Phụ Nữ Sức Khỏe

Báo động tình trạng trẻ nhiễm vi khuẩn gây viêm loét và ung thư dạ dày

Có đến 96,2% trẻ em dưới 8 tuổi bị nhiễm vi khuẩn HP. Đây là con số nghiên cứu thống kê của Viện Nghiên cứu và đào tạo Tiêu hoá, Gan mật Việt Nam đưa ra trong Hội nghị khoa học Tiêu hoá, Gan mật ngày 26/5.

Trẻ 2 tuổi đã nhiễm

Theo PGS Nguyễn Duy Thắng, Viện trưởng Viện nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hoá Việt Nam, vi khuẩn HP - tên đầy đủ là Helicobacter pylori là một loại vi khuẩn sống trong dạ dày người.

Vi khuẩn HP sinh sống và phát triển trong lớp nhày trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Nó tiết ra một loại enzim gây độc cho niêm mạc dạ dày tạo nên tình trạng viêm, viêm dạ dày mãn tính. Vi khuẩn HP thường phát triển trong dạ dày mà không có bất kỳ biểu hiện đặc biệt và đôi khi tồn tại suốt đời.

PGS Nguyễn Duy Thắng cho biết tỷ lệ nhiễm HP ở Việt Nam là 55 – 70% - Ảnh: Bảo Lâm

Theo thống kê ở các nước trên thế giới, tình trạng nhiễm HP theo độ phát triển của quốc gia. Ví dụ: Các nước phát triển, tỷ lệ này chiếm 15 – 35%, Châu Âu khoảng 20%, riêng Anh là 47%, Mỹ là 45% nhưng tại Việt Nam tỷ lệ nhiễm HP khoảng 55 – 70%.

Tình trạng nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em đang đáng mức báo động. PGS Thắng cho biết theo nghiên cứu của ông trong 2 năm qua trong số hơn 300 gia đình thì tỷ lệ trẻ em dưới 8 tuổi nhiễm vi khuẩn HP lên tới 96,2%. Đây là một con số cao so với tỷ lệ chung ở Việt Nam khoảng 70% dân số trong cộng đồng mang vi khuẩn này. 

PGS Thắng cho biết nhiễm vi khuẩn HP là nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày ở trẻ em. Căn bệnh hiện nay đang có xu hướng gia tăng. Trong số những gia đình PGS Thắng nghiên cứu thì trong nhà có bố, mẹ bị nhiễm HP và bác sĩ khuyến cáo gia đình đưa con cái và các thành viên khác đi thử test HP kết quả ở trẻ dưới 8 tuổi là 96,2% và ở bố mẹ là 80%.

PGS Thắng đang điều trị cho cháu bé 2 tuổi bị nhiễm vi khuẩn HP, xung huyết dạ dày. Cháu bé lười ăn, thường nôn ói và bố của cháu bé cũng đang điều trị viêm dạ dày có hoạt động của vi khuẩn HP. Kết quả, cả gia đình cháu bé đều nhiễm HP và cháu bé này bé nhất nhà.

Nói đến tác hại của vi khuẩn HP, theo PGS Thắng, vi khuẩn HP là thủ phạm trực tiếp gây ra viêm loét dạ dày, tá tràng. Nhiều trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng do nguyên nhân khác nhưng HP vẫn đứng đầu bảng. Ngoài ra, HP còn gây ra các tổn thương khác cho dạ dày như loét, xuất huyết dạ dày hoặc trong số ít trường hợp có thể phát triển thành ung thư dạ dày. 

Tổ chức ung thư thế giới đã chỉ ra rằng ung thư dạ dày do HP gây ra và vẫn đứng ở vị trí số 1 trong các yếu tố thúc đẩy ung thư dạ dày. Khoảng 1% vi khuẩn HP gây ra ung thư dạ dày. 

Vi khuẩn HP lây qua đường nào?

Theo PGS Thắng, HP lây chủ yếu qua đường nước bọt là chính. Những thói quen như mớm cơm cho trẻ, ăn chung bát thìa, dùng đũa của người mang HP gắp thức ăn… chính là điều kiện lây lan cho vi khuẩn HP. Ở trẻ nhỏ, do hệ miễn dịch chưa tốt nên nguy cơ này càng tăng cao hơn người trưởng thành.

Việc điều trị HP ở trẻ nhỏ cũng dễ tái phát hơn. Một liệu trình khoảng 7 – 10 ngày. Các bác sĩ phải loại trừ từng trường hợp để kê thuốc. Ví dụ: Trẻ dưới 10 tuổi, trẻ dưới 18 tuổi, trẻ dị ứng với thuốc trị HP. Tất cả đều phải tính toán kỹ lưỡng. Đặc biệt ở trẻ có tình trạng viêm loét dạ dày càng phải điều trị HP triệt để hơn.

Vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày - Ảnh minh họa: Internet

PGS Thắng cho biết, hiện nay, để kiểm tra bệnh nhân có nhiễm HP hay không có nhiều biện pháp: Có thể lấy 1 mẫu mô sinh thiết qua nội soi dạ dày tá tràng để kiểm tra bằng test ure nhanh, mô bệnh học, hoặc nuôi cấy. Trường hợp này dành cho bệnh nhân có các triệu chứng với bệnh như nôn ói, đau bụng, sụt cân, da xanh.

Thường với trẻ nhỏ kiểm tra HP theo gia đình thì không cần phải nội soi dạ dày tá tràng, việc tìm HP được thực hiện nhờ xét nghiệm phân hoặc xét nghiệm hơi thở.

Khi mắc vi khuẩn HP, bệnh nhân có thể làm xét nghiệm vi khuẩn HP thuộc nhóm có độc lực mang gen CagA hay không. Nếu HP thuộc nhóm mang gen CsgA thì nguy cơ ung thư dạ dày rất cao.

PGS Thắng nhấn mạnh HP là thủ phạm gây viêm loét dạ dày. Vì thế, muốn phòng bệnh hiệu quả chúng ta cần phải kiểm soát con đường lây nhiễm loại vi khuẩn này. Không ăn chung bát đĩa, không mớm cơm cho trẻ, không ăn thức ăn tái sống, hạn chế các quán xá ven đường dùng chung cốc, chén vì vi khuẩn HP có trong nước bọt.

Bảo Lâm

Tin liên quan

Triệu chứng sớm của bệnh bạch cầu ở trẻ

Tôi nghe nói nếu trong anh chị em có người bị bệnh bạch cầu thì nguy cơ mắc bệnh là...

Mở khóa đầu ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Khi trẻ sơ sinh xuất hiện vùng rãnh thóp trên đầu, nhiều người quan niệm bé bị mở khóa đầu....

Việc cần làm khi trẻ dị ứng sữa bò

Dị ứng sữa bò ở trẻ em có thể gây ra nhiều lúng túng cho các bậc cha mẹ khi...

Cách ổn định giấc ngủ cho học sinh mùa thi

Ngủ là một trong những hành vi phổ biến nhất của con người vì mỗi người cần 1/3 cuộc đời...

Phòng bệnh cho trẻ thời điểm giao mùa cùng Tiến sĩ Bác sĩ Phạm Diệp Thùy Dương

Tiến sĩ Bác sĩ Phạm Diệp Thùy Dương sẽ có buổi giao lưu trực tuyến và giải đáp thắc mắc...

Thuộc lòng những cách massage chân cho trẻ em để bé khỏe mạnh mỗi ngày

Massage là liệu pháp mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Massage tác động đến tâm trí, cơ thể và...

8 sai lầm nghiêm trọng của cha mẹ ảnh hưởng đến tính cách con khi trưởng thành

Nếu không muốn con phát triển lệch lạc trong suy nghĩ, cha mẹ đừng nên có 8 hành động sai...

Tin mới nhất

Bật mí cách làm son bằng củ dền đơn giản tại nhà

1 giờ trước

Từng tăng gần 30kg trong thời gian mang thai, Phan Như Thảo và hành trình 8 năm kiên trì lấy...

1 giờ trước

Khi tắm, phụ nữ cần xoa bóp các bộ phận này nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe dạ dày...

1 giờ trước

Vừa lấn sân sang ca hát, Bạch Lộc nhanh chóng giữ vị trí số 1 trong lòng khán giả

1 giờ trước

Việt Nam chính thức được cấp phép lưu hành vaccine phòng sốt xuất huyết

1 giờ trước

Bạn gái cũ 11 năm của Lương Thế Thành: Từng 2 lần định tổ chức lễ cưới nhưng không thành,...

5 giờ trước

Nghề nghiệp đặc biệt của Lý Hiện trong Sắc Xuân Gửi Người Tình gây tranh cãi ở Trung Quốc, yêu...

5 giờ trước

Cô bé Việt từng gây bão The Voice Kids Đức 2022, giờ đã thành thiếu nữ, song ca cùng thầy...

5 giờ trước

Làm thế nào để ngủ được, ngon và sâu giấc?

5 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình