Theo Ths. Bs Nguyễn Đình Liên - Bộ môn Ngoại, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, bệnh nhân được cháu gái đưa đi khám với những biểu hiện dễ nhầm lẫn với nhiễm khuẩn tiết niệu. Tuy nhiên, qua xét nghiệm không cho kết quả nhiễm khuẩn trong nước tiểu, trong khi đó, chỉ số mỡ, dưỡng chấp trong nước tiểu cao. Sau đó, bác sĩ chỉ định bệnh nhân nội soi bàng quang. Theo đó, hình ảnh nội soi cho thấy dòng nhịp co bóp dòng nước tiểu trắng.
Ths. Bs Nguyễn Đình Liên chẩn đoán bệnh nhân bị giun chỉ làm thông thương ống bạch huyết vào bể thận gây hiện tượng đái dưỡng chấp. Nếu không điều trị sẽ dẫn tới suy kiệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Vì vậy, bệnh nhân nhanh chóng được phẫu thuật bằng phương pháp nút mạch bạch huyết.
Trước đây, bệnh nhân mắc chứng bệnh tương tự sẽ phải tiến hành mổ phanh, cắt bỏ mạch bạch huyết bị tổn thương. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Đại học Y ứng dụng thành công phương pháp nút mạch bạch huyết, giảm mức độ xâm lấn, bệnh nhân mau chóng phục hồi. Nhờ đó, bệnh nhân nữ 70 tuổi chỉ sau vài tiếng phẫu thuật đã hồi phục tương đối, bệnh nhân không còn tiểu ra dưỡng chất, nước tiểu dần về màu sắc bình thường.
Cũng theo Ths. Bs Nguyễn Đình Liên chia sẻ, khi người bệnh nhiễm giun chỉ, giun sẽ có xu hướng đi đến cơ quan nó yêu thích. Từ đó, giun phát triển và có thể gây tắc, tổn thương hình thành bệnh. Giun chỉ gây tắc mạch bạch chi trên dẫn đến chứng chân voi hoặc gây tổn thương bể cầu thận như với bệnh nhân kể trên.
Bác sĩ cho rằng, nguyên nhân gây ra bệnh lý do giun chỉ phần lớn do yếu tố nguy cơ, yếu tố mất vệ sinh. Những người thích ăn đồ tái sống, không chú trọng việc tẩy giun định kỳ có nhiều nguy cơ biến chứng kể trên.
Chính vì vậy, bác sĩ khuyến cáo, người dân cần phải ăn đồ chín, tránh đồ tái sống, đặc biệt hải sản sống như gỏi cá… Và khi cơ thể có biểu hiện bất thường như rối loạn tiểu tiện, tiểu buốt, tiểu màu sắc bất thường nên đến cơ sở y tế kiểm tra.