kê tươi với 50 gram lá ổi non và 100 gram đậu bắp tươi nấu nước và uống trong ngày.
Điều trị bệnh cao huyết áp
Sử dụng 2 – 3 lá sa kê tươi, hơi vàng vừa, nấu chung với rau bồ ngót và chè xanh mỗi vị 50 gram. Dùng nước này uống thay nước lọc trong ngày.
Chữa đau răng
Dùng rễ cây sa kê, rửa sạch, thái nhỏ và nấu nước ngậm, giúp giảm đau.
Sa kê có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng bệnh nhân nên thận trọng bởi một số bộ phận của cây, điển hình là lá có chứa độc tính.
Cách chế biến quả sa kê
Sơ chế: Sa kê có vỏ khá mỏng nên khi gọt, các bạn chỉ cần nạo vỏ, lấy thịt và bỏ lõi. Ngâm với nước muối trong thời gian phù hợp sau đó cắt thành miếng theo nhu cầu sử dụng.
Điều cần lưu ý khi sơ chế đó là không được ngâm quá lâu sẽ làm miếng sa kê bị nhũn. Thời gian thích hợp nhất để ngâm khử nhựa sa kê là từ 5 - 10 phút. Đặc biệt đối với những quả sa kê còn non sẽ có rất nhiều nhựa, cho dù ngâm lâu thì cũng không hết nhựa mà khiến thịt quả sa kê không ngon.
Sa kê sau khi hái có thể chín trong 1 đến 3 ngày. Đặc biệt trong điều kiện nắng, nóng thì càng nhanh chín hơn. Vì vậy khi mua sa kê về nhưng chưa muốn sử dụng ngay, nên dùng giấy bạc hoặc báo để bọc bên ngoài và cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.
Cách nấu quả sa kê thành những món ăn ngon
Canh sa kê nấu sườn non
Chuẩn bị:
- 1 trái sa kê: gọt vỏ và bỏ lõi, bổ làm bốn và cắt miếng nhỏ vừa ăn.
- 350gram sườn non: chặt khúc
- Hành lá: rửa sạch và thái nhỏ
- Gia vị: hạt nêm, muối, mắm.
Cách làm:
- Chần thịt sơ qua với nước sôi. Sau đó bỏ nước và rửa thịt lại với nước, để ráo.
- Đổ 1.5 lít nước vào nồi và cho thịt vào hầm. Đun khoảng 15 phút thì cho sa kê vào nấu cùng, đun khoảng 8 phút, nêm lại gia vị cho vừa ăn.
- Thêm chút hành lá ở lên trên mặt và rắc thêm ít tiêu đen.
Sa kê tẩm bột chiên giòn
Chuẩn bị:
- 2 trái sa kê: gọt vỏ và bỏ lõi, cắt làm tư và thái lát mỏng
- 1 bát bột chiên giòn
- 1 quả trứng
- Muối, dầu ăn.
Cách làm:
- Cho bột chiên giòn vào một cái bát rồi đổ từ từ nước vào bột, chú ý tránh bột bị nhão. Sau đó, đánh đều bột và đánh thêm 1 quả trứng + ít muối vào đánh đều.
- Bắc chảo, cho dầu vào đun sôi, đợt dầu đã già lửa thì bắt đầu chiên. Nhúng sa kê vào phần bột và cho vào chảo dầu đang sôi. Lật 2 bên cho sa kê chiên chín và vàng đều cả 2 mặt thì vớt ra giấy thấm dầu.
Bánh sa kê nhúng mè
Chuẩn bị:
- 1 quả sa kê size vừa: gọt vỏ và lõi, bổ làm hai, cắt lát mỏng rồi cắt khoanh tròn.
- 1 bát bột chiên giòn
- 1 bát mè trắng
- 1 chút muối, dầu ăn đủ để chiên
Cách làm:
- Pha bột chiên giòn với một chút nước, thêm một chút muối để bánh đậm vị hơn. Chú ý nên đổ nước từ từ vào bột, tránh để bộ bị quá nhão
- Cho mè ra một cái đĩa rộng và đun sôi dầu (nên sử dụng chảo sâu lòng để dễ chiên)
- Nhúng khoanh sa kê vào bột và tẩm đều mè trắng ngập toàn bộ mặt sa kê, thả nhẹ vào chảo dầu đang sôi. Lúc chiên nên trở mặt để bánh được chín và vàng đều, làm lần lượt tương tự cho đến hết.
- Đây là món bánh rất giòn và ngon. Muốn bánh ngon hơn thì nên ăn kèm cùng sốt mayonnaise.
Sa kê bọc tôm chiên giòn
Nguyên liệu:
- 1 trái sa kê size vừa : cắt gọt bỏ vỏ và lõi, thái miếng hơi dày.
- 250 gram tôm nõn băm
- 150 gram giò sống
- 1 bát bột chiên giòn
- Ít muối, hạt tiêu và hạt nêm
Cách làm:
Trộn tôm nõn băm cùng với giò sống, đảo thật đều, sau đó quết cho hỗn hợp đạt tới độ dai
Cho bột chiên giòn ra dĩa, sau đó, lăn trái sa kê qua rồi quết tôm lên trên miếng sa kê vừa lăn bột.
Chiên ngập dầu, chiên đến khi nào sa kê chuyển sang màu vàng chín đều là được.
Chè sa kê
Chuẩn bị:
- 1 quả sa kê: cắt bỏ vỏ và bỏ lõi, thái miếng vuông vừa ăn
- 2 củ khoai lang: bỏ vỏ và thái miếng vuông.
- 1 củ khoai môn: cắt bỏ vỏ và thái miếng vuông vừa ăn.
- 50 gram đậu đỏ: Ngâm trước nước ấm khoảng 8 giờ
- 3 tai nấm mèo: ngâm nước ấm cho nở, sợi nhuyễn
- 50 gram bột báng: ngâm nở trước lúc nấu khoảng 30 phút
- 50 gram đậu phộng: ngâm trước qua đêm để đậu nở
- 300 gram dừa nạo: lấy nước dão dừa và nước cốt
- 150 gram đường kính trắng
- 1 vài lá dứa: buộc túm
Cách làm:
Đun nước dão dừa cho sôi, tiếp đó cho đậu đỏ, đậu phộng vào hầm cho thật mềm. Đợi đến khi đậu mềm, cho khoai lang, khoai môn, lá dứa, nấm mèo và trái sa kê đã gọt trước đó vào nấu cùng, thêm đường vào nồi
Khi nấu chè không nên đun lửa quá to, đun nhỏ lửa để đường thấm đều vào các nguyên liệu. Sau đó, ta cho nước cốt dừa cùng một chút muối vào nồi và khuấy đều. Khi sôi, bạn cho nước bột bắp vào khuấy đều, khuấy nhẹ tay. Khi nước cốt dừa sền sệt, bạn tắt bếp đợi bớt nóng rồi thưởng thức ngay nhé.
Tác dụng của quả sa kê tuy không quá nổi trội nhưng nhìn chung thì đây là một loại quả lành tính, tốt cho sức khỏe. Có thể chế biến thành món ăn vật lẫn món ăn chính trong thực đơn ăn uống của gia đình.