Phụ Nữ Sức Khỏe

Bệnh nhân đậu mùa khỉ đầu tiên của Việt Nam sắp xuất viện

Mẫu xét nghiệm PCR bệnh nhân đậu mùa khỉ đầu tiên của Việt Nam đã âm tính. Dự kiến ngày mai, người bệnh được xuất viện.

Theo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, nữ bệnh nhân 35 tuổi (ngụ quận Bình Thạnh) đã cách ly và điều trị bệnh đậu mùa khỉ trong 3 tuần qua. Hiện chị khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường. Các sang thương da đã lành hoàn toàn. Mẫu xét nghiệm lấy từ  sang thương làm PCR đậu mùa khỉ đã âm tính trong ngày 13/10. 

9 trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân khi về Việt Nam (4 nhân viên y tế, 5 người nhà) chưa có triệu chứng nghi ngờ nhiễm bệnh. Dự kiến ngày mai (14/10), người phụ nữ sẽ được xuất viện.

Người phụ nữ mắc đậu mùa khỉ đã khỏi bệnh và sắp xuất viện. Ảnh: BVBNĐ

Bác sĩ CKII. Huỳnh Thị Thúy Hoa, Trưởng khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM nhận định, ca bệnh đậu mùa khỉ này có nguồn lây từ nước ngoài, nơi bệnh nhân đi du lịch. Người bệnh hồi phục tốt và sinh hoạt bình thường sau khi xuất viện.

Theo bác sĩ Hoa, đa số các trường hợp bệnh khỏi sau 10-14 ngày với cơ địa có miễn dịch bình thường và hết lây lan sau 21 ngày. Để an toàn cho bản thân và cộng đồng, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ được ngành y tế khuyến cáo.

Trước đó, ngày 3/10, Bộ Y tế đã công bố ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên ở Việt Nam. Nữ bệnh nhân khởi phát bệnh ngày 18/9 khi đang du lịch tại Dubai (từ tháng 7 đến 22/9 về Việt Nam).

Khi về nước, người bệnh xuất hiện triệu chứng sốt kèm mệt mỏi, ớn lạnh, đau cơ, đau đầu và ho, xuất hiện các nốt đỏ, ngứa trên cánh tay, thân mình và mặt.

Ngày 23/9, bệnh nhân đã đến khám tại Bệnh viện Từ Dũ và nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, được chuyển sang Bệnh viện Da liễu TP.HCM. Tại đây, bác sĩ khám, nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ, bệnh nhân được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán (xét nghiệm PCR tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và Viện Pasteur TP.HCM).

Ngày 25/9, bệnh nhân có kết quả ban đầu dương tính với đậu mùa khỉ và được chuyển sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM để tiếp tục cách ly, điều trị.

Ngày 6/10, đoàn công tác Bộ Y tế đã giám sát công tác phòng dịch đậu mùa khỉ tại Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và thăm nữ bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới. 

Ngành y tế khuyến cáo, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ sau:

1. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh.

3. Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng như đau đầu, sốt, nổi hạch, đau cơ, đau lưng, suy nhược, cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.

4. Tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.

5. Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ, cần tránh tránh tiếp xúc với động vật có vú bị bệnh như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng (chết và sống) có thể chứa vi rút đậu mùa khỉ. 

6. Đảm bảo an toàn thực phẩm, chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín. Không nên ăn, tiếp xúc với động vật hoang dã hoặc sản phẩm của động vật hoang dã, động vật bị nhiễm bệnh. 

Theo Linh Giao/Vietnam.net

Tin liên quan

Từ vụ nữ bác sĩ thú y qua đời vì vết cắn của thú cưng, chuyên gia chỉ rõ cần...

Vết thương bị chó mèo cắn tuyệt đôi không băng kín vết thương. Đặc biệt, không được tùy tiện sử...

Thông tin mới nhất về bệnh nhân đậu mùa khỉ đầu tiên ở Việt Nam

Chiều 13/10, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM đã cung cấp tình trạng sức khỏe hiện tại cũng như thông...

Nữ bệnh nhân thoát chết kỳ diệu sau biến chứng sốt xuất huyết

Sau khi can thiệp lần 1 vì sốt xuất huyết, nữ bệnh nhân xuất huyết nội mạch tái phát, rối...

Việt Nam đã khống chế được ca mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên

Kể từ khi phát hiện nghi ngờ, bệnh nhân đã được coi như một ca dương tính, vì vậy Bộ...

6 thực phẩm gây hại cho tim mạch, nếu sử dụng quá nhiều

Dưới đây là những thực phẩm gây hại cho tim mạch nếu bạn sử dụng chúng quá nhiều.

Cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản khi thời tiết chuyển mùa

Do những tác động từ môi trường, nơi làm việc, đời sống sinh hoạt bị ô nhiễm hiện nay...

Viêm amidan dễ tái phát khi thay đổi thời tiết, nên làm thế nào để phòng bệnh?

Thời tiết thay đổi dễ dẫn tới tình trạng viêm amidan, đặc biệt phổ biến ở trẻ nhỏ. Chủ động...

Tin mới nhất

Nắng nóng gay gắt, chú ý phòng bệnh kỹ

1 giờ trước

Những bộ phận cơ thể càng mềm càng khỏe

1 giờ trước

Ăn gì để mọc tóc nhanh và dày?

1 giờ trước

Tiết lộ tác dụng phụ không ai ngờ tới của việc giảm cân cấp tốc, gây ảnh hưởng nặng nề...

1 giờ trước

Hiện tượng tay nổi gân xanh và những điều cần biết

3 giờ trước

Cho giấc ngủ sâu hơn với những cách ngủ nhanh trong 1 phút

3 giờ trước

Làm “chuyện ấy” 21 lần trong một tháng giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt?

4 giờ trước

Nắng nóng đỉnh điểm dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, cách bảo vệ da không cháy nắng, tránh ung thư từ lời...

4 giờ trước

Minh Hằng tiết lộ thức uống "rẻ tiền" thường dùng mỗi sáng, giúp da đàn hồi, trắng sáng bước sang...

19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình