Phụ Nữ Sức Khỏe

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Test nhanh ở khu dân cư, cẩn thận kẻo thành ổ dịch

Khi tiến hành lấy mẫu xét nghiệm ở khu dân cư, cần đặc biệt cẩn trọng. Kẻo có thể trở thành mối nguy cơ tạo thành ổ dịch.

Hiện nay, việc lấy mẫu test nhanh ở khu dân cư vẫn thường xuyên thực hiện, nhằm tách F0. Tuy nhiên, nếu không chú ý, chính việc test này lại là nguy cơ lây bệnh.

Chuyên gia bệnh truyền nhiễm - BS Trương Hữu Khanh lưu ý thực tế cho thấy có nơi sau khi tập trung lấy mẫu, hay tiêm ngừa xong vài ngày sau là xuất hiện nhiều ca nhiễm. Có thể nói việc tập trung đông người sẽ dẫn đến nguy cơ lây nhiễm cao.

Ám ảnh bị "ngoáy mũi"

Không ít người bức xúc khi liên tục phải làm xét nghiệm và lo lắng nguy cơ bị lây nhiễm bệnh do tập trung đông người khi thực hiện xét nghiệm. Anh H. - thợ xây dựng tại một công trình ở khu phố 6, phường Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức - cho biết giãn cách xã hội, công trình đang xây dở thì bị tạm ngưng, cả nhóm thợ phải tá túc luôn tại chỗ. Anh cùng nhiều đồng nghiệp đã hơn chục lần phải "ngoáy mũi" làm test nhanh.

Chị X.T. cũng ở TP Thủ Đức cho hay gia đình đang trong vùng xanh và đã nhiều lần phải làm test nhanh. Bản thân chị cũng tiêm đủ 2 mũi vắc-xin từ lâu và sống trong khu dân cư an toàn. Nhưng mới đây, thứ sáu (17-9), chị cùng cả xóm lại bị kêu đi test nhanh. "Đang an toàn ở nhà cả tháng nay, giờ kêu tập trung ra chỗ đông người, ai mà biết được nguy cơ mang bệnh về cho cả nhà" - chị T. lo lắng.

Theo ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM, sau ngày 15-9, TP HCM sẽ thực hiện xét nghiệm diện rộng theo Công văn số 3074 của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP HCM. Công văn này dựa trên kế hoạch của TP và Công điện 1409 ngày 15-9 của Bộ Y tế về việc xét nghiệm diện rộng trong thời gian giãn cách xã hội.

Cụ thể, vùng đỏ, vùng cam tập trung lấy mẫu toàn bộ người dân với tần suất 3 lần trong 7 ngày theo hộ gia đình với phương pháp thực hiện test nhanh mẫu gộp (mỗi mẫu gộp 2-3 người/hộ gia đình) hoặc RT-PCR (toàn bộ thành viên hộ gia đình/mẫu gộp).

Ở các vùng vàng, vùng xanh và cận xanh thì thực hiện xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp đại diện hộ gia đình, trong đó vùng xanh và cận xanh gộp 10, vùng vàng gộp 5. Đợt test sau thì người đại diện trong hộ gia đình phải là người khác đợt trước, không lấy mẫu lại người cũ. Nếu hộ gia đình có nhiều hơn 5 người thì mỗi lần lấy mẫu 2 đại diện và tần suất là từ 5-7 ngày/lần.

Đừng để lây thêm bệnh

Mới đây, nhiều nhà khoa học đề nghị dừng xét nghiệm diện rộng vì tốn kém và nên tập trung xét nghiệm nhóm có nguy cơ cao. Theo các chuyên gia, cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam nói chung và TP HCM nói riêng, phải xác định tâm thế sống chung với dịch Covid-19 bởi không thể tách F0 trong thời gian ngắn.

Theo ghi nhận hiện nay, nhiều địa phương ở TP HCM lấy lý do test nhanh và kết hợp test RT-PCR nên có nơi không đưa cho người dân tự test. Nhiều người lo lây bệnh qua quá trình test nên vẫn muốn được tự test. Đồng thời, người dân đề nghị nhân viên đi test cần phải có xác nhận âm tính (trong ngày) treo trước ngực, để người dân yên tâm hợp tác.

BS Trương Hữu Khanh cho rằng trong khi thực hiện test nhanh, nếu nhân viên y tế làm không tốt vẫn có nguy cơ lây bệnh cao. Vì vậy, việc test nhanh cần giao cho người dân tự lấy mẫu tại nhà, nhân viên y tế chỉ thu mẫu, không tập trung đông người để tránh nguy cơ lây nhiễm.

Tương tự là việc tiêm ngừa, các địa phương phải tổ chức hợp lý, khoa học hơn, sắp xếp tiêm theo giờ hẹn, không để xảy ra tình trạng ùn ứ đông người khi đến chờ tiêm ngừa (nhất là đối tượng người cao tuổi tiêm ở bệnh viện).

Theo Khỏe và đẹp

Tin liên quan

Phân bổ thêm 8 triệu liều vắc-xin Covid-19 Vero Cell

Trong số 8 triệu liều vắc-xin Covid-19 Vero Cell vừa được phân bổ, TP Hà Nội nhận nhiều nhất với...

Xét nghiệm phát hiện các ca mắc Covid-19 mới

Sáng 18-9, TP Hà Nội ghi nhận 2 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 1 ca tại khu cách...

Làm gì khi mất ngủ, đau đầu, nóng rát ngực dù đã khỏi Covid-19?

Mỗi ngày, hàng nghìn bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh. Tuy nhiên một số người dù đã...

4 thực phẩm giúp làm giảm tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19

Muốn làm giảm các triệu chứng sau tiêm phòng vắc xin Covid-19 như sốt, đau đầu, đau vết tiêm,… bạn...

Vì sao phản ứng phụ sau tiêm vắc xin phòng Covid-19 ở mỗi người lại khác nhau?

Các tác dụng phụ sau tiêm vắc xin phòng Covid-19 thường là sốt, đau nhức vết tiêm, đau đầu,… Tuy...

Người mắc Covid-19 nên ăn những thực phẩm nào?

Người mắc Covid-19 phải đảm bảo ăn đủ 3 bữa chính. Thực đơn với 4 nhóm thực phẩm như sau:...

Bà bầu bị COVID-19 thì khác gì so với phụ nữ bình thường bị COVID-19?

Ở phụ nữ có thai bị COVID-19, nguy cơ phải chăm sóc đặc biệt (ICU) tăng 1,5 lần, nguy cơ...

Tin mới nhất

7 vật dụng tưởng chừng như vô hại nhưng có thể phá hủy máy giặt

1 ngày 8 giờ trước

6 mẹo dùng quạt điện vừa tiết kiệm vừa an toàn trong mùa nắng nóng

1 ngày 13 giờ trước

6 cách tẩy bay mọi vết bẩn trên nệm

1 ngày 15 giờ trước

Mẹo tiết kiệm điện cho những thiết bị gia đình

23/04/2024 17:03

Đặt một đồng xu vào tủ lạnh trước kỳ nghỉ dài, 3 điều bất ngờ xảy ra khiến bạn trầm...

23/04/2024 08:35

Ai cũng chỉnh nhiệt độ 28 về đêm mà không biết sai lầm, cách hiệu quả để bạn tiết kiệm...

23/04/2024 08:34

Lý do tại sao bạn nên rửa ly thuỷ tinh bằng gạo và giấm

22/04/2024 17:03

Cách trồng cây hương thảo đuổi muỗi hiệu quả tại nhà

21/04/2024 07:27

Người thông minh có 5 mẹo dùng quạt vừa mát lại ít tốn tiền điện, bí quyết "giàu ngầm" là...

20/04/2024 10:57

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình