Phụ Nữ Sức Khỏe

Báo động tình trạng thực phẩm chức năng giả, thổi phồng công dụng tràn lan trên thị trường

Nhiều loại thực phẩm chức năng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, kém chất lượng được quảng cáo chữa nhiều loại bệnh khác nhau từ chữa xương khớp, tiêu hoá, tim mạch... và cả bệnh ung thư.

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo phát triển bền vững thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam, do Cục An toàn thực phẩm, Hiệp hội Thực phẩm chức năng tổ chức.

Thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam tăng trưởng 15% mỗi năm

Theo thống kê của Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam, Việt Nam được đánh giá là có thị trường thực phẩm chức năng phát triển thuộc loại nhanh nhất thế giới.

Sau 20 năm phát triển, thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam phát triển nhanh, số lượng sản phẩm đăng ký mới hàng năm lên tới con số chục nghìn, trên 70% là sản phẩm sản xuất trong nước. Số lượng người dân Việt biết và sử dụng thực phẩm chức năng tăng lên trên 60%.

Đáp ứng nhu cầu phòng bệnh hơn chữa bệnh và phù hợp với lối sống xu hướng gần gũi với thiên nhiên hiện nay, thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam đang tăng trưởng 15% mỗi năm.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhận định, thời gian vừa qua, thực phẩm chức năng đã góp phần quan trọng trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân. 

Tình trạng thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng tràn lan trên thị trường

Ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục trưởng Cục nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, thời gian qua, tình trạng thực phẩm chức năng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, kém chất lượng đáng báo động xảy ra trên mọi lĩnh vực, địa bàn, ở cả khu vực sản xuất, chế biến, lưu thông và xuất nhập khẩu. 

Thực phẩm chức năng giả trước đây chủ yếu là sản xuất thủ công nhỏ lẻ hiện nay đã thành quy mô công nghiệp. Đáng lưu ý hơn, thực phẩm chức năng giả không chỉ sản xuất ở Việt Nam mà còn sản xuất ở nước ngoài và đưa về Việt Nam tiêu thụ.

Thực phẩm chức năng giả mạo. Ảnh: Cục An toàn thực phẩm

Ông Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết tình trạng vi phạm trong quảng cáo thực phẩm chức năng trên nền tảng công nghệ số, đặc biệt là mạng xã hội đang ở mức đáng báo động.

Bên cạnh đó, nhiều nhà sản xuất còn vì lợi nhuận mà thổi phồng công dụng, cho thêm chất cấm, chất độc hại vào trong sản phẩm. 

Quảng cáo sai thông tin gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, quảng cáo thực phẩm chức năng như thần dược, khiến nhiều người mua và sử dụng sản phẩm không hiệu quả, ảnh hưởng đến bệnh tật, nguy hiểm đến tính mạng, tiền mất tật mang, khiến dư luận bức xúc.

Cục An toàn Thực phẩm cho biết, những năm qua đã xử lý nhiều cơ sở vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng với số tiền xử phạt hành chính lên tới hàng tỷ đồng.

Trong năm 2022, Cục An toàn thực phẩm đã chuyển Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) xử lý 483 đường link (139 facebook, 6 youtube), chuyển Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) xử lý 89 website sàn thương mại điện tử vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng.

Hình ảnh quảng cáo thực phẩm chức năng không đúng sự thật được Cục An toàn thực phẩm cảnh báo. Ảnh: Cục An toàn thực phẩm

Phân tích về nguyên nhân của tình trạng trên, ông Nguyễn Đức Lê cho hay do thương mại điện tử phát triển vượt bậc dẫn đến các đối tượng lợi dụng để bán thực phẩm chức năng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, kém chất lượng cùng với sự dàn dựng quảng cáo của những người nổi tiếng trên mạng xã hội. 

Việc giám định thực phẩm chức năng đòi hỏi kinh phí lớn và thời gian dài để thẩm tra, xác minh chính vì vậy không kịp thời ngăn chặn được ngay từ nguồn.

Đặc biệt, ý thức của người tiêu dùng chưa cao; vẫn tự ý mua thực phẩm chức năng không qua tư vấn của cơ quan đơn vị có chuyên môn hoặc mua theo trào lưu.

Chưa có thống kê về thực phẩm chức năng giả trên nền tảng Thương mại điện tử, nhưng lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường cho hay có khoảng 60% gian lận trên nền tảng thương mại điện tử. 

Trận chiến hàng giả ở kênh này gặp rất nhiều khó khăn do sản phẩm không xuất hiện trên thị trường, mà chỉ len lỏi trong các hội nhóm nên việc phát hiện hàng giả là vấn đề khó. Hậu quả, nhiều người dân tự mua thực phẩm chức năng sử dụng dẫn đến tình trạng suýt tử vong mà tưởng đang... thải độc.

Thực trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến những doanh nghiệp làm ăn chân chính, quyền lợi, sức khỏe người tiêu dùng cũng như uy tín của nền kinh tế Việt Nam.

Người tiêu dùng cần nâng cao ý thức, không mua thực phẩm chức năng theo trào lưu

Bàn về giải pháp, ông Nguyễn Đức Lê cho rằng Bộ Y tế và các bộ, ngành có liên quan cùng với các doanh nghiệp phải có sự đồng lòng, chung tay góp sức trong hoạt động chống thực phẩm chức năng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, kém chất lượng. Hiệp hội Thực phẩm chức năng phải là đầu mối quy tụ doanh nghiệp, người tiêu dùng phối hợp với cơ quan chức năng trong đấu tranh chống thực phẩm chức năng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, kém chất lượng.

Cơ quan chức năng cần tham mưu và đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện và thể chế quản lý thực phẩm chức năng, từ đó để đưa ra các giải pháp quản lý quảng cáo sao cho đúng, đảm bảo quy định để tránh việc người dân hiểu nhầm thực phẩm chức năng giống như thuốc chữa bệnh.

Các đơn vị có liên quan cần phải có những công cụ, giải pháp tiên tiến được pháp luật thừa nhận để có thể hỗ trợ cho lực lượng chức năng khi thực thi nhiệm vụ; có cơ sở để đánh giá, xác minh nhanh độ thật, giả của sản phẩm thực phẩm chức năng lưu thông trên thị trường. 

Đặc biệt, người tiêu dùng cần nâng cao ý thức, không tự ý mua thực phẩm chức năng không qua tư vấn của cơ quan, đơn vị có chuyên môn hoặc mua theo trào lưu hoặc các hội, nhóm trên mạng.

Doanh nghiệp, người tiêu dùng phát hiện thực phẩm chức năng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, kém chất lượng cần phản ánh ngay đến lực lượng Quản lý thị trường để xử lý kịp thời.

Quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật bị xử phạt như thế nào?
Theo Điều 23 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 38/2021/NĐ-CP, vi phạm quy định về quảng cáo, thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin về an toàn thực phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: phát hành tài liệu, ấn phẩm thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật; đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng thông tin về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật.

Ngoài ra, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo và buộc cải chính thông tin.

Theo HN/Công dân Khuyến học

Tin liên quan

Quảng Ninh: Va chạm với ô tô, người phụ nữ đi xe máy tử vong thương tâm

Cú va chạm giữa 2 phương tiện khiến xe máy do người phụ nữ điều khiển bị cuốn vào gầm...

Giá xăng dầu hôm nay 21/12: Xăng giảm từ 300-400 đồng/lít, giá dầu giảm 500-800 đồng/lít

Kỳ điều hành giá xăng dầu hôm nay 21/12, giá xăng E5 RON 92 giảm 300 đồng/lít, xăng RON 95...

Sau ca tử vong vì bị chó cắn, Đồng Nai tăng cường xử phạt các trường hợp vi phạm trong...

Đồng Nai đã ban hành kế hoạch phòng, chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh và yêu cầu UBND cấp...

Đồng Nai: Bé trai 10 tuổi uống nhầm thuốc cai nghiện methadone

Các bác sĩ đã cấp cứu, xử lý kịp thời bé trai bị ngộ độc methadone đã phù phổi cấp,...

Vụ cháy thiệt hại lớn nhất Bạc Liêu hơn 3 năm vẫn chưa đền bù

Sau 3 năm xảy ra vụ cháy được xem là lớn nhất tỉnh Bạc Liêu với thiệt hại hơn 15...

Rét đậm, rét hại ở Miền Bắc kéo dài đến bao giờ?

Rét đậm, rét hại có khả năng xảy ra vào 3-4 ngày cuối tháng 12/2022 và kéo dài trong suốt...

Đảm bảo lương, thưởng cho lao động mất việc, giảm giờ làm

Doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn tiếp cận nguồn vốn...

Tin mới nhất

WAFT - Giáo dục tận gốc là giáo dục nhận thức

11 phút trước

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội, tím tái toàn...

54 phút trước

Dự báo thời tiết hôm nay 24/11: Miền Bắc đón không khí lạnh mạnh, miền Trung mưa liên tiếp

54 phút trước

Xuất hiện chuỗi bão và áp thấp nhiệt đới dồn dập, Biển Đông nguy cơ “bão chồng bão” cuối tháng...

55 phút trước

TP.HCM ghi nhận 1 ca tử vong do sốt xuất huyết

2 giờ trước

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

1 ngày 4 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

1 ngày 4 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 19 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình