Nội dung bài viết:
Giao mùa chính là thời điểm dễ phát sinh nhiều bệnh nhất cho các mẹ bầu trong đó có chứng viêm họng. Bà bầu bị viêm họng được coi là những bệnh thông thường trong thai kỳ nhưng vẫn ảnh hưởng không ít đến sức khỏe của mẹ bầu.
Nếu không chú ý đến cách điều trị, viêm họng vẫn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, cách phòng tránh và hướng điều trị bệnh tích cực chính là những vấn đề các mẹ bầu cần đặc biệt quan tâm.
Dấu hiệu bà bầu bị viêm họng
Hiện tượng đau rát cổ họng khi mang thai chính là biểu hiện của chứng bệnh viêm họng ở bà bầu. Biểu hiện của bệnh viêm họng ở bà bầu thường rất đa dạng. Tùy tình trạng nhẹ hay nặng mà bệnh sẽ có những biểu hiện như sau:
Bà bầu bị viêm họng và sốt
Biểu hiện của bà bầu bị viêm họng và sốt rất rõ ràng. Ban đầu, mẹ bầu sẽ cảm giác cổ họng hơi đau rát kèm theo những cơn ho nhẹ. Triệu chứng bệnh sau đó sẽ tăng dần lên, việc ho trở nên khó khăn hơn, cổ họng cũng rát nhiều hơn. Bệnh trở nặng khi mẹ bầu bắt đầu cảm thấy ớn lạnh, đau mỏi người, kéo theo cơn sốt.
Cơn sốt do viêm họng thường không kéo dài. Thân nhiệt cao nhất của mẹ bầu sẽ dao động từ 37,5 đến 38,5 độ C. Nếu trên 39 độ C, mẹ bầu cần phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để nhận sự tư vấn và chăm sóc của bác sĩ.
Bà bầu bị viêm họng sổ mũi
Bà bầu bị đau họng và nghẹt mũi là chứng bệnh khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy khó chịu, bất an. Tai, mũi, họng thường liên quan đến nhau nên khi bị đau họng, mẹ bầu sẽ rất dễ gặp phải tình trạng nghẹt mũi, khô mũi, chảy nước mũi. Dù đây không phải là bệnh nặng nhưng cũng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, khiến sinh hoạt hàng ngày của bà bầu bị ảnh hưởng.
Bà bầu bị đau họng sưng amidan cũng là một trong những triệu chứng khác của bệnh viêm họng khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Amidan sưng có thể kéo theo những cơn sốt, phù nề vòm họng khiến mẹ bầu khó khăn trong việc nhai nuốt thức ăn.
Bà bầu bị viêm họng có nguy hiểm không?
Vấn đề bà bầu bị viêm họng có ảnh hưởng gì không, bất cứ mẹ bầu nào cũng đều mong có câu trả lời chính xác nhất.
Bà bầu bị viêm họng có thể khiến nội tiết bị thay đổi, sức đề kháng của của cơ thể, đặc biệt là bộ phận niêm mạc mũi họng sẽ bị suy giảm. Giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ là khoảng thời gian sức đề kháng của mẹ bầu giảm sút khá nhiều do những cơn nghén, mất ngủ, mệt mỏi... Do đó, những mẹ bầu trong giai đoạn này nếu mắc phải bệnh viêm họng, cần phải được điều trị ngay lập tức. Bệnh viêm họng thường không thể tự khỏi và mẹ bầu để càng lâu sẽ càng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Giống như 3 tháng đầu thai kỳ, 3 tháng cuối của thai kỳ các mẹ bầu cũng cần chú ý quan tâm đến chứng bệnh viêm họng này. Bất cứ mẹ bầu nào bị viêm họng ở thời kỳ này đều cần được bác sỹ thăm khám cẩn thận. Nếu không may bệnh viêm họng của mẹ bầu do vi khuẩn gây ra sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thậm chí dẫn đến nguy cơ sinh non ở mẹ bầu nếu không được điều trị kịp thời.
Những nguyên nhân gây bệnh viêm họng ở bà bầu
Mẹ bầu cần nắm rõ những nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng để kịp thời phòng tránh.
Một số nguyên nhân gây bệnh viêm họng, sổ mũi được xác định khá phổ biến như:
- Mẹ bầu mắc chứng trào ngược axít.
- Do kích ứng với phấn hoa, nước hoa, bụi hoặc đi vào môi trường có chất gây ô nhiễm.
- Do đặc thù công việc như phải nói quá nhiều, nói to liên tục trong 1 thời gian dài.
- Mẹ bầu bị lây chứng viêm họng khi tiếp xúc với những người đã mắc bệnh trước qua hắt hơi hoặc ho.
- Những mẹ bầu có tiền sử bệnh viêm xoang trước đó cũng rất dễ mắc chứng viêm họng.
Đối với những bà bầu bị viêm họng kèm theo sốt, sưng amidan thì rất có thể đã mắc phải bệnh viêm họng liên khuẩn cầu.
Đây được xem là chứng viêm họng khá nguy hiểm đối với mẹ bầu do vi khuẩn streptococcus nhóm A gây ra. Một số biểu hiện của mẹ bầu nếu mắc phải bệnh viêm họng liên khuẩn cầu: Toàn thân ớn lạnh, phát sốt, sưng amidan, cổ họng rát đỏ,...
Bà bầu bị viêm họng phải làm sao?
Muốn tìm hướng giải quyết cho bệnh viêm họng ở bà bầu, trước tiên cần phải xác định tình trạng bệnh mà bà bầu mắc phải nặng hay nhẹ.
Nếu bà bầu viêm họng còn kèm theo các cơn sốt, đổ nhiều mồ hôi, amidan sưng đỏ thì rất có thể mẹ bầu đã bị nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.
Bệnh viêm họng sẽ không thể để bệnh tự khỏi hoặc áp dụng các biện pháp chữa bệnh tại nhà. Người nhà cần nhanh chóng đưa bà bầu đến cơ sở y tế để nhận lời khuyên của bác sĩ. Một số mẹ bầu thường lo lắng về việc sử dụng kháng sinh trong thai kì mà tự ý chữa bệnh ở nhà.
Hành động này có thể khiến bệnh trở nặng hơn, sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu đã có sự tư vấn của bác sĩ, mẹ bầu có thể yên tâm điều trị kháng sinh mà không lo lắng thuốc sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi trong bụng.
Trường hợp bà bầu bị viêm họng do thay đổi thời tiết, do khói bụi hoặc điều kiện sinh hoạt, có thể áp dụng một số phương pháp điều trị bệnh viêm họng đơn giản tại nhà.
Một số bài thuốc trị viêm họng dễ thực hiện, lại an toàn, hiệu quả mẹ bầu có thể áp dụng như:
Chanh và mật ong: Dùng 1 thìa nước ép chanh hòa cùng chút mật ong và nước ấm dùng hàng ngày. Chanh và mật ong sẽ giúp cổ họng dịu hơn, giảm nhanh các cơn ho. Không những thế, chanh và mật ong còn có tính sát khuẩn khá tốt, được xem là kháng sinh tự nhiên, giúp cổ họng của mẹ bầu được vệ sinh sạch sẽ hơn.
Nước muối loãng: Súc miệng bằng nước muối loãng sau khi đánh răng sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn trong họng mẹ bầu.
Lá húng chanh: Chất cavaron có trong lá húng chanh có tác dụng tiêu độc, tan đờm, rất tốt cho chứng viêm họng ở mẹ bầu. Bạn chỉ cần giã nát lá húng chanh hòa đều cùng chút nước ấm, chút muối rồi chắt lấy nước cốt. Sử dụng nước cốt uống hàng hàng ngày từ 1 đến 2 lần, mẹ bầu sẽ thấy các cơn ho giảm hẳn, chứng rát họng cũng biến mất dần.
Phòng tránh bệnh viêm họng ở bà bầu
Bệnh viêm họng rất dễ mắc phải trong suốt thời gian thai kì. Ngoài sử dụng thuốc, bà bầu bị đau họng nên làm gì để phòng tránh bệnh viêm họng:
- Vệ sinh sạch sẽ nơi ở. Nơi ở thoáng mát sẽ không có nơi cho vi khuẩn trú ngụ, gây bệnh.
- Mẹ bầu cần vệ sinh sạch sẽ răng miệng hàng ngày. Sau khi đánh răng có thể dùng nước muối loãng để sát trùng khoang miệng và cổ họng.
- Hạn chế ăn đồ chiên xào, cay nóng, muối.
- Bà bầu bị viêm họng nên uống gì cũng là vấn đề cần quan tâm. Bạn không nên uống nước lạnh, đồ uống có ga, chất kích thích. Mẹ bầu hãy tích cực bổ sung thật nhiều rau xanh và trái cây vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
- Đến những chỗ đông người, bà bầu nên đeo khẩu trang. Đặc biệt, nếu đang mang thai, bạn nên tránh những khu vực ô nhiễm, nhiều khói bụi.
Bà bầu bị viêm họng cần phải cẩn thận với các biểu hiện bệnh và chú ý bảo vệ sức khỏe của mình. Nhất là trong thời tiết đang giao mùa sắp tới, mẹ bầu cần bổ sung chất dinh dưỡng tăng sức đề kháng và chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể hàng ngày.