Phụ Nữ Sức Khỏe

Đừng ngần ngại mà bỏ qua một cốc nước vối mỗi ngày

Theo Đông y thì lá vối có công dụng kiện tỳ, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tạo cảm giác ăn ngon miệng. Lá vối có vị đắng nhưng lại mang đến công dụng hiệu quả trong việc kích thích tiết ra nhiều dịch tiêu hóa.

Nước lá vối có tác dụng gì?

Cây vối thường cao chừng 5 – 6 m, đường kính của cây có thể lên đến 50cm. Cuống lá dài 1- 1,5 cm. Phiến lá cây vối dai, cứng. Hoa vối gần như không cuống, màu lục nhạt, trắng. Quả vối hình trứng, đường kính 7 – 12 mm khi chín có màu tím sậm, có dịch. Lá, cành non và nụ vối đều có mùi thơm dễ chịu đặc biệt của vối.

Nước vối hay trà vối là một loại đồ uống giải khát được nấu bằng nụ, hoặc lá vối đã ủ chín rồi phơi khô, cũng có thể dùng ngay khi lá còn tươi. Đây là loại đồ uống rất thông dụng ở nông thôn, thậm chí cả thành thị vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Nước vối được dùng để uống hàng ngày giống như nước chè xanh.

Ảnh minh họa: Internet

Trong lá vối, nụ vối có tanin, một số chất khoáng, vitamin và có tinh dầu với mùi thơm dễ chịu, một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi là một thuốc sát khuẩn dùng chữa nhiều bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt. Trong thực tế, nhân dân ta thường lấy lá vối để tươi vò nát, nấu với nước sôi lấy nước đặc gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm.

Theo Đông y, vối vị đắng, chát, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải biểu, sát trùng, chỉ dương, kiện tỳ tiêu trệ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Ở nhiều miền quê Việt Nam, mỗi khi ăn một bữa có nhiều thịt, mỡ, người ta thường nấu một nồi nước vối đặc để uống cả ngày.

Chất đắng trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn nhưng không hại vi khuẩn có ích trong ruột. Người ta cũng thường phối hợp lá vối với lá hoắc hương hãm uống giúp lợi tiêu hóa.

Phòng ngừa và điều trị nhiều bệnh

Trong lá vối có chứa hàm lượng polyphenol cao, được biết đến là thành phần có khả năng giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Cũng như các hoạt chất ức chế men alpha- glucosidase còn làm giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Chè vối có tác dụng gì? Với những công dụng tuyệt vời phòng và điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả thì những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên uống nước lá vối hàng ngày, để ổn định lại đường huyết, cũng như lipid máu cho cơ thể.

Đối với những căn bệnh ngoài da như lở loét, trầy xước, ghẻ…luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người. Do vậy, thuốc làm từ lá vối có tác dụng hữu hiệu trong việc điều trị các căn bệnh da liễu đã mang đến cho nhiều người sự tin tưởng và an tâm.

Trong lá vối có chứa một số chất kháng sinh, có công dụng tốt trong việc điều trị các căn bệnh ngoài da. Đồng thời chúng còn có khả năng diệt được các vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế quản…làm hạn chế tiết dịch, cũng như hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, vi trùng, nhanh chóng làm dịu cơn đau.

Vối được dùng làm thuốc trong các trường hợp:

Chữa bỏng: vỏ cây vối cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng.

Chữa viêm gan, vàng da: dùng 200g mỗi ngày, sắc uống.

Chữa viêm da lở ngứa và chốc đầu: sắc lá vối lấy nước đặc để bôi.

Ảnh minh họa: Internet

Chữa thấp chẩn cấp và mạn tính: lá vối tươi 50g, lá kinh giới 50g. Đun sôi kỹ, lấy nước rửa vết loét, kết hợp thuốc mỡ bôi.

Giải độc lá ngón: lá vối tươi 1 nắm; giã nát, ép lấy nước, thêm ít nước lọc ép lấy nước hai, hòa chung hai nước, uống hoặc bơm thẳng vào dạ dày.

Chữa đau bụng, đầy trướng, ăn không tiêu: vỏ vối 12g, bán hạ chế 8g, cát sâm sao 8g, cam thảo 4g. Sắc uống

Chữa tiêu chảy: lá vối 5-10g, vỏ rộp cây ổi (hoặc búp ổi) 10g, núm quả chuối tiêu khô 10g. Sắc với 400 ml, gạn cô lại còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày.

Hoặc vỏ vối 100g, vỏ sung 100g, lá ổi 100g, lá phèn đen 100g, vỏ cây đại 50g, hạt vải 50g, quế 30g. Sấy khô, tán bột, luyện với hồ làm hoàn bằng hạt đậu xanh. Người lớn uống 2 lần, mỗi lần 12g. Trẻ em tùy tuổi giảm liều.

Chữa đái tháo đường: lá vối 20 - 30g hãm hoặc sắc uống trong ngày. Người dân vùng Porto Alegre ở Brazil dùng 20g lá vối, 20g lá cây doi sắc uống thường xuyên để chữa đái tháo đường.

Theo Khánh Chi/Infonet

Tin liên quan

Khám phá công dụng của nước ép cỏ lúa mì

Nước ép cỏ lúa mì hiện đang được xem như một "thần dược" đến từ thiên nhiên vì những lợi...

Tác dụng tuyệt vời khi sử dụng muối hạt chườm nóng

Sử dụng muối hạt chườm nóng là một liệu pháp điều trị của Đông y. Với nguyên liệu dễ tìm...

5 cách chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không an toàn và hiệu quả

Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không là một trong những phương pháp trị bệnh dân gian hiệu...

Lợi ích bất ngờ khi ăn chuối luộc

Chuối là loại trái cây quen thuộc với mọi người. Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc thường...

Bật mí 6 tác dụng của chè vằng không phải ai cũng biết

Chè vằng là thức uống không còn xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên 6 tác dụng của chè vằng...

Tác dụng của sáp ong đối với sức khỏe: Trị bệnh hay làm đẹp đều hiệu quả

Tác dụng của sáp ong là câu hỏi mà không phải người nào cũng có thể trả lời. Nhiều người...

Tác dụng của trà lá sen có thể bạn chưa biết

Từ xưa, lá sen đã được biết đến như là phương thuốc dân gian có tác dụng an thần và...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

15 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

15 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 6 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 6 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 6 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 10 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 10 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 15 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 15 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình