Phụ Nữ Sức Khỏe

Sau đau mắt đỏ, người bệnh cẩn trọng với tình trạng này

Sau hơn 1 tuần bị đau mắt đỏ, Nguyễn Thảo (23 tuổi, Hà Nội) nhìn mờ như có màng sương trước mắt. Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện virus gây bệnh đã gây tổn thương trên giác mạc, ảnh hưởng đến thị lực của Thảo.

Dịch đau mắt đỏ diễn biến phức tạp hơn mọi năm

Nguyễn Thảo hiện đang làm thu ngân tại một bệnh viện lớn ở Hà Nội. Hàng ngày tiếp đón một lượng lớn bệnh nhân đến khám vì đau mắt đỏ nên việc bị lây bệnh là điều khó tránh. Ngay sau khi có triệu chứng, Thảo đã thăm khám bác sĩ và được kê đơn thuốc điều trị. Tuy nhiên sau một tuần, dù tình trạng đau mắt đỏ giảm nhưng mắt Thảo không nhìn rõ như trước.

Trường hợp của Thảo chỉ là một trong rất nhiều bệnh nhân bị tổn thương trên giác mạc, ảnh hưởng đến thị lực trong mùa dịch đau mắt đỏ năm nay.

PGS.TS Hoàng Thị Minh Châu – Chủ tịch CLB Giác mạc, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 nhận định, bệnh đau mắt đỏ năm nay diễn biến phức tạp hơn hẳn mọi năm. Bác sĩ Châu cũng đã trực tiếp điều trị cho rất nhiều bệnh nhân bị tổn thương giác mạc và đã khỏi bệnh.

Bên cạnh đó, tình trạng đau mắt đỏ có giả mạc cũng nhiều hơn mọi năm. Nếu như các năm trước, đau mắt đỏ có giả mạc xuất hiện chủ yếu ở trẻ em thì năm nay người lớn cũng bị nhiều. Giả mạc gây cọ sát, trầy xước giác mạc, tăng nguy cơ viêm loét giác mạc.

Giác mạc khi bị viêm cộng thêm tác động như dụi mắt cũng là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến trầy xước giác mạc, ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh.

Dịch đau mắt đỏ năm nay phức tạp hơn hẳn mọi năm

Theo PGS.TS Hoàng Thị Minh Châu, dịch đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng tại mắt có khả năng lây lan mạnh, thường do virus gây ra với triệu chứng chủ yếu là đỏ mắt, cộm, chảy nước mắt. Theo nghiên cứu mới nhất tại TPHCM thì 86% virus gây bệnh là Enterovirus và 14% do Adenovirus.

Hiện vẫn chưa có công bố chính thức, nhưng tuỳ từng chủng loại virus có thể gây bệnh ở những vị trí khác nhau, trên kết mạc là chính nhưng cũng có thể nặng hơn gây tổn thương giác mạc, gây bệnh về đường ruột… 

Dù là loại virus nào thì đau mắt đỏ vẫn là bệnh lành tính và không có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh nhân được điều trị theo triệu chứng, hạn chế các biến chứng nặng có thể gây ảnh hưởng đến thị lực lâu dài.

Tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ

Hiện nay, bệnh đau mắt đỏ đã lây lan khắp cả nước, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng… có ngày ghi nhận hàng nghìn ca, có một số ca diễn tiến nặng.

Theo PGS.TS Hoàng Thị Minh Châu, người bệnh bị đau mắt đỏ dẫn tới biến chứng là do tâm lý chủ quan, không đi khám để được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh nhân khi đi khám sẽ được bác sĩ theo dõi, đánh giá tình trạng biến chuyển của bệnh, kết hợp sử dụng thuốc hiệu quả. Không phải tất cả các bệnh nhân đều sử dụng một loại thuốc kháng sinh, kháng viêm và nước mắt nhân tạo giống nhau đều có thể khỏi bệnh.

Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo người bệnh khi có dấu hiệu đau mắt đỏ cần đi khám ngay, tuyệt đối không tự mua thuốc và điều trị tại nhà, tránh biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến thị lực.

Bên cạnh đó, giữa lúc dịch đau mắt đỏ đang lây lan mạnh trong cộng đồng, mỗi người cần nâng cao ý thức, tuân thủ các khuyến cáo phòng bệnh của Bộ Y tế:

- Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, hoặc khi tiếp xúc với người bệnh. Đồng thời, người bệnh cần đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm do bệnh lây qua đường giọt bắn và dịch tiết kết mạc!

- Sát khuẩn tay bằng các dung dịch sát khuẩn nhanh hoặc rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng; không dùng chung vật dụng cá nhân như: thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…

- Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường.

- Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh.

- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ.

- Người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời.

Theo Mai Anh/Gia Đình và Xã Hội

Tin liên quan

Khi “vòng 3” xuất hiện biểu hiện này, coi chừng cholesterol tăng vọt, phát hiện sớm sẽ ít bệnh

Cholesterol máu cao là nguyên nhân của nhiều loại bệnh nguy hiểm, cho nên khi có dấu hiệu này ở...

Uống nước xong thấy những dấu hiệu này, đi khám ngay kẻo ung thư

Thấy những dấu hiệu bất thường dưới đây khi vừa uống nước xong, rất có thể đó là những dấu...

Bé 9 tuổi bị liệt nửa người sau khi vỡ mạch máu não

Bé trai 9 tuổi ở Phú Thọ, bị di chứng liệt nửa người bên trái đột ngột, yếu nửa người...

Cách dùng thuốc trị đau mắt đỏ đúng và hiệu quả nhất

Dịch đau mắt đỏ bùng phát khiến nhiều người mắc bệnh, phải nghỉ học, nghỉ làm. Các bác sĩ khuyến...

Báo động bệnh đau mắt đỏ, ghi nhận trên 6.000 ca mắc

Bệnh đau mắt đỏ đã xuất hiện tại Quảng Bình và lây lan nhanh, nhất là ở trẻ mầm non...

Những bài thuốc đông y giúp cơ thể nhanh hồi phục sau sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm do virus, thường diễn biến nhanh, theo từng giai đoạn. Bệnh sẽ...

Số ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng sốc, nhiều ca nặng nhập viện

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần vừa qua, số ca mắc sốt...

Tin mới nhất

Bạn có biết ăn nấm đúng cách có thể mang lại những lợi ích gì?

7 giờ trước

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn dứa mỗi ngày?

7 giờ trước

Top những thực phẩm ‘vàng’ giúp cơ thể khỏe mạnh khi thời tiết giao mùa

7 giờ trước

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn cà rốt thường xuyên

8 giờ trước

Ăn dứa mỗi ngày, chuyện gì xảy ra với sức khỏe?

9 giờ trước

5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày

1 ngày 11 giờ trước

Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...

1 ngày 11 giờ trước

Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?

1 ngày 11 giờ trước

Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách

1 ngày 11 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình