Phụ Nữ Sức Khỏe

Những điều quan trọng tiết lộ bạn có thể sinh thường sau sinh mổ được không?

Chỉ vì bạn đã sinh mổ không có nghĩa là bạn không thể sinh thường nữa. Những điểm quan trọng dưới đây sẽ hé lộ bạn có thể sinh thường sau sinh mổ được không!

Chỉ vì bạn đã sinh mổ không có nghĩa là bạn không thể sinh thường nữa. Trên thực tế, cứ 5 mẹ thì có 3 đến 4 mẹ có thể sinh thường thành công sau khi sinh mổ.

Có rất nhiều lí do khiến các mẹ "yêu thích" phương pháp sinh thường. Lí do quan trọng nhất đó là thời gian hồi phục nhanh hơn. Một số người thì lại thích được tham gia trực tiếp vào quá trình sinh, trong khi một số người, chỉ đơn giản là mơ ước một gia đình đông đúc.

Sinh thường sau sinh mổ là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm. (Ảnh minh họa)

Mặc dù không có quy định về số lần sinh mổ tối đa một người có thể thực hiện, mỗi lần sinh mổ, mức độ rủi ro càng gia tăng. Vì thế, thông thường, các mẹ thường được khuyên là không nên sinh mổ quá 3 lần liên tiếp.

Làm sao để biết mình có thể sinh thường sau sinh mổ không?

Để đủ điều kiện sinh thường sau sinh mổ (VBAC), mẹ cần đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

- Chưa từng trải qua nhiều hơn 2 lần mổ sinh ngang.

- Không còn vết sẹo tử cung nào từ những lần sinh trước.

- Không có tiền sử bị dị tật tử cung hay vỡ tử cung.

- Bác sĩ và đội ngũ nhân viên y tế cần phải chuẩn bị kĩ lưỡng để theo dõi quá trình sinh thường sau khi sinh mổ của bạn, đồng thời, phải sẵn sàng cho việc tiến hành mổ sinh nếu cần thiết. 

Nếu muốn lựa chọn phương pháp sinh này, thai nhi không được phép quá lớn so với tuổi thai. (Ảnh minh họa)

- Không có tiền sử mắc phải vấn đề nghiêm trọng nào về sức khỏe.

- Trước khi sinh, em bé đã quay đầu xuống dưới.

- Thai có kích cỡ trung bình tính theo tuổi thai.

Những nguy hiểm có thể xảy ra trong ca sinh thường sau sinh mổ là gì?

Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng sinh thường sau sinh mổ an toàn hơn so với việc lặp lại sinh mổ. Nhưng cũng không thể phủ nhận những nguy hiểm tiềm tàng đối với phương pháp sinh này.

Nỗi sợ lớn nhất đối với đội ngũ y bác sĩ khi thực hiện các ca sinh thường sau sinh mổ đó là nguy cơ vỡ tử cung. Tình trạng này xảy ra với tỉ lệ 1/100 đối với các mẹ sinh thường, đặc biệt phổ biển ở những người đang bắt đầu chuyển dạ.

Nỗi sợ lớn nhất đối với các bác sĩ khi xử lí các ca sinh thường sau sinh mổ là nguy cơ vỡ tử cung. (Ảnh minh họa)

Vì thế, nếu đang cân nhắc lựa chọn phương pháp sinh phù hợp, sau khi đã sinh mổ trước đó, những điểm quan trọng sau đây sẽ giúp bạn quyết định dễ dàng hơn.

Tiếp tục lặp lại sinh mổ một lần nữa sẽ đi kèm với những rủi ro phổ biến của việc phẫu thuật nhiều lần. Bạn sẽ mất nhiều thời gian hồi phục hơn, thường là từ 4-5 ngày trong viện, có thể bị nhiễm trùng tử cung, bàng quang, hay vết rạch, có thể bị tổn thương bàng quang, ruột hoặc các cơ quan lân cận. 

Sau sinh, bạn sẽ thường xuyên gặp phải các cơn đau dai dẳng, khó chịu từ vết mổ. Đồng thời, khi đã sinh mổ lần 2, những lần sinh tiếp theo, nguy cơ buộc phải sinh mổ của bạn sẽ cao hơn. Tuy nhiên, ưu điểm đó là em bé sẽ ít có nguy cơ gặp phải các vấn đề liên quan đến đường hô hấp nhất.

Tiếp tục sinh mổ sẽ mất nhiều thời gian hồi phục hơn

Lựa chọn sinh thường sau sinh mổ, bạn sẽ cần chú ý đến nguy cơ bị vỡ tử cung, hoặc phải mổ sinh khẩn cấp. Thông thường, tỉ lệ vỡ tử cung là nhỏ hơn 1%. Trong trường hợp tử cung bị vỡ, có thể bạn sẽ gặp phải những vấn đề như chảy nhiều máu, tổn thương bàng quang, nhiếp trùng, máu đông, phẫu thuật cắt tử cung khẩn cấp. Trong trường hợp phải mổ sinh khẩn cấp, nguy cơ bị nhiễm trùng sẽ cao hơn.

Ngoài ra, những vấn đề ít nguy hiểm hơn nhưng các mẹ cũng cần cân nhắc đó là có thể phải rạch tầng sinh môn để đưa em bé ra, bị đau âm đạo hoặc khó chịu trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, với phương pháp sinh thường sau mổ, thời gian hồi phục sẽ được rút ngắn, chỉ còn 2 ngày trong viện, phổi của em bé khi chào đời cũng sạch hơn.

Theo Nam Phương/ Khám phá

Tin liên quan

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...

Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?

Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...

Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước

Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....

Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?

Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.

Người nuôi chó mèo có cần đi xét nghiệm để phát hiện sán chó?

Tôi hay bị nổi dị ứng da và có xét nghiệm máu dương tính với sán chó, tôi có nhiễm...

Xóa xăm có để lại sẹo?

Tôi có ý định xóa hình xăm. Xin hỏi bác sĩ hiện nay có những phương pháp xóa xăm nào...

Bị cúm, khi nào nên đeo khẩu trang?

Tội vừa có triệu chứng của cúm như ho, đau đầu, nhức mỏi người. Lúc này, tôi đã nên đeo...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

6 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

6 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

21 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

21 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

21 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 1 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 1 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 6 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 6 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình