Nội dung bài viết
Bệnh bướu cổ là gì?
Các chuyên gia sức khỏe trên Yaolan cho biết: Bệnh bướu cổ mang tính đơn thuần còn được gọi là bệnh cổ to, bệnh cổ thô v.v… Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh là do cơ thể thiếu hụt Iốt, thường gặp nhiều ở nữ giới và đặc biệt là những bạn trẻ.
Vậy bướu cổ có lây không? Thông thường bệnh nhân không kèm theo dị thường ở chức năng tuyến giáp mà chỉ có biểu hiện tăng sinh phì đại ở tổ chức tuyến giáp. Mặc dù bệnh bướu cổ không phải là bệnh nan y nhưng vẫn cần sớm được điều trị để đảm bảo không dẫn đến các hệ lụy khác đối với sức khỏe.
Vì sao nên sớm phát hiện và điều trị bệnh bướu cổ?
Bệnh bướu cổ có nguy hiểm không? Tuy đa số các trường hợp bướu cổ mang tính đơn thuần sẽ không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, nhưng không phải vì vậy mà bạn bỏ qua thời điểm vàng để chữa trị bệnh.
Bướu cổ không chỉ biểu hiện ở tình trạng tuyến giáp phì to mà theo thời gian lâu dần còn gây nhiều triệu chứng tiêu cực cho người bệnh. Điển hình như bệnh nhân sẽ dễ lo âu, căng thẳng, mất ngủ và có những biểu hiện thần kinh không khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, người bị bướu cổ còn thường xuyên bị run rẩy, cơ bắp mất sức, tay chân tê cứng mang tính chu kỳ. Ngoài ra, các cơ quan khác trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng như tim đập nhanh, huyết áp tăng cao, đổ nhiều mồ hôi, khó thở, thị lực giảm, sợ ánh sáng và dễ khát nước.
Nhìn trực quan bên ngoài sẽ thấy rõ phần cổ bị sưng to và thô. Người bị bướu cổ thường có cảm giác trong cổ họng bị vướng giống như có dị vật tắc nghẽn ở đó. Đối với phụ nữ nếu bị bướu cổ còn gây rối loạn kinh nguyệt, thậm chí là mất hẳn, dễ sảy thai hoặc vô sinh.
Có thể thấy, mặc dù không quá lo lắng về vấn đề bướu cổ có lây không nhưng quan trọng là người bệnh vẫn nên sớm đến bệnh viện kiểm tra, điều trị để hạn chế tối đa những bất lợi đối với sức khỏe cũng như sinh hoạt của bạn.
Những lưu ý khi điều trị bệnh bướu cổ
Về mặt lâm sàng thì phương pháp điều trị bệnh bướu cổ là tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì các chuyên gia sức khỏe vẫn khuyến cáo bệnh nhân trong quá trình điều trị không chỉ lệ thuộc vào thuốc tây vì dễ gây tác dụng phụ nhất định, khiến bệnh có thể tái phát và khó chữa khỏi tận gốc.
Tuyệt đối không điều trị giữa chừng thì dừng lại, bởi vì dù là phương pháp nào đều phải có liệu trình nhất định. Không ít người khi vừa thấy các triệu chứng giảm đi liền tự ý dừng thuốc hoặc không chú ý những sinh hoạt hằng ngày. Thói quen tiêu cực này gây khó khăn cho việc điều trị dứt điểm bệnh mà còn dễ gây các biến chứng nguy hiểm khác.
Mặt khác, khi bị bướu cổ cần phải đặc biệt quan tâm vấn đề ăn uống của người bệnh, không chỉ cần bổ sung hàm lượng Iốt mà còn phải kiểm soát các thực phẩm kích thích mạnh. Cho dù là khi bệnh chưa có biểu hiện đau thì chế độ ăn uống cũng phải tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Ngoài phẫu thuật và dùng thuốc tây thì một số trường hợp bệnh nhẹ có thể áp dụng liệu pháp đông y để giảm tác dụng phụ cho người bị bướu cổ. Các bác sĩ đông y thường sẽ kê đơn với các vị thuốc có tác dụng tiêu phù, giảm sưng, thúc đẩy khối bướu giáp dần dần nhỏ đi và biến mất.
Luyện tập chức năng tuyến giáp sau điều trị cũng rất quan trọng. Để thúc đẩy bộ phận cổ hồi phục thì sau khi vết mổ lành lặn, người bệnh có thể tiến hành hoạt động cổ một cách chậm rãi và nhẹ nhàng, nên kiên trì trong suốt 3 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất. Trường hợp bệnh nhân phải cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp thì cần sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ để phòng bệnh tái phát.
Bệnh bướu cổ có lây nhiễm không? Câu trả lời mặc dù là không lây nhiễm nhưng không có nghĩa là bệnh không bị lại sau khi đã trị khỏi. Chính vì vậy, dù sức khỏe đã ổn định thì mỗi người vẫn nên có thói quen quan sát, kiểm tra thân thể hằng ngày. Một khi phát hiện bất thường ở cổ hay bất cứ bộ phận nào thì nên sớm đến bệnh viện kiểm tra, điều trị.
Thói quen ăn uống tích cực giúp bạn điều trị tốt bướu cổ cũng như phòng bệnh hiệu quả hơn
Bướu cổ có lây không là vấn đề nhiều người quan tâm, nhưng việc chú ý phối hợp dinh dưỡng cũng rất cần thiết đối với người bị bệnh bướu cổ. Thức ăn cho người bệnh không nên xử lý quá “tinh nhuyễn” vì có thể làm mất đi không ít các dưỡng chất cần thiết. Đặc biệt chú ý thành phần chất xơ thô có tác dụng thúc đẩy hoạt động dạ dày, đường ruột, tránh táo bón cho người sau phẫu thuật.
Bệnh bướu cổ nên ăn gì? Trước hết là chú ý bổ sung hàm lượng Iốt phù hợp cho bệnh nhân. Một số thực phẩm lý tưởng mà bạn có thể lựa chọn là rong biển, nghêu sò, rau cải lá xanh, thịt, trứng, sữa, ngũ cốc v.v… Bên cạnh đó, thức ăn có tác dụng giảm sưng phù cũng thích hợp cho quá trình trị bướu cổ, chẳng hạn như cải thảo, cải bẹ xanh, quả kiwi.
Bên cạnh đó, người bị bướu cổ cũng có thể tăng cường thực phẩm nâng cao khả năng miễn dịch như nấm hương, quả khô. Đồng thời hạn chế tối đa các thức ăn có tính kích thích như hành, tiêu, ớt v.v… Kiêng rượu bia, thuốc lá, cà phê, chất béo cũng là một trong những nguyên tắc ăn uống lành mạnh.
Bổ sung vitamin cũng có vai trò hỗ trợ trị liệu và phòng ngừa bướu cổ, đặc biệt là các nhóm vitamin A, C, D. Trong trường hợp bệnh nhân bướu cổ bị thiếu máu thì cần tăng cường thức ăn giàu vitamin và sắt, trong đó gan động vật có thể là lựa chọn thích hợp nhưng cần ăn với một lượng hợp lý.
Ngoài ra, người bệnh sau phẫu thuật và trong quá trình hồi phục sức khỏe cần chú ý lượng vận động vừa phải, đảm bảo giấc ngủ chất lượng và giữ tinh thần thoải mái, lạc quan để tăng cường sức đề kháng. Mặc dù đã trị khỏi bệnh vẫn phải cải thiện chế độ sinh hoạt khoa học, chú ý bổ sung đủ Iốt để không bị tái phát bệnh bướu cổ.
Nguồn: