Phụ Nữ Sức Khỏe

“Bí ẩn” chưa biết về rạch tầng sinh môn

Rạch tầng sinh môn có đau không, sau sinh sẽ chăm sóc vết khâu như thế nào, bao lâu thì “chỗ ấy” co giãn lại như cũ… là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu.

Những lời đồn được truyền lại từ những chị em đi trước về chuyện rạch tầng sinh môn khi sinh như “chỗ ấy” sẽ bị rạch rộng lắm, đau đẻ không đau bằng khâu “chỗ ấy” sau sinh… khiến rất nhiều mẹ bầu ngày đêm hoang mang lo lắng. Nhiều chị em thú nhận, vấn đề họ sợ nhất khi đi đẻ chính là… rạch tầng sinh môn.

Để thêm tự tin và mạnh dạn khi đi đẻ, mẹ bầu cần nắm rõ những kiến thức “tuyệt mật” về rạch tầng sinh môn này:

Tại sao cần phải rạch tầng sinh môn?

Khi phụ nữ mang thai sinh con, theo tự nhiên, âm đạo sẽ tự động mở rộng các lớp cơ ở giữa để cơ thể thai nhi dễ dàng chui qua. Tuy nhiên, mặc dù âm đạo của mẹ bầu đã tự động giãn ra theo sinh lý bình thường nhưng việc sinh nở khi đó vẫn còn rất khó khăn. Trong thực tế lúc chào đời, đường kính đầu em bé thông thường sẽ vào khoảng 10cm.

Để việc sinh thường được diễn ra suôn sẻ hơn, các nữ hộ sinh thường sẽ rạch một đường nhỏ trên tầng sinh môn. Thủ thuật này tuy không phải 100% nhưng hầu hết các bà mẹ khi sinh thường đều phải trải qua.

Hầu hết phụ nữ khi sinh thường đều phải rạch một chút ở tầng sinh môn (ảnh minh hoạ)
Hầu hết phụ nữ khi sinh thường đều phải rạch một chút ở tầng sinh môn (ảnh minh hoạ)

Những phụ nữ nào sẽ phải cắt tầng sinh môn rộng

Thông thường vết cắt tầng sinh môn không quá to, một số phụ nữ thuộc dạng dễ đẻ, đẻ rơi thậm chí còn không cần phải rạch. Tuy nhiên, những mẹ bầu ở trong các trường hợp dưới đây sẽ chắc chắn phải rạch tầng sinh môn

1, Những mẹ bầu có độ co giãn, linh hoạt của tầng sinh môn kém, bị viêm âm đạo hẹp hay đáy chậu, phù nề v.v... chắc chắn sẽ phải rạch rộng để tránh ánh hưởng đến thai nhi.

2, Em bé có đường kính đầu to cộng với số cơn co của mẹ không mạnh, không nhiều dẫn đến đầu em bé có thể bị chặn lại ở đáy chậu.

3, Những mẹ bầu mang thai khi đã 35 tuổi hoặc hơn, mắc bệnh tim khi mang thai hoặc có nguy cơ cao bị bệnh tim, huyết áp thai kỳ… Để giúp những mẹ bầu này đỡ mệt về thể lực, rút ngắn quá trình rặn đẻ, giảm các mối nguy hiểm đe tính mạng cho bà mẹ và con khi sinh ra, các hộ lý sẽ rạch tầng sinh môn.

4, Cổ tử cung mở rộng, đầu thai nhi đã thấp, nhưng thai nhi bắt đầu có hiện tượng thiếu oxy máu, nhịp tim bất thường, và ối đục hoặc bị trộn với phân su thì cần rạch tầng sinh môn rộng để lấy con gấp.

Rạch tầng sinh môn có đau không

Bởi vì việc rạch tầng sinh môn sẽ được diễn ra khi mẹ đang trong đỉnh điểm của sự đau đớn do các cơn co thắt mang lại nên về cơ bản ít ai cảm nhận được việc cắt tầng sinh môn diễn ra lúc nào. Hơn nữa, do tác động của gây tê cục bộ ở vùng kín nên việc sợ đau khi cắt tầng sinh môn là hoàn toàn không cần thiết.

Khâu tầng sinh môn

Sau khi em bé chào đời thì người mẹ sẽ được tiến hành khâu lại tầng sinh môn. Thường thời gian khâu sẽ kéo dài khoảng 20 phút tuỳ theo độ sâu và rộng của vết thương cũng như tay nghề của bác sỹ. Tuy nhiên có thể khẳng định việc khâu tầng sinh môn sẽ không quá đau vì lúc này thuốc gây tê tại chỗ vẫn còn ảnh hưởng.

Việc khâu tầng sinh môn sẽ không quá đau (ảnh minh hoạ)
Việc khâu tầng sinh môn sẽ không quá đau (ảnh minh hoạ)

Chăm sóc tầng sinh môn sau khi sinh

Dưới đây là một vài thủ thuật đơn giản giúp chị em chăm sóc vết khâu tại nhà để tránh nhiễm trùng.

- Khi vệ sinh, để tránh đau đớn, chị em có thể không ngồi xổm mà ngồi lên bồn vệ sinh để rửa vùng kín hàng ngày. Lấy một cốc nước ấm đổ từ từ giữa hai chân, rửa nhẹ nhàng vùng kín.

- Chị em có thể sử dụng nước muối pha thật loãng, nước chè xanh hoặc nước tinh khiết đun sôi… để vệ sinh vùng kín. Hãy đảm bảo băng vệ sinh không chà xát lên các vết khâu và luôn thay băng thường xuyên. Cần vệ sinh vùng kín 3 lần/ngày.

- Đi tiểu trong khi tắm sẽ giúp chị em đỡ xót và buốt.

- Sau khi đi tiểu, vệ sinh âm đạo rồi lau khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm. Có thể vừa tiểu tiện vừa xối nước bằng vòi hoa sen để tránh nước tiểu làm bẩn vết khâu.

- Nên mặc đồ lót thoáng và sạch, quần lót dùng một lần hoặc quần lót bông, cotton thoải mái với eo cao.

- Cố gắng đi lại nhẹ nhàng. Lúc đầu, việc đi lại có thể khó khăn và đau đớn nhưng điều này sẽ làm tăng lưu thông máu, giảm sưng và giúp vết thương mau lành.

- Ăn nhiều thức ăn nhuận tràng để tránh táo bón. Tình trạng táo bón khiến bạn phải rặn mạnh có thể làm tổn thương vết khâu chưa lành vì vậy cần hết sức tránh bị táo bón.

- Nên kiêng quan hệ vợ chồng cho đến khi vết khâu liền sẹo, không còn đau.

Làm thế nào để tránh bị rạch tầng sinh môn

Mẹ bầu Việt có thể học hỏi các mẹ bầu nước ngoài về mẹo nhỏ này. Thường đến tuần thứ 32 của thai kỳ, các mẹ bầu ở Tây thường bắt đầu massage tầng sinh môn và tập thể dục để tăng tính linh hoạt và độ đàn hồi của các mô cơ âm đạo mỗi ngày. Cách làm này nếu không giúp chị em tránh hoàn toàn việc phải rạch tầng sinh môn thì khi rạch cũng sẽ chỉ cần phải rạch nhỏ.

Theo Diệu Linh/Eva/Khám Phá

Tin liên quan

Mẹ nào đẻ thường cũng bị rạch tầng sinh môn, chăm sóc thế nào để không gặp họa?

Rạch (cắt) tầng sinh môn khi sinh nở là một thủ thuật được áp dụng phổ biến giúp chị em...

Bật mí cách đẻ thường không bị rạch tầng sinh môn cho các mẹ

Khi sinh thường mẹ bầu sẽ phải đối mặt với 2 vấn đề là cơn đau đẻ và rạch tầng...

6 loại thực phẩm giúp cổ tử cung mở "ầm ầm" khi chuyển dạ, sinh thường không lo bị rạch

Chỉ với những loại thực phẩm đơn giản, dễ kiếm này, mẹ sẽ rút ngắn được thời gian chuyển dạ,...

Mẹ bầu nhớ ăn 10 món đại bổ này trong tháng cuối, để SINH THƯỜNG nhanh nhất, chẳng phải chịu...

Sắp đến ngày sinh, mẹ bầu thường bị tâm lý lo lắng về việc đau đẻ. Vì vậy, hãy giúp...

Sự KHÁC BIỆT lớn nhất giữa SINH THƯỜNG và SINH MỔ?

Chị em đang mang thai, đặc biệt là mẹ bầu sắp sinh vẫn thắc mắc những điều KHÁC NHAU giữa...

Trẻ bị ốm uống thuốc kháng sinh thường xuyên có chậm tăng cân?

Trẻ có cân nặng và ăn uống bình thường nhưng sử dụng nhiều thuốc kháng sinh do ốm đau, bệnh...

Những điều quan trọng tiết lộ bạn có thể sinh thường sau sinh mổ được không?

Chỉ vì bạn đã sinh mổ không có nghĩa là bạn không thể sinh thường nữa. Những điểm quan trọng...

Tin mới nhất

Mừng cho sếp khi anh có tình yêu đích thực, nhưng sau lần chạm mặt cô ấy, tôi mất ăn...

3 giờ trước

Vợ hí hửng khoe que thẻ 2 vạch đỏ chóe sau nhiều năm hiếm muộn, tôi lại xô cô ấy...

3 giờ trước

Vừa thấy chồng sắp cưới của tôi, cô giúp việc đã lao vào tát anh bôm bốp, diễn biến tiếp...

3 giờ trước

Đêm nào cũng thấy chồng hí hoáy vẽ nội thất tới mức quên chuyện 'giường chiếu', tôi tò mò xem...

4 giờ trước

Được mai mối cho anh chồng U50 nhưng tôi vẫn có đêm tân hôn nồng nhiệt, tới gần sáng thì...

4 giờ trước

Chồng bê mâm cơm cữ để nguyên nồi thịt cùng lời 'dằn mặt' vợ khiến cô 'tức nước vỡ bờ'...

4 giờ trước

Vợ làm những điều này, chồng hãnh diện với bạn bè, giàu sang cũng không thay lòng

5 giờ trước

Lỡ chửa trước, ngày cưới bị mẹ chồng bắt đi vào cổng sau cô dâu mới 'bật' lại mẹ chồng...

12 giờ trước

Tưởng mình sắp chết vì cảm lạnh, mẹ chồng gọi tôi vào phòng rút ra 3 cuốn sổ tiết kiệm...

12 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình