Phụ Nữ Sức Khỏe

Bệnh nấm miệng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nấm miệng ở trẻ em là bệnh rất thường gặp, tưởng như đơn giản nhưng lại gây ra những cơn đau rát, vô cùng khó chịu cho trẻ. Vậy nấm miệng ở trẻ em có nguy hiểm không và cách trị nấm miệng ở trẻ em như thế nào?

Bệnh nấm miệng ở trẻ em là gì?

Nấm miệng là một bệnh nhiễm trùng nấm men rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sự xâm nhập của vi nấm sẽ gây ra các kích ứng trong và xung quanh miệng của bé.

Nấm miệng do một loại nấm men gây ra - Ảnh minh họa: Internet

Nấm miệng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh rất phổ biến trong năm đầu tiên sau khi chào đời và thường không nguy hiểm cho trẻ, tuy nhiên nó vẫn mang lại cho trẻ sự khó chịu trong một vài ngày.

Nguyên nhân gây bệnh nấm miệng ở trẻ em

Bệnh nấm miệng là do sự phát triển quá mức của một loại nấm men được gọi là Candida albicans.

Candida albicans là tác nhân chính gây nấm miệng ở trẻ em - Ảnh minh họa: Internet

Hầu hết mọi người (bao gồm cả trẻ sơ sinh) đều có một số lượng nhất định nấm Candida trong miệng và đường tiêu hóa, điều này được xem là tự nhiên và hoàn toàn bình thường. Khi trẻ có một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, các vi khuẩn tốt (lợi khuẩn) trong cơ thể sẽ kiểm soát lượng nấm men này trong mức độ an toàn, không gây bệnh.

Tuy nhiên, khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu (do bị bệnh hoặc do sử dụng một số loại thuốc đặc biệt như: kháng sinh, thuốc hóa trị liệu ung thư…) hoặc do cơ thể trẻ chưa hoàn thiện (trẻ sơ sinh), nấm Candida trong đường tiêu hóa có thể phát triển quá mức và dẫn đến nhiễm trùng gây nấm miệng ở trẻ em. 

Candida tăng nhanh về số lượng còn gây ra phát ban ở vùng mặc tã và nhiễm nấm âm đạo ở bé gái. Trẻ em có thể bị nấm miệng và hăm tã cùng lúc.

Một số trường hợp trẻ em sau tiêm kháng sinh để điều trị bệnh nhiễm trùng nào đó đã vô tình diệt luôn cả hệ lợi khuẩn, tạo điều kiện cho Candida phát triển mạnh mẽ. Điều này cũng tương tự đối với thuốc kháng viêm Steroid.

Các dấu hiệu nhiễm nấm miệng ở trẻ em

Nấm miệng (còn gọi là tưa lưỡi) có thể ảnh hưởng đến bất kỳ độ tuổi và giới tính nào, tuy nhiên bệnh đặc biệt phổ biến nhất ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi và ở người cao tuổi.

Một em bé bị nấm miệng có thể gặp các triệu chứng như: Bị nứt da ở khóe miệng, xuất hiện các mảng trắng trên môi, trên lưỡi hoặc bên trong má, các mảng này trông khá giống màu của phô mai nhưng không thể lấy đi vì nó bám chặt lên niêm mạc.

Nấm miệng còn được gọi là tưa lưỡi - Ảnh minh họa: Internet

Một số bé có thể bỏ bú mẹ hoặc không thoải mái khi bú vì miệng bị đau, nhưng vẫn có trường hợp bé không cảm thấy đau hay khó chịu, vẫn ăn uống bình thường.

Cách trị nấm miệng ở trẻ em như thế nào?

Lời khuyên và nhận định của bác sĩ chuyên khoa bao giờ cũng là điều tốt nhất cho trẻ, do đó nếu có điều kiện, phụ huynh nên cho bé đi khám để được điều trị đúng cách nhất.

Tuy nhiên, nếu không có sự can thiệp điều trị, nấm miệng ở trẻ em vẫn sẽ tự khỏi trong khoảng 1-2 tuần. Cha mẹ có thể sử dụng một miếng gạc nhỏ thấm nước muối sinh lý để vệ sinh các mảng nấm trong miệng trẻ mỗi ngày.

Vệ sinh miệng cho trẻ bằng nước muối sinh lý - Ảnh minh họa: Internet

Hiện nay có các loại thuốc bột pha với nước hoặc các loại gel để rơ lưỡi, rơ bên trong miệng cho trẻ, rất hiệu quả trong việc điều trị nấm miệng. Tuy nhiên, đối tượng là trẻ em nên phải hết sức lưu ý, cần có chỉ định của bác sĩ mới được dùng cho trẻ.  

Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, bác sĩ thường sẽ đề nghị bố mẹ bổ sung thêm sữa chua giàu lactobacillus (các loại sữa chua bổ sung lợi khuẩn) vào chế độ ăn của trẻ. Lactobacillus là vi khuẩn tốt, hỗ trợ loại bỏ nấm men trong miệng trẻ hiệu quả, vừa an toàn, vừa tốt cho sức khỏe.

Nếu trẻ tiếp tục bị nấm miệng trong thời gian hơn 2 tuần, hoặc bệnh tái đi tái lại liên tục, đặc biệt với trẻ lớn hơn 9 tháng tuổi, hãy cho trẻ đến khám bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe khác.

Làm gì để phòng ngừa nấm miệng ở trẻ em

Bệnh nấm miệng là một bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em, tuy nhiên bố mẹ có thể giúp trẻ ngăn ngừa bệnh này khá hiệu quả.

Nếu trẻ bú bình với sữa công thức hoặc sử dụng núm vú giả, hãy làm sạch hoàn toàn núm vú giả trong nước nóng hoặc máy rửa chuyên dụng sau mỗi lần sử dụng. Đây là cách giúp loại bỏ nấm men trên núm vú, giúp bé không bị tái nhiễm. Lưu trữ sữa và chai đã chuẩn bị trong tủ lạnh để ngăn chặn nấm men phát triển và hâm ấm khi sử dụng.

Đối với trẻ bú sữa mẹ, nếu núm vú của mẹ bị đỏ và đau, mẹ có thể bị nhiễm trùng nấm men trên núm vú và khả năng gây nấm miệng cho trẻ là rất cao. Khi đó, mẹ nên đến khám hoặc nói chuyện với bác sĩ để được chỉ định một loại thuốc mỡ chống nấm bôi tại chỗ. Bên cạnh việc điều trị cho bé thì việc bôi thuốc cho mẹ sẽ giúp trẻ không bị tái đi lái lại.

Ngăn ngừa hăm tã cho trẻ bằng cách thay tã thường xuyên.

Nấm miệng ở trẻ em tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bố mẹ cũng đừng nên lơ là. Hãy chăm sóc trẻ thật tốt để trẻ nhanh khỏi và phát triển thật khỏe mạnh.

Nguồn: https://kidshealth.org/en/parents/thrush.html

Dược sĩ Đỗ Mai Thảo (Theo KidsHealth.org)

Tin liên quan

Khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh có đờm ở cổ bằng cách nào?

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch non yếu, chưa đủ sức chống lại bệnh tật, đặc biệt là các...

Mẹ cần lưu ý gì khi cho trẻ ăn cà chua để con hấp thu các chất bổ tốt nhất?

Cà chua là một lọai rau quả quen thuộc trong gian bếp của mẹ. Tuy nhiên, trẻ ăn cà chua...

Trẻ bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì để con nhanh khỏi nhất?

Chàm sữa là tình trạng viêm da dị ứng, tác nhân gây bệnh có thể là sữa mẹ, hóa chất...

Hướng dẫn mẹ cách cho trẻ ăn sữa chua khoa học nhất

Ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng, sữa chua giúp ngăn ngừa bệnh đường ruột cho trẻ, giúp tiêu...

Cảnh báo: Những căn bệnh phổ biến trẻ thường gặp phải trong dịp Tết

Tết là thời gian giao mùa với sự sinh sôi phát triển của nhiều tác nhân gây bệnh như virus,...

Tập cho trẻ sơ sinh giấc ngủ ngoan

Không ít trẻ sơ sinh có thói quen thức đêm ngay từ trong bụng mẹ.thói quen này giữ nguyên cho...

Dấu hiệu bất thường cần đưa ngay trẻ đến viện sau tiêm vắc xin

Ngay sau tiêm vắc xin, theo dõi trẻ trong 30 phút tại điểm tiêm chủng. Thông báo cho cán bộ...

Tin mới nhất

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

19 giờ trước

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

23 giờ trước

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

1 ngày 20 giờ trước

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

1 ngày 20 giờ trước

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

1 ngày 20 giờ trước

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

2 ngày 5 giờ trước

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

19/11/2024 12:10

Top 9 loại thực phẩm lành mạnh nhất cho trẻ em!

19/11/2024 12:07

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

19/11/2024 05:28

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình