Phụ Nữ Sức Khỏe

Bà bầu nên ăn cá gì để tốt cho sự phát triển của thai nhi?

Ăn cá tốt cho bà bầu là câu nói cửa miệng mà mẹ nào cũng thường nghe được khi mang thai. Tuy nhiên, có phải loại cá nào cũng tốt cho mẹ bầu? Bà bầu nên ăn cá gì để tốt cho sự phát triển của thai nhi?

Vì sao ăn cá lại tốt cho cả mẹ và con?

Cá được xem là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và cực bổ cho các mẹ bầu. Điều này được giải thích là do hàm lượng mỡ trong cá thấp hơn so với các loại thịt, nhất là thịt đỏ (lợn, bò).

Thịt cá giàu protein, vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết cho phát triển não và hệ cơ xương của thai nhi.

Trong cá có chứa một hàm lượng lớn Omega 3, DHA và EPA - là các chất khó tìm thấy ở những nhóm thực phẩm khác. Omega là chất rất cần thiết cho sự phát triển trí não của thai nhi. Không những vậy, omega còn giúp bé mọc tóc tốt, lông mày rậm và da dẻ trắng trẻo, hồng hào.

Một số nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng phụ nữ ăn cá (với một lượng thích hợp) khi mang thai thì con sinh ra sẽ nhanh nhẹn, đạt các cột mốc phát triển tốt hơn so với thai nhi của mẹ hầu như không có các món cá trong chế độ dinh dưỡng thai kỳ.

Tuy nhiên, các mẹ bầu cần lưu ý, không phải loại cá nào cũng tốt đối với quá trình hấp thụ của thai nhi. Một số loại cá có chứa độc tố, đặc biệt là cá nhiễm thủy ngân.

Các độc tố này sẽ ảnh hưởng, thậm chí là phá hủy hệ thần kinh của thai nhi, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khó lường về phát triển thể chất cũng như khả năng ngôn ngữ của bé. Vậy bà bầu nên ăn cá gì?

Bà bầu nên ăn những loại cá nào?

1. Cá chép

ba bau nen an ca gi 6
Sản phụ thường được khuyên ăn cháo cá chép - Ảnh minh họa: Internet

Theo kinh nghiệm dân gian truyền tai nhau, khi có thai, sản phụ thường được khuyên ăn cháo cá chép. Theo các sách cổ, cá chép bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, chữa ho, lở loét… đồng thời cá chép có tác dụng rất tốt trong việc an thai.

Ngoài ra, người ta còn tin rằng mẹ thường xuyên ăn cháo cá chép thì con sau này sẽ thông minh, da trắng và đặc biệt là môi bé sẽ rất đỏ.

Cá chép tuy nhiều xương, không mềm nhưng đổi lại thịt rất ngon và chứa nhiều thành phần dinh dưỡng. Trong thịt cá chép có chứa nhiều dưỡng chất như axit glutamic, glycine, chất béo, arginine… đều tốt cho mẹ bầu và thai nhi.

Các món ăn với cá chép dành cho mẹ bầu: Cháo cá chép đậu đỏ, canh chua cá chép, cá chép hấp, cháo cá chép chân giò…

Bà bầu nên ăn cháo cá chép khi nào? Thời điểm được khuyên chính là 3 tháng đầu thai kỳ. Song song với việc lựa chọn ăn cá chép trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ có thể kết hợp thực đơn các loại cá bổ dưỡng khác.

2. Cá cơm

Cá cơm tuy bé nhưng thật sự là loại cá tốt cho trí não thai nhi do cá cơm giàu canxi, axit folic, axit béo omega-3 lại ít thủy ngân. Cá cơm thực sự là món mẹ bầu có thể ăn thường xuyên trong suốt thai kỳ và cả sau sinh, giúp thai nhi phát triển trí não, con sinh ra thông minh, khỏe mạnh, ngừa được các dị tật do thiếu hụt canxi và axit folic.

ba bau nen an ca gi 5
Cá cơm là loại cá tốt cho trí não thai nhi - Ảnh minh họa: Internet

Các món ăn với cá cơm dành cho mẹ bầu: cá cơm kho, cá cơm chiên giòn. canh chua khế cá cơm…

3. Cá hồi

Cá hồi cung cấp protein và vitamin B. Hàm lượng thủy ngân trong cá hồi tương đối thấp so với các loài cá khác. Phụ nữ mang thai nên bổ sung lượng cá hồi vừa đủ vì giá trị dinh dưỡng và công dụng mà nó đem lại.

ba bau nen an ca gi 4
Cá hồi cung cấp protein và vitamin B - Ảnh minh họa: Internet

Cũng giống một số loài “cá béo” khác, cá hồi chứa axít béo không no – có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của tế bào não và hệ thần kinh. Thiếu chất này con người sẽ giảm trí nhớ, kém thông minh. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, DHA là một dưỡng chất vô cùng quan trọng và cần thiết để phát triển tế bào não.

Bà bầu nên ăn cá hồi như thế nào? Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, để an toàn, phụ nữ mang thai chỉ nên bổ sung khoảng 300g cá hồi/tuần nhằm tránh nhiễm độc thủy ngân.

Đồng thời, đây là món ăn cung cấp đạm khá cao, vì vậy mẹ bầu nên ăn vào các bữa ăn chính và mỗi bữa chỉ nên ăn tối đa khoảng 2/3 lượng cá hồi có thể ăn mỗi tuần. 

Ngoài ra để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, bạn nên chọn loại cá có nguồn gốc đảm bảo và cần chế biến cá hồi sạch sẽ và nấu chín trước khi thưởng thức.

Các món ăn với cá hồi cho mẹ bầu tham khảo: cháo cá hồi, cá hồi nướng, cá hồi sốt chanh…

4. Cá basa

Cá basa không những giàu dinh dưỡng mà nó còn chứa đủ thành phần axit tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, thịt cá basa rất giàu DHA cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi, giúp chuyển hóa cholesterol, lưu thông mạch máu, giảm chứng loạn đập tim, giảm tiền sản giật ở bà bầu.

Nguyên tố sắt có nhiều trong cá basa giúp hạn chế tình trạng thiếu máu khi mang thai. Các món ăn với cá basa dành cho mẹ bầu: cá basa kho, cá basa chiên giòn sốt chua ngọt…

5. Cá trích

Tương tự như cá hồi, cá trích cũng là một loại thực phẩm có nguồn chất béo omega 3 dồi dào, có ích trong việc phát triển não bộ và tăng cường trí nhớ cho bé, bảo vệ tim mạch cho cả 2 mẹ con.

ba bau nen an ca gi 3
Cá trích là một loại thực phẩm có nguồn chất béo omega 3 dồi dào - Ảnh minh họa: Internet

Hơn nữa, cá trích rất ít tanh, thịt trắng, ăn rất lành, ít mỡ nhưng lại béo thơm nên rất phù hợp với bà bầu trong suốt thai kỳ. Các món ăn với cá trích dành cho mẹ bầu: cá trích sốt cà chua, cá trích kho, cá trích tẩm bột rán… Vậy ngoài cá trích, bà bầu nên ăn cá biển nào, bà bầu không nên ăn loại cá biển nào?

Bà bầu nên chọn cá hồi, cá trích vì hàm lượng thủy ngân thấp. Bà bầu nên tránh ăn cá gì có kích thước lớn như: cá kiếm, cá mập, cá lát, cá thu… luôn được cho là những loại cá có nồng độ thủy ngân cao hơn so với các loài cá khác, vì vậy đây là các loại cá bà bầu không nên ăn.

Bà bầu có nên ăn cá mòi đóng hộp?

Các loại cá đóng hộp khác như cá mòi, cá hồi lại được coi là cá chứa dầu. Cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm Mỹ khuyên phụ nữ mang thai nên cố gắng tiêu thụ ít nhất 2 phần cá mỗi tuần. Một trong số đó là cá có dầu (nguồn dồi dào axit béo omega - 3) giúp phát triển não và hệ thần kinh của em bé.

ba bau nen an ca gi 2
Phụ nữ mang thai nên cố gắng tiêu thụ ít nhất 2 phần cá mỗi tuần - Ảnh minh họa: Internet

Cá ngừ đóng hộp không được tính là cá chứa dầu vì dầu cá đã được loại bỏ trong quá trình đóng hộp. Tuy nhiên, chuyên gia cũng khuyên thai phụ không ăn quá 2 phần cá có dầu mỗi tuần. Điều này giúp người mẹ tránh tiếp xúc quá nhiều với các chất gây ô nhiễm môi trường, có thể có hại nếu ăn số lượng lớn.

Bà bầu có ăn được cá bống không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể ăn cá bống. Thậm chí, để tăng cường sức khỏe nên xây dựng chế độ ăn cá bống chuẩn khoa học trong 9 tháng mang thai.

Ăn cá bống giúp dưỡng thai, chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết. Bà bầu ăn cá bống có tác dụng an thai rất tốt. Hơn nữa, cá bống là loại cá nước ngọt lành tính, không chứa thủy ngân như cá nước mặn nên tuyệt đối không gây nguy hiểm cho sức khỏe thai nhi.

ba bau nen an ca gi 1
Không phải loại cá nào cũng tốt đối với quá trình hấp thụ của thai nhi - Ảnh minh họa: Internet

Theo nghiên cứu, trong cá bống có chứa hàm lượng cao protein, không chỉ giúp bổ sung dưỡng chất cho bà bầu mà còn giúp thai nhi phát triển cơ quan, các màng tế bào và cơ bắp. Bổ sung đầy đủ protein giúp chống tình trạng suy dinh dưỡng cho thai nhi.

Trong cá bống còn chứa nhiều canxi và phospho, đây là hai chất có tác dụng giúp hỗ trợ sự phát triển xương khớp, răng và móng tay của thai nhi. Ngoài ra, sự tham gia của vitamin D cũng giúp cơ thể bà bầu hấp thụ canxi tốt hơn, chống tình trạng loãng xương sau sinh.

Bà bầu nên ăn cá gì trong quá trình mang thai hoặc cho con bú là vấn đề cần được các mẹ đặc biệt quan tâm và chú ý. Mẹ cần trang bị cho mình kiến thức về những loại cá tuyệt đối không nên ăn và hãy lựa chọn cẩn thận để biết chắc loại cá mình ăn không bị nhiễm thủy ngân độc hại.

Thảo Đỗ (T.H)

Tin liên quan

Đau đầu ở bà bầu: Bình thường hay bất thường?

Đau đầu ở bà bầu là tình trạng thường gặp ở giai đoạn đầu hoặc cuối của thai kỳ. Cơn...

Nhận biết dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh từ những biểu hiện nhỏ nhặt nhất

Tâm lý phụ nữ sau sinh rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, dễ dẫn đến chứng trầm...

Bà bầu khó thở về đêm có phải là bệnh lý nguy hiểm?

Bà bầu khó thở về đêm là một trong những triệu chứng khó chịu tỏng thai kỳ. Hiện tượng này...

Đàn ông nên ngừng uống rượu 6 tháng trước khi thụ thai

Đàn ông uống rượu 3 tháng trước khi thụ thai, con sinh ra tăng 44% nguy cơ mắc tim bẩm...

Bà bầu uống nước ép lựu làm tăng sự phát triển não bộ ở thai nhi

Một nghiên cứu gần đây đã đưa ra kết luận bà bầu uống nước ép lựu có khả năng thúc...

Ai không nên dùng que cấy tránh thai?

Sử dụng que cấy tránh thai là một trong những biện pháp ngừa thai phổ biến được nhiều phụ nữ...

Bà bầu ra dịch màu nâu: Khi nào cảnh báo tình trạng nguy hiểm?

Hiện tượng bà bầu ra dịch màu nâu đôi khi là bình thường nhưng đây cũng rất có thể là...

Tin mới nhất

Bật mí cách làm son bằng củ dền đơn giản tại nhà

1 giờ trước

Từng tăng gần 30kg trong thời gian mang thai, Phan Như Thảo và hành trình 8 năm kiên trì lấy...

1 giờ trước

Khi tắm, phụ nữ cần xoa bóp các bộ phận này nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe dạ dày...

1 giờ trước

Vừa lấn sân sang ca hát, Bạch Lộc nhanh chóng giữ vị trí số 1 trong lòng khán giả

1 giờ trước

Việt Nam chính thức được cấp phép lưu hành vaccine phòng sốt xuất huyết

1 giờ trước

Bạn gái cũ 11 năm của Lương Thế Thành: Từng 2 lần định tổ chức lễ cưới nhưng không thành,...

6 giờ trước

Nghề nghiệp đặc biệt của Lý Hiện trong Sắc Xuân Gửi Người Tình gây tranh cãi ở Trung Quốc, yêu...

6 giờ trước

Cô bé Việt từng gây bão The Voice Kids Đức 2022, giờ đã thành thiếu nữ, song ca cùng thầy...

6 giờ trước

Làm thế nào để ngủ được, ngon và sâu giấc?

6 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình