Theo các chuyên gia, lượng camphor cho phép trong các chế phẩm dầu gió chỉ khoảng 3 – 11%. Khi bị ngộ độc, camphor có thể gây tác hại với những triệu chứng xuất hiện chỉ trong vòng 5 – 90 phút sau tiếp xúc, tùy vào lượng dầu nhiều hay ít. Các biểu hiện sớm là bỏng miệng, hầu họng, buồn nôn, nôn mửa, lừ đừ, sau đó là co giật, hôn mê, suy hô hấp nặng. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến tử vong.
Còn có quan niệm cho rằng, dầu gió chữa được sâu răng, áp dụng bằng cách lấy dầu gió tẩm vào bông gòn, rồi nhét bông gòn đó vào vùng răng bị sâu. Trong khi đó, TS.BS Trương Thị Ngọc Lan, Viện phó viện Y dược học dân tộc TP.HCM khẳng định trên tờ Tuổi trẻ: “Đây chỉ là cách giảm đau răng tạm thời, người dân tuyệt đối không nên áp dụng. Trong dầu gió không ghi chữa trị nhức răng thì tại sao chúng ta lại áp dụng? Điều này cực kỳ nguy hiểm”, TS.BS Trương Thị Ngọc Lan nhấn mạnh.
Điều cần nhớ khi dùng dầu gió
Những ai thường xuyên sử dụng dầu gió với mục đích chữa bệnh, giảm đau cần ghi nhớ kỹ 7 điều sau:
1. Dầu gió có thể điều trị cảm lạnh, nhức đầu, vết thương do côn trùng cắn và các bệnh liên quan đến mũi như viêm xoang, viêm mũi, nghẹt mũi… Lưu ý, dầu gió không cótác dụngchữa sâu răng và đau bụng thường xuyên tái phát.
2. Không nên sử dụng dầu gió thường xuyên vì điều này sẽ làm bạn bị “nhờn thuốc”, làm giảmtác dụngcủa thuốc. Các bác sĩ khuyến cáo, bạn không nên dùng dầu gió quá 4 lần/ngày.
3. Cần đọc kỹ các thông tin hướng dẫn trước khi sử dụng dầu gió.
4. Tuyệt đối không nên uống hoặc thoa dầu gió lên vết thương hở.
5. Trước khi thoa dầu gió lên cơ thể cần phải rửa sạch và lau khô vùng da cần thoa. Nên lấy một lượng vừa đủ, không nên bôi quá nhiều.
Không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ đang mang thai
Không chỉ uống dầu gió mà thậm chí bôi không đúng cách cũng vô cùng nguy hiểm cho người dùng. Trong một số trường hợp, bệnh nhân chỉ sử dụng ngoài da thôi cũng khiến cho cơ thể khó chịu. Giải thích về điều này, lương y Vũ Quốc Trung cho biết: “Trong dầu gió, tinh dầu bạc hà chứa methol và methyl salicylat là hai thành phần thường gặp nhất. Menthol bốc hơi rất nhanh, gây tê tại chỗ và cảm giác khoan khoái, mát lạnh khi xoa vào da.
Nhưng khi dùng nhiều dầu gió cótác dụngphụ làm tăng bài tiết mồ hôi nên dễ gây hạ nhiệt thân thể. Vì vậy mà những người bị lở ngứa, ra mồ hôi, sốt cao, vừa ốm dậy, người suy nhược, táo bón, tăng huyết áp phải đặc biệt chú ý không nên dùng”.
Theo các chuyên gia, khi bị ngộ độc vì dùng dầu gió thì các triệu chứng sẽ xuất hiện chỉ trong vòng 5 - 90 phút sau tiếp xúc, tùy vào lượng dầu nhiều hay ít. Các biểu hiện sớm là bỏng miệng, hầu họng, buồn nôn, nôn mửa, lừ đừ, sau đó là co giật, hôn mê, thậm chí là suy hô hấp nặng. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến tử vong. Do vậy khi sử dụng hoặc phát hiện bệnh nhân uống phải dầu gió có dấu hiệu bất thường, nghi ngờ ngộ độc thì người nhà cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế.
Đặc biệt là đối với trẻ em dưới 2 tuổi và phụ nữ đang mang thai thì không nên dùng dầu gió. Bời vì thành phần chủ yếu trong dầu gió là tinh dầu bạc hà. Trong tinh dầu bạc hà có nguy cơ gây hiện tượng ức chế tuần hoàn và hô hấp dẫn đến ngừng tim và ngừng thở, vì vậy không dùng dầu gió cho trẻ em dưới 2 tuổi, và phụ nữ có thai, đang cho con bú.