Phụ Nữ Sức Khỏe

Bé trai 10 tháng tuổi ở Hà Nội phải thở máy, suy hô hấp vì mắc tay chân miệng

Bé trai sinh năm 2022, sống tại Gia Lâm, Hà Nội được đưa vào bệnh viện trong tình trạng viêm phổi có suy hô hấp, kèm theo biểu hiện tay chân miệng.

Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Hà Nội vừa tiếp nhận bệnh nhi là bé P.M.N, 10 tháng tuổi. Các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực nhi, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) cho hay, bé N. vào viện trong tình trạng viêm phổi có suy hô hấp, kèm theo biểu hiện tay chân miệng không điển hình.

Sau một ngày điều trị, bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu chuyển độ nặng của bệnh tay chân miệng: mạch nhanh 200 lần/phút, sốt cao liên tục không đáp ứng với thuốc hạ sốt, suy hô hấp tiến triển, huyết áp tăng.

Bệnh nhân được thở máy hỗ trợ hô hấp và điều trị theo phác đồ bệnh tay chân miệng độ 3, được dùng thuốc IVIG, các thuốc hỗ trợ tim mạch, hạ áp... Sau 5 ngày điều trị, tình trạng lâm sàng của bệnh nhân cải thiện, không sốt, nhịp tim giảm, huyết áp trong giới hạn bình thường, đỡ suy hô hấp.

Theo Bác sĩ Hoàng Văn Kết, Trường khoa Hồi sức tích cực nhi, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, với những bệnh nhiễm virus cấp tính như vậy, tình trạng chuyển độ có thể tiến triển rất nhanh, gây biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.

Phụ huynh không nên chủ quan khi thấy con có các biểu hiện như lên mụn nước, bọng nước ở niêm mạc miệng, bàn chân, bàn tay, mông, gối…, cần đi khám để xác định bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp.

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng có nguy cơ chuyển độ bất cứ lúc nào. Vì vậy, ngay cả khi trẻ đã được khám, có chẩn đoán theo dõi bệnh mức độ nhẹ, được kê đơn điều trị ngoại trú, cha mẹ cũng cần theo dõi sát.

Khi trẻ có dấu hiệu như: sốt cao liên tục không đáp ứng thuốc hạ sốt, quấy khóc vô cớ, nôn nhiều, giật mình nhiều, run/ yếu chi,… hay các dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế tái khám để được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể dẫn đến các di chứng thần kinh, tim mạch, thậm chí tử vong. 

Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng, bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ không nên chủ quan khi thấy con có các biểu hiện như lên mụn nước, bọng nước ở niêm mạc miệng, ở bàn chân, bàn tay, mông, gối… cần đi khám để xác định bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp.

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng có nguy cơ chuyển độ bất cứ lúc nào. Vì vậy, ngay cả khi trẻ đã được khám, có chẩn đoán theo dõi bệnh tay chân miệng độ nhẹ được kê đơn điều trị ngoại trú, cha mẹ cũng cần theo dõi sát.

Khi có bất kỳ dấu hiệu chuyển độ nào như: sốt cao liên tục không đáp ứng thuốc hạ sốt, quấy khóc vô cớ, nôn nhiều, giật mình nhiều, run/yếu chi,… hay các dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế tái khám để được điều trị kịp thời.

Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có vắc-xin phòng ngừa đặc hiệu. Vì vậy, phòng lây nhiễm là rất quan trọng: hạn chế tối đa tiếp xúc giữa trẻ bệnh và trẻ lành, vệ sinh tay thường xuyên khi chăm sóc trẻ, vệ sinh đồ chơi và dụng cụ dùng chung.

Đặc biệt trong mùa dịch tay - chân - miệng, cần chú ý chăm sóc trẻ, đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng đầy đủ nâng cao thể trạng, để trẻ có miễn dịch tốt giúp hạn chế nguy cơ mắc và bội nhiễm các bệnh truyền nhiễm.

Theo DIỆU THU/Người Đưa Tin

Tin liên quan

Bác sĩ chỉ ra thủ phạm hàng đầu gây nên nhồi máu cơ tim, đột quỵ

Hiện nay, xơ vữa động mạch là nguyên nhân hàng đầu gây nên các cơn nhồi máu cơ tim, đột...

Căn bệnh ung thư máu khiến nam nghệ sĩ Việt từ giã cõi tạm ở tuổi 39: Chưa tìm được...

Tùy từng loại ung thư máu khác nhau sẽ có dấu hiệu, triệu chứng khác nhau. Bài viết dưới đây...

Một bất thường nhiều người xem nhẹ nhưng lại cảnh báo sớm của ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang là ung thư rất phổ biến trên thế giới, đứng hàng thứ 7 ở nam giới...

2 bộ phận trên cơ thể bị "đen" cảnh báo gan kém, nhiều người vẫn chủ quan bỏ qua

Khi gan hoạt động kém, sức khỏe của bạn có thể gặp nhiều vấn đề.

Dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi xuất hiện ngay trên khuôn mặt, nếu chú ý có thể phát hiện...

Bệnh ung thư phổi cũng có thể có những dấu hiệu dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Một...

Khoa học chứng minh 5 bước đơn giản để sống lâu hơn!

Thực hiện các bước đơn giản này thành thói quen của bạn để có một cuộc sống lâu hơn, khỏe...

Thói xấu của giới trẻ tưởng đơn giản nhưng ảnh hưởng không ngờ tới đường tiết niệu

Ngồi lâu một chỗ trong thời gian dài có thể mang đến những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe,...

Tin mới nhất

Top 6 thực phẩm tốt cho mắt, loại thứ 5 có sẵn trong bếp mỗi nhà

11 giờ trước

Uống bột đậu đỏ có tác dụng gì, bạn đã biết chưa?

11 giờ trước

Đậu phụ có tác dụng gì cho sức khỏe và ăn như thế nào là tốt?

11 giờ trước

Trứng cút 'quen mà lạ': Bài thuốc bổ não và trị sinh lý yếu

16 giờ trước

Mận hậu đang vào mùa, làm ngay nước siro mận siêu mát còn ‘lời thêm’ món ô mai mận siêu...

16 giờ trước

4 món cực hấp dẫn và đưa cơm với cá basa

19 giờ trước

Đừng sốt chua ngọt nữa, sườn làm như thế này mới khiến chồng con cực mê

19 giờ trước

Làm tôm sốt chua ngọt đừng quên cho thêm thứ này, đảm bảo ngon hơn rất nhiều

19 giờ trước

Cách chế biến canh củ sen hầm sườn non thơm ngon đãi cả nhà

1 ngày 14 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình