Lá dứa là loại cây nhiệt đới, được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực Đông Nam Á như một hương liệu. Lá có mùi thơm hương nếp, béo béo, thường được dùng để nấu xôi, nấu sữa, làm màu xanh tự nhiên bắt mắt cho các món rau câu,…
Từ xa xưa, các lương y đã sử dụng lá dứa như một loại thuốc để điều trị bệnh. Loại lá tưởng chỉ mang hương liệu ẩm thực lại có những lợi ích hữu hiệu trong y học cổ truyền.
Hiện nay, người ta thường kết hợp lá dứa để nấu nước mát giải khát, nước trà,... Bên cạnh đó, công dụng của lá dứa còn đặc biệt đa dạng, phong phú.
Lá dứa có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Điều trị cho những người thần kinh yếu
Alkaloid trong tinh dầu lá dứa có khả năng kích thích hoạt động của hệ thần kinh. Vì thế, người bị thần kinh yếu hoặc lao động trí óc với tần suất cao có thể bồi bổ bằng nước lá dứa để giữ cho não bộ minh mẫn, làm việc hiệu quả hơn.
Bạn hãy rửa sạch 3 miếng lá dứa, hãm với 3 bát nước sôi và uống mỗi ngày 2 lần (vào buổi sáng và chiều). Thực hiện kiên trì, đều đặn mỗi ngày sẽ giúp người thần kinh yếu cảm thấy khỏe khoắn hơn.
Điều trị tăng huyết áp
Ngoài việc điều trị bệnh thần kinh yếu, nước lá dứa cũng được sử dụng để điều trị các vấn đề về huyết áp. Bởi chất Tanin trong lá dứa có khả năng giảm lượng cholesterol trong máu, tránh xơ vữa động mạch, đồng thời hỗ trợ điều trị tăng huyết áp hiệu quả. 2 cốc nước lá dứa đun sôi mỗi ngày là đủ để kiểm soát căn bệnh này.
Loại bỏ cảm giác lo lắng
Hàm lượng Tanin (hợp chất chống oxi hóa và khử các gốc tự do) trong lá dứa sẽ giúp cải thiện tâm trạng của bạn hiệu quả.
Với những người đang thường xuyên gặp cảm giác lo lắng hoặc căng thẳng, hãy uống một ly nước sắc lá dứa mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bạn xua đuổi căng thẳng, giảm thiểu lo âu tức thì.
Bạn hãy chọn khoảng 5 - 10 lá dứa, rửa sạch, cắt khúc. Sau đó cho vào 1,5 lít nước, sắc đến khi còn 1 lít. Uống dần trong ngày, có thể thay nước lọc.
Điều trị đau nhức khớp và bệnh thấp khớp
Tinh dầu lá dứa có chứa Alkaloid và Glycosides – các chất hữu ích trong việc điều trị các bệnh về khớp. Khi bị sưng khớp, đau khớp, đau cơ bắp do thấp khớp, hãy áp dụng cách sau:
Cắt nhỏ khoảng 3 lá dứa trộn cùng hỗn hợp dầu dừa và dầu bạch đàn.
Sau đó làm nóng hỗn hợp và khuấy đều (chỉ cần làm nóng để tinh dầu trong lá dứa được tiết ra)
Để nguội hỗn hợp rồi xoa bóp vào vùng bị đau.
Ngoài ra, có thể kết hợp ngâm khu vực bị đau trong nước lá dứa ấm để tăng hiệu quả điều trị.
Bài thuốc giải cảm
Rửa sạch lá dứa, cho vào nồi nước đun sôi, dùng để xông hơi cho người bệnh cảm.
Đem lại cảm giác ngon miệng
Những người đang gặp tình trạng biếng ăn hoặc mất cảm giác ngon miệng khi ăn nên bổ sung ngay các món ăn có chiết xuất lá dứa vào bữa ăn hằng ngày, hoặc sử dụng trà lá dứa uống trước bữa ăn 30 phút. Cảm giác ngon miệng sẽ sớm quay trở lại.
Hiệu quả trong việc lấy lại mái tóc đen bóng, sạch khỏe
Lá dứa rất hữu ích để khắc phục những vấn đề về tóc. Đặc biệt gội đầu nước lá dứa sẽ làm mái tóc đen bóng, chắc khỏe tự nhiên.
Sử dụng một nắm lá dứa (khoảng 7 lá) đun đến khi nước ngả màu xanh đậm (khoảng 1 bát đầy), để qua đêm, sau đó hòa thêm nước cốt của 3 quả nhàu (nghiền nát quả nhàu vắt lấy nước cốt, bỏ bã) trộn thành hỗn hợp nước gội đầu.
Gội đầu 3 lần một tuần, sử dụng kiên trì trong 1 tháng để thấy hiệu quả.
Loại bỏ gàu là 1 tác dụng khác của nước cốt lá dứa. Dùng nước cốt lá dứa massage nhẹ nhàng trên da đầu (khi da đầu khô), sau đó gội sạch.
Trong lá dứa chứa rất nhiều loại tinh dầu có tính kháng viêm, kháng khuẩn cao. Áp dụng cách matxa này trong 1 – 2 lần gội sẽ thấy ngay hiệu quả sạch gàu.
Tác dụng của lá dứa với bệnh tiểu đường
Trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, GS.TS. Đỗ Tất Lợi có nói về công dụng của lá dứa, đặc biệt lá dứa hạ đường huyết rất tốt, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2.
Một nghiên cứu của Viện Y học Cổ Truyền Trung ương cũng chỉ ra rằng, trong lá dứa có chất Bromelin, các axit hữu cơ và các chất chống oxy hóa (như Tanin) giúp ngăn chặn sự phát triển của gốc tự do phá hủy thành mạch máu, đồng thời hỗ trợ hạ đường huyết.
Có hai cách sử dụng lá dứa trị tiểu đường được nhiều áp dụng, cụ thể như sau:
Dùng lá dứa tươi
Nguyên liệu: 1 nắm lá dứa, 3 lít nước sạch.
Cách thực hiện: Lá dứa đem rửa sạch với nước muối loãng, rồi cho vào nồi nước (3 lít), đun sôi nhỏ lửa cho tới khi cô đặc còn 1 lít, nước chuyển sang màu xanh đậm là được. Chia nước này để uống mỗi ngày 3 lần trước mỗi bữa ăn 20 phút.
Dùng lá dứa phơi khô
Nguyên liệu: Lá dứa tươi đã được phơi khô gió (trong bóng râm) để lá vẫn giữ được màu xanh.
Cách thực hiện: Lấy 10 lá dứa nấu với 2.5 lít nước sôi. Đến khi lượng nước còn lại khoảng chừng 1 lít. 1 lít nước lá dứa này phải uống hết trong một ngày và uống trước bữa ăn 20 phút.
Trong những lần đầu, bạn có thể sắc cô đặc hơn và uống ít một để cơ thể dần làm quen.
Nên sử dụng thường xuyên trong khoảng 1-3 tuần thì tác dụng của nước lá dứa mới bắt đầu có kết quả.
Một số lưu ý khi dùng lá dứa chữa bệnh tiểu đường
Khi dùng lá dứa chữa bệnh tiểu đường để có được hiệu quả tốt nhất bạn cần lưu ý một số điều như sau:
Trong quá trình áp dụng các cách chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa bạn cần phải kiểm tra lượng đường huyết trước và sau khi uống. Nhằm đánh giá được mức độ hiệu quả của bài thuốc.
Sau khi sử dụng lá dứa được 1 tuần, nếu thấy hiệu quả chưa tốt, bạn có thể tăng liều lượng lên một chút. Lá dứa rất an toàn và lành tính ngay cả khi bạn dùng với số lượng nhiều.
Đây là một bài thuốc dân gian nên tác dụng thường chậm hơn, kiên trì sử dụng khoảng trên 3 tuần bạn mới bắt đầu thấy kết quả. Tuy nhiên, nếu đã sử dụng nhiều hơn 4 tuần mà chưa thấy hiệu quả, bạn nên chuyển sang một cách chữa trị khác phù hợp hơn.
Các bài thuốc dân gian không thể dùng thay thế thuốc chữa bệnh hay các phương pháp chính bạn đang áp dụng để duy trì đường huyết ổn định.
Việc vận động nhẹ nhàng như tập yoga, ngồi thiền, đi bộ là một thói quen tốt đối với người tiểu đường. Việc tập luyện cho cơ thể khỏe khoắn, tinh thần thoải mái, tăng cường sức đề kháng là liều thuốc đẩy lùi mọi bệnh tật.
Ngoài ra, bên cạnh việc sử dụng lá dứa chữa tiểu đường bạn vẫn phải thường xuyên đến cơ sở y tế thăm khám để theo dõi tình trạng bệnh được tốt hơn. Từ đó có được các biện pháp chữa trị phù hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Công dụng của lá dứa trong việc khử mùi, làm sạch
Lá dứa chứa nhiều tinh dầu như Glycosides, Alkaloid – đều là những chất kháng khuẩn mạnh, có thể khử mùi và thanh lọc không khí xung quanh.
Vì thế, sử dụng lá dứa để khử mùi trong phòng, trong nhà vệ sinh, trong xe hơi,… sẽ cho hương thơm tự nhiên, đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu.
Lá dứa khử mùi hôi
Nhằm bảo vệ sức khỏe, bạn không nên dùng sáp thơm chứa các thành phần hóa học, tuy nó có thể khử mùi rất tốt nhưng lại có hại cho sức khỏe và không thân thiện với thiên nhiên. Cách tốt hơn hết là nên dùng các sản phẩm cây lá tự nhiên.
Treo một hoặc một vài bó lá dứa ngay khu vực cần khử mùi. Các mùi này sẽ biến mất trong vòng 1 ngày và để lại hướng thơm mát bất ngờ.
Treo lá lứa đến khi héo, thì thay bằng bó mới đến khi đạt hiệu quả mong muốn.
Bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt rõ rệt khi không khí trong phòng trở nên dễ chịu và thơm mát.
Công dụng của lá dứa trong việc diệt gián
Cắt nhỏ lá dứa thành từng khúc rồi rải trong nhà những nơi có gián. Thay lá dứa thường xuyên khi lá hết mùi thơm.
Những tinh dầu trong lá dứa là kẻ thù của loài gián, chính vì thế chúng tự động bỏ đi hoặc không đến gần nữa.
Có thể thấy công dụng của lá dứa vô cùng đa dạng. Biết những thông tin này sẽ giúp bạn sử dụng loại lá quen thuộc này một cách dễ dàng trong cuộc sống.