Phụ Nữ Sức Khỏe

Bác sĩ BV Bạch Mai giải mã tin đồn về 'bí quyết' không sốt, không đau khi tiêm mũi 2 vắc xin Covid-19

Sốt, đau người, đau đầu... là một số tác dụng phụ của việc tiêm vắc xin. Điều này khiến nhiều người cảm thấy lo lắng khi đi tiêm.

Bác sĩ Ngô Đức Hùng, Khoa Cấp cứu A9, BV Bạch Mai có một số chia sẻ trên Sức khỏe & Đời sống về các tin đồn xung quanh những "bí quyết" để không sốt, không đau sau khi tiêm mũi 2 vắc xin Covid-19.

Bác sĩ Hùng chia sẻ, hàng ngày bác sĩ gặp không ít các tin nhắn hỏi về chuyện đau mỏi cơ và sốt sau khi tiêm vắc xin từ những người sắp tiêm, những người đã tiêm mũi 1 và những người chuẩn bị tiêm mũi 2. Theo bác sĩ, đây là hậu quả của việc truyền miệng và những nỗi sợ mơ hồ về các tác dụng phụ vốn dĩ là thông thường sau tiêm của bất cứ loại vắc xin nào.

Theo bác sĩ, các phản ứng của cơ thể với vắc xin của mỗi người là khác nhau. Dù con người có cấu tạo giống nhau, hoạt động giống nhau nhưng mỗi cá thể là duy nhất, cách phản ứng với các vật chất kích thích sinh kháng thể (còn gọi là kháng nguyên) có đôi chút khác nhau.

Sau khi tiêm vắc xin, có người phản ứng mạnh, có người phản ứng nhẹ và khả năng sinh kháng thể bảo vệ của mỗi người cũng kháng nhau. Tuy nhiên, bác sĩ cho biết, phản ứng sinh kháng thể với liều vắc xin khuyến cáo là tương đồng cho cộng đồng.

 

Các phản ứng này cũng là lý do vì sao khi mắc Covid-19, có người bị nhẹ đến mức không cần điều trị đặc hiệu cũng khỏi bệnh trong khi đó có người lại bị tổn thưởng phổi nặng phải thở máy, dùng ECMO.

Về việc tiêm vắc xin như thế nào, phối hợp ra sao thì trong các văn bản của Bộ Y tế đã nêu rất rõ ràng và chi tiết.

Theo bác sĩ Hùng, hầu hết các phản ứng phản ứng sau tiêm vắc xin ngừa Covid-19 đều xuất phát từ phản ứng viêm, gồm viêm tại chỗ và viêm toàn thân.

Triệu chứng viêm tại chỗ chính là sưng đau tại chỗ tiêm. Một số người có thể bị nổi hạch gần chỗ tiêm. Theo bác sĩ, trường hợp này chỉ cần chườm mát sẽ hết sau 1 ngày.

Phản ứng viêm toàn thân chính là sốt kèm đau mỏi cơ toàn thân. Khi gặp phản ứng này, người được tiêm sẽ khá mệt. Lúc này, nên dùng thuốc hạ sốt để giảm khó chịu.

Nói chung phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19 gần giống với vắc xin phòng cúm mùa. Các phản ứng này chỉ xuất hiện 1-2 ngày rồi hết mà không cần can thiệp gì cả. Ngoài ra, có một vài phản ứng miễn dịch hiếm gặp như giảm tiểu cầu, vi huyết khối… Đối với loại phản ứng hiếm này, nên gặp bác sĩ để tư vấn thêm.

Bác sĩ Hùng chia sẻ, bản thân anh khi tiêm mũi 1 vắc xin Covid-19 cũng không có phản ứng gì. Tuy nhiên, khi tiêm mũi 2 thì đau mỏi người, sốt 1 ngày. Trong khi đó, nhiều người khác tiêm mũi đầu tiên thì nằm 3 ngày, sốt cao, phải uống thuốc hạ sốt ngày 4 lần nhưng đến mũi 2 lại như không có chuyện gì xảy ra. Do đó, bác sĩ khuyến cáo mọi người không nên tin theo các lời khuyên từ kinh nghiệm.

 

Về việc trên mạng xã hội xuất hiện thông tin cho rằng uống 1-2 viên thuốc hạ sốt có thành paracetamol trước khi tiêm vaccine để phòng sốt, bác sĩ Hùng khẳng định hành động này không hề có tác dụng phòng ngừa gì cả.

Bác sĩ giải thích,paracetamoll là hoạt chất có tác dụng hạ sốt và giảm đau ở mức độ vừa phải và an toàn; có tác dụng kìm hãm Prostaglandin - một chất kích thích gây tăng thân nhiệt và phản ứng đau.

Prostaglandin sinh ra khi cơ thể có phản ứng với tác nhân gây bệnh hoặc phản ứng với kháng nguyên từ vắc xin. Khi chất này chưa được kích thích sinh ra thì thuốc sẽ không có tác dụng.

Sau khi đi vào cơ thể, paracetamol sẽ vào máu và chuyển hóa ở gan. Thuốc thường chỉ có tác dụng trong 4-6 giờ. Vì vậy, việc uống paracetamol trước khi tiêm vắc xin không có tác dụng dự phòng sốt như nhiều người đồn thổi. Chưa kể, sau khi tiêm khoảng 6-8 giờ, đáp ứng miễn dịch mới xuất hiện. Như vậy, nếu uống thuốc trước khi tiêm thì cơ thể sẽ phải chuyển hóa thuốc thừa một cách không cần thiết.

Chúng ta nên uống thuốc đúng thời điểm và đúng hàm lượng, nghĩa là khi bị sốt, đau nhức thì mới cần uống. Liều dùng cho mỗi lần là 10-15mg/kg cân nặng và mỗi lần uống cách nhau mỗi 4-6 giờ.

Bác sĩ Hùng cho biết, hầu hết người Việt có cân nặng trong khoảng 50-70kg nên lượng paracetamol thường rơi vào khoảng 500-1000mg và nên sử dụng đường uống. Dạng đơn chất có hiệu quả hạ sốt tốt hơn dạng phối hợp. Trường hợp người bệnh không uống được thuốc, có thể sử dụng dạng thuốc đạn đặt trực tràng.

 

Về việc một số người muốn có tác dụng tốt hơn nên tăng liều thuốc cao hơn so với khuyến cáo, bác sĩ Hùng khẳng định việc này sẽ làm tăng gánh nặng chuyển hóa cho tế bào gan. Bác sĩ cho biết thêm, một số biệt dược dưới dạng phối hợp các hoạt chất nhằm mục đích tăng cường hiệu quả giảm đau mà không cần phải tăng liều. Đối với dạng thuốc này, người dùng cần có sự tư vấn của nhân viên y tế trước khi uống. Do vậy, bác sĩ thường khuyên mọi người nên làm theo hướng dẫn và khuyến cáo; uống thuốc đúng liều chỉ định.

Theo bác sĩ, thuốc dù không kê đơn cũng cần được dùng đúng thời điểm, đúng liều và không được lạm dùng. Dùng đúng thời điểm để kiểm soát triệu chứng tốt và liều dùng phù hợp để không làm tổn thương gan.

Một số người có suy nghĩ cực đoan rằng đau mỏi sốt thì cứ để vậy mới tốt. Bác sĩ khẳng định đây là nhẫm lẫn tai hại. Thuốc được sinh ra để giảm bớt sự khó chịu, đau mỏi. Đó là một trạng thái stress cần phải được giải tỏa nếu không sẽ có hại cho cơ thể.

Theo Khỏe và đẹp

Tin liên quan

Nước dừa tốt cho sức khỏe, nhưng uống nước dừa sau tiêm vaccine phòng COVID-19 cách này lại có hại

Uống nước dừa sau tiêm vaccine phòng COVID-19 được nhiều người dùng để bổ sung chất điện giải cho...

Dùng chung nhà vệ sinh có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 không?

Nguy cơ lây nhiễm Covid-19 ở nhà vệ sinh chung không cao nếu mọi người rửa tay sạch sẽ, không...

Dùng thuốc hạ sốt sau tiêm vaccine COVID-19 ở người mắc bệnh nền

Đối với những người có bệnh nền khi bị sốt sau tiêm vaccine COVID-19, dùng thuốc hạ sốt như thế...

Phát triển vaccine dạng hít chống lại viêm phổi kháng thuốc

Nghiên cứu mới cho biết, một loại vaccine dạng hít có thể bảo vệ chuột chống lại chủng vi khuẩn...

Lý do bác sĩ khuyên dân trồng cúc tần, diếp cá trong nhà

Các thầy thuốc xưa đã dùng Cúc tần và Diếp cá phòng chữa nhiều bệnh về phổi.

Dùng thuốc trị nhiễm trùng bàn chân đái tháo đường

Nhiễm trùng bàn chân đái tháo đường (DFI) là vấn đề hay gặp nhất ở bệnh nhân đái tháo đường...

F0 khỏi bệnh có phải thay mới toàn bộ quần áo, đồ dùng?

Theo bác sĩ, sau khi giặt, phơi khô hoàn toàn, người mắc Covid-19 khỏi bệnh có thể sử dụng lại...

Tin mới nhất

Học người Hàn làm thức uống hỗ trợ tiêu hóa cho mọi dịp chỉ với 2 nguyên liệu quen thuộc

10 giờ trước

Cách nấu cari dê Ấn Độ siêu ngon, càng ăn càng thèm

14 giờ trước

Giảm axit uric bằng 6 loại thực phẩm này

14 giờ trước

Bật mí 9 loại hạt khô giúp giảm cholesterol, bảo vệ tim mạch

14 giờ trước

Thải độc cơ thể hiệu quả với 5 loại thực phẩm quen thuộc

14 giờ trước

Bất ngờ với tác dụng của trứng gà đối với trí não

14 giờ trước

7 thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng trong mùa lạnh cuối năm

14 giờ trước

Chuyện gì xảy ra với cơ thể khi ăn chuối với sữa?

14 giờ trước

6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!

18 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình