Nội dung bài viết
Bệnh phù chân voi là gì?
Bệnh phù chân voi còn được gọi là bệnh chân voi. Bệnh phát sinh do chứng nhiễm giun chỉ bạch huyết đã biến chứng. Tình trạng này dẫn đến một số bộ phận cơ thể như chân, tay, thậm chí là bộ phận sinh dục sưng to quá mức.
Bệnh phù chân voi xuất hiện chủ yếu ở các nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Vì đây là điều kiện lý tưởng cho muỗi truyền ấu trùng giun chỉ sang người. Sau khi thâm nhập cơ thể người qua những vết đốt của muỗi mang bệnh, ấu trùng giun chỉ sẽ trú ngụ ở hệ bạch huyết. Từ đó gây ứ dịch tại các chi phù to dần lên và được gọi là bệnh phù chân voi.
Một người có thể nhiễm giun chỉ nếu bị đốt nhiều lần trong thời gian từ 6-12 tháng. Lúc này, ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành và tồn tại đến khi đủ sức mạnh khiến bạch huyết bị tổn thương, giãn rộng. Thời gian tối đa mà loài giun gây nên bệnh phù chân voi này sống trong cơ thể người là 7 năm.
Điều đáng sợ nhất với người bệnh là trong khoảng thời gian ủ bệnh, giun chỉ sẽ sản sinh hàng triệu giun chỉ nhỏ chưa trưởng thành. Chúng cư trú và di chuyển dần ở mạch máu ngoại vi và lại tiếp tục thâm nhập cơ thể muỗi qua người nếu chúng đốt người bệnh.
Nguyên nhân bệnh phù chân voi
Đa số các trường hợp mắc bệnh phù chân voi là do nhiễm giun chỉ bạch huyết. Ấu trùng này xâm nhập vào cơ thể người khỏe mạnh do muỗi chích. Sau khi vào cơ thể, nó sẽ di chuyển đến hạch bạch huyết và phát triển thành giun ở đây. Hậu quả là gây nên căn bệnh hiện nay khá hiếm gặp nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại hình và sức khỏe người bệnh.
Hiện nay, y học thế giới phát hiện 3 loài giun chỉ gây bệnh cho người với tên khoa học là Wuchereria bancrofti (W. bancrofti), Brugia malayi (B. malayi) và Brugia timori (B.timori). Riêng ở nước ta, chỉ mới phát hiện được 2 loài là W. bancrofti và B. malayi (B.malayi).
Dấu hiệu bệnh phù chân voi
Thông thường, ở giai đoạn đầu, những biểu hiện bệnh phù chân voi không rõ ràng nhưng bệnh vẫn đang âm thầm phá hủy hệ thống bạch huyết, xâm nhập dần thận và hệ miễn dịch của cơ thể.
Dưới đây là một số triệu chứng bệnh phù chân voi thường gặp nhất khi đã chuyển sang thể nặng:
Chân người bệnh phù to, cứng. Khi nhấn vào không lõm, cũng không đau.
Vùng da ở bộ phận bị nhiễm vi khuẩn trở nên cứng và dày.
Bộ phận sinh dục thường bị phù to, gây tràn dịch màng tinh hoàn, phần da bìu xơ cứng và xù xì.
Có thể nói rằng bệnh phù chân voi là biểu hiện rõ ràng và cụ thể nhất trong giai đoạn biến chứng của nhiễm giun chỉ. Lúc này triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào những giai đoạn sau:
Giai đoạn ủ bệnh: Là khoảng thời gian được tính từ khi ấu trùng giun bắt đầu được đưa vào cơ thể đến lúc đã phát triển thành giun trưởng thành.
Giai đoạn khởi bệnh: Lúc này cơ thể tiếp tục xuất hiện các triệu chứng như sốt, viêm mạch ở vùng chân nách hoặc vùng bẹn kèm theo tình trạng nổi hạch. Những dấu hiệu này không rõ ràng hoặc dễ gây nhầm lẫn với nhiều bệnh khác nên cần theo dõi cẩn thận để phát hiện bệnh phù chân voi kịp thời.
Giai đoạn toàn phát là thời kỳ cuối cùng của bệnh: Hệ thống mạch bạch huyết thời gian này đã bị tổn thương dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Biểu hiện đặc biệt của giai đoạn toàn phát, biến chứng là phù chân voi xuất hiện. Các đợt phù xuất hiện liên tục làm cho da bệnh nhân dần dần trở nên dày và phù từ dưới lên trên.
Phần lớn những trường hợp mắc bệnh sẽ bị phù từ một bên chân, phổ biến nhất là phù đều cả bàn chân, có thể lan tới tận vùng đùi. Da bệnh nhân càng lúc càng dày và cứng. Thậm chí một số vùng trên da có thể xuất hiện những vết loét do tình trạng thiếu dưỡng chất.
Viêm bộ phận sinh dục bắt đầu xuất hiện khi bệnh phù chân voi nặng lên. Lúc này, bộ phận sinh dục bị phù to như bìu voi, vú voi nhưng lại không đỏ và hoàn toàn không gây cảm giác đau đớn.
Viêm bộ phận sinh dục gây nên chứng viêm thừng tinh, viêm tinh hoàn hoặc tràn dịch màng tinh. Những biến chứng này gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khả năng lao động, sinh hoạt cũng như các hoạt động sinh lý của người bệnh bị giảm sút trầm trọng và ảnh hưởng lớn đến ngoại hình.
Tiểu ra dưỡng chấp là một biến chứng khác của bệnh phù chân voi. Lúc này, người bệnh sẽ phát hiện nước tiểu trắng đục như nước vo gạo, nhưng để lâu không lắng, đôi khi có thể đi kèm tia máu. Một số trường hợp, nước tiểu lâu có thể bị đông lại vì có quá nhiều dưỡng chấp trong đó.
Bệnh phù chân voi chữa được không?
Bệnh phù chân voi chữa được không tùy thuộc vào các giai đoạn của bệnh và thời điểm phát hiện cũng như bắt đầu điều trị. Thời gian chữa bệnh càng sớm thì càng hiệu quả và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên vì các dấu hiệu bệnh thường dễ bị bỏ qua hay nhầm lẫn với những bệnh khác nên rất khó đưa ra kết luận sớm.
Nếu để đến giai đoạn muộn đặc biệt là khi đã xuất hiện các biến chứng về mạch thì kết quả điều trị thường hạn chế, thậm chí có trường hợp phải phẫu thuật. Cách tốt nhất để phát hiện sớm bệnh là khi thấy nghi ngờ hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán phù chân voi bằng những kỹ thuật y tế.
Cách chữa bệnh phù chân voi
1. Chẩn đoán phù chân voi bằng những kỹ thuật y tế
Để chẩn đoán bệnh phù chân voi chính xác, bác sĩ sẽ xét nghiệm máu để kiểm tra sự hiện diện của giun chỉ trong cơ thể và có biện pháp điều trị phù hợp. Nếu xác định bạn đã mắc bệnh và ở giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân uống thuốc diệt giun.
Trong trường hợp bệnh phù chân voi đã phát triển trong thời gian dài, bạn được dùng Doxycycline để ngăn ngừa tình trạng giun chỉ phát triển. Thuốc này cũng giúp giảm các triệu chứng bệnh nhanh hơn.
2. Điều trị phù chân voi bằng phẫu thuật
Khi mắc bệnh phù chân voi, người bệnh có thể được phẫu thuật để nối lại vùng tĩnh mạch và hạch bạch huyết đã bị tổn thương. Đồng thời phương pháp điều trị này cũng giúp loại bỏ mô xơ thừa và mỡ dưới da…
Mặc dù phẫu thuật không phải là thuốc chữa bệnh và các phương pháp khác không thể làm giảm triệu chứng của bệnh phù chân voi. Phẫu thuật cắt bỏ hoặc gỡ rối và hút mỡ để giúp giảm các mô dư thừa thường được dành riêng cho những bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng di chuyển và cuộc sống bị giảm sút nặng nề.
Bên cạnh đó, một số phương pháp sẽ tái tạo bạch huyết vi phẫu mới hơn, bao gồm bỏ qua bạch huyết, hay chuyển hạch bạch huyết và ghép bạch huyết cũng được áp dụng nếu cần thiết thấy phù hợp với thể trạng bệnh nhân.