Cách tắm an toàn cho bà bầu theo từng giai đoạn
Tắm không chỉ giúp bà bầu thư giãn khi mang thai mà còn là một cách tuyệt vời để làm dịu các cơ bắp mệt mỏi sau một ngày dài làm việc.
Bà bầu vẫn có thể tắm một cách bình thường trong thai kỳ. Tuy nhiên cần hạn chế thói quen tắm bằng nước nóng. Ngâm trong bồn nước nóng hoặc tắm nước nóng có xu hướng làm tăng nhiệt độ cơ thể bà bầu, dẫn đến một số biến chứng có hại cho mẹ và bé.
Dưới đây là một số cách an toàn để tắm trong khi mang thai và các biện pháp phòng ngừa được thực hiện trong các giai đoạn khác nhau của thai kỳ.
1. Tam cá nguyệt đầu tiên
Tam cá nguyệt đầu tiên là thời điểm rất quan trọng đối với thai nhi vì ở giai đoạn này, các cơ quan của bé bắt đầu phát triển. Nhiệt độ quá cao có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, gia tăng nguy cơ khuyết tật bẩm sinh.
Bà bầu trong ba tháng đầu khi tắm cần chú ý:
- Tắm nước ấm trong thời kỳ đầu mang thai.
- Không ngâm mình trong bồn tắm thời gian dài
- Sử dụng các sản phẩm làm sạch hữu cơ, an toàn cho bà bầu.
2. Tam cá nguyệt thứ hai
Thai kỳ của bạn đã ổn định hơn trong giai đoạn này. Tắm là khoảng thời gian bà bầu có thể thư giãn cơ thể. Bà bầu có thể tắm hàng ngày, kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm đồng thời giới hạn tắm nhất định.
Trong trường hợp sưng đau chân, bà bầu có thể ngâm chân bằng nước nóng thay vì ngâm toàn bộ cơ thể.
3. Tam cá nguyệt thứ ba
Trong tam cá nguyệt cuối này, cơ thể bà bầu đã có nhiều thay đổi. Hoạt động tắm sẽ giúp tinh thần mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn. Ở giai đoạn này, bà bầu cần chú ý việc đi lại, tránh trơn trượt, té ngã trong nhà tắm. Nếu việc đi lại khó khăn, bà bầu nên nhờ người thân giúp đỡ.
Những điều bà bầu cần tránh khi tắm
Mang thai là một giai đoạn quan trọng trong cuộc sống đòi hỏi người mẹ phải thận trọng trong mọi việc làm, kể cả thói quen hàng ngày như tắm gội. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bà bầu cần lưu ý:
Không nên tắm nước nóng, không nên tắm quá lâu.
Không ngâm mình trong bồn tắm thời gian dài vì nó có thể khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng âm đạo. Bên cạnh đó, nên giới hạn thời gian tắm của bạn trong khoảng 15 - 20 phút.
Loại bỏ các sản phẩm làm sạch chứa các thành phần hóa chất độc hại như phthalates, BPA và các hóa chất độc hại khác.
Không nên bỏ qua thảm tắm. Phòng tắm là nơi bà bầu có nguy cơ bị trơn trượt, té ngã do bề mặt trơn trượt. Do đó, cách tốt nhất hãy đặt thảm tắm chống trượt ở nhà vệ sinh.
Không nên sử dụng tẩy tế bào chết. Mang thai làm cơ thể bạn nhạy cảm và hầu hết các loại tẩy tế bào chết cho cơ thể có thể chứa muối Epsom. Thành phần này có thể khiến da bà bầu khô, mất cân bằng độ ẩm. Nếu muốn tẩy tế bào chết, bà bầu chỉ nên sử dụng những nguyên liệu tự nhiên như đường nâu hoặc các sản phẩm hữu cơ.
Không sử dụng miếng bọt biển xơ mướp để loại bỏ các tế bào da chết. Mang thai làm thay đổi kết cấu da, các sản phẩm tắm thô ráp có thể gây tổn hại cho làn da bà bầu.
Không sử dụng nước tắm chưa được lọc kỹ nếu bà bầu sinh sống ở những nơi có nguồn nước bị ô nhiễm. Trong trường hợp này, bà bầu nên tiến hành lọc nước trước khi sử dụng.
Nguồn: https://parenting.firstcry.com/subcat/pregnancy/prenatal-care/