Phụ Nữ Sức Khỏe

Bào ngư - Vị thuốc sáng mắt

Trong y học cổ truyền, vỏ bào ngư được dùng với tên thuốc là thạch quyết minh. Vỏ được lấy từ bào ngư còn sống hoặc đã luộc chín. Khi dùng, nung vỏ thành vôi hoặc tẩm nước muối.

Vỏ bào ngư có hình bầu dục hoặc gần bán cầu, nhìn mặt trong hơi giống tai người, dài 3,5 - 8,5cm; rộng 2,5 - 5,5cm. Dược liệu có vị mặn, tính bình không độc, có tác dụng bổ gan thận, thanh nhiệt, làm sáng mắt, chủ trị các chứng bệnh về mắt:
Chữa đau mắt đỏ, mắt kéo màng, đau nhói về tối: vỏ bào ngư và cỏ tháp bút (mộc tặc) lượng bằng nhau, sao khô, tán bột, mỗi lần uống 12g với nước có pha 3 lát gừng và một quả táo tàu giã nhuyễn. Ngày làm 2 lần.

Bào ngư.

Hoặc vỏ bào ngư, cúc hoa vàng, cam thảo, lượng 3 thứ bằng nhau, phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 4g với nước ấm, dùng hai lần.
Chữa quáng gà: vỏ bào ngư, sơn thù, sơn dược, mỗi thứ 16g; cúc hoa, bạch thược, kỷ tử, trạch tả, phục linh, đơn bì, thục địa, mỗi thứ 12g. Tất cả phơi khô, tán bột mịn, trộn với mật làm thành viên uống. Mỗi ngày 20g, chia làm 2 lần.
Chữa đục thủy tinh thể: vỏ bào ngư 30g, huyền hồ phấn 10g, thuyền thoái 15g, xác rắn lột 15g, đại hoàng 5g. Tất cả sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

Theo kinh nghiệm dân gian, thịt bào ngư nấu với gạo nếp đến nhừ nhuyễn cho phụ nữ sau sinh ăn trong vài ngày, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường thể lực, kích thích ăn, nhiều sữa. Người dân vùng biển còn truyền tụng nhau rằng, ăn bào ngư đều đặn mỗi tháng 1 - 2 lần sẽ sống lâu, cường tráng.

Ở Trung Quốc, bào ngư được dùng như một món ăn - vị thuốc để bổ khí huyết, hạ huyết áp. Bào ngư 50g xào với 5g tỏi, 5g hành rồi nấu chín với 7,5g sò huyết, 7,5g sơn tra và 400ml nước luộc gà. Ăn cả cái lẫn nước làm một lần trong ngày. Bào ngư phơi khô 20 - 25g nấu với củ cải cho chín, ăn cách ngày chữa bệnh đái tháo đường.

Theo DS. Huyền Hoa/ Sức khỏe và Đời sống

Tin liên quan

Bài thuốc chữa tiểu đường, khí hư từ cây me

Cho một kg hạt me chín vào chảo gang, đổ ngập nước đun cho cạn rồi sao khô, để nguội...

Bài thuốc chữa huyết áp cao từ cây nhàu

Người bị huyết áp cao dùng rễ nhàu sắc uống như nước trà hằng ngày, liệu trình điều trị 15...

Những bài thuốc quý từ cây sen

Sen là loại cây dễ sống ở vùng đồng bằng và trung du nước ta. Tuy sống vùi trong bùn...

Món ăn thuốc từ củ cải trắng

La bạc tử là tên thuốc của củ cải trắng. Tên khoa học là Raphamus sativus L., thuộc họ chữ...

Ngao - Món ngon, thuốc quý

Ngao còn gọi nghêu, là loại thực phẩm bổ dưỡng quen thuộc, có giá trị dinh dưỡng cao và dễ...

Bài thuốc, món ăn lợi sức khỏe từ hành tây

Nước ép hành tây có lợi cho người bệnh đường ruột, bệnh trĩ. Hành tây giã nhuyễn đắp giúp làm...

Trị táo bón không dùng thuốc

Theo Y học cổ truyền, táo bón thuộc chứng tiện bí, chỉ tình trạng đại tiện bí kết không thông,...

Tin mới nhất

Loại chanh tí hon lên 'cơn sốt', dân buôn đua nhau thu gom vẫn không kịp bán, có gì đặc...

17 giờ trước

Vì sao nên đặt cây thủy sinh ở ban Thần Tài? 3 loại cây thủy sinh giúp Tài Lộc ùn...

17 giờ trước

Tự tin về trình độ công nghệ thông tin, người phụ nữ vẫn bị 'khoắng sạch' gần 1 tỷ đồng

17 giờ trước

Vụ ngộ độc hơn 120 công nhân ở Hải Phòng nhập viện: Nguyên nhân từ món cá kho chứa hàm...

17 giờ trước

Một lớp học ở Hà Nội có 4 thủ khoa thi tuyển sinh lớp 10, trong đó có 1 thủ...

17 giờ trước

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1-7, những ai được điều chỉnh?

1 ngày 14 giờ trước

Nhiều ý kiến về đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng không được bảo lưu

1 ngày 14 giờ trước

Mức đóng, hưởng BHYT tăng giảm thế nào sau tăng lương cơ sở từ 1-7

1 ngày 14 giờ trước

Sập bẫy chiêu lừa đáo hạn ngân hàng của khách thẩm mỹ viện

1 ngày 14 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình