Phụ Nữ Sức Khỏe

Bà bầu đau bụng dưới bên trái cảnh báo điều gì?

Mang thai là khoảng thời gian hạnh phúc nhưng cũng đầy lo lắng của mẹ bầu. Mỗi biểu hiện trong suốt 9 tháng 10 ngày cũng khiến mẹ bận tâm. Trong đó, bà bầu đau bụng dưới bên trái không phải là hiếm. Vậy thực hư của vấn đề này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Vì sao bà bầu bị đau bụng dưới bên trái?

Chúng ta đều biết rằng mang thai sẽ khiến cơ thể của người mẹ có rất nhiều sự thay đổi lớn, cũng như gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Những cơn cơ đau bụng nói chung và bà bầu đau bụng dưới bên trái nói riêng là một phần trong đó.

ba bau dau bung duoi ben trai 6
Mang thai sẽ khiến cơ thể của người mẹ có rất nhiều sự thay đổi lớn - Ảnh minh họa: Internet

Ở giai đoạn đầu thai kỳ, những cơn đau nhói bụng dưới bên trái khi mang thai thường xuất hiện mỗi khi đứng lên ngồi xuống. Nguyên nhân là do căng dây chằng và sự kéo dài của tử cung.

Khi bào thai càng phát triển, các dây chằng bị kéo giãn để nâng đỡ thai nhi sẽ gây cảm giác nặng bụng dưới khi mang thai. Kèm theo đó là những cơn đau ngắn ở cả hai bên bụng.

Bà bầu đau bụng dưới bên trái là do tử cung nghiêng bên phải làm dây chằng bên trái bị kéo căng. Đôi khi những cơn đau kéo dài, có khi lan đến háng. Khi tập thể dục, đứng quá nhanh thậm chí ho cũng có thể gây ra những cơn đau.

Nguyên nhân thứ hai là do sự thay đổi hormone khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn làm bà bầu bị táo bón. Theo nghiên cứu của tạp chí Canadian Family Physician thì có đến 40% phụ nữ mang thai bị vài lần táo bón trong thai kỳ.

ba bau dau bung duoi ben trai 5
Bà bầu đau bụng dưới bên trái là do tử cung nghiêng bên phải làm dây chằng bên trái bị kéo căng - Ảnh minh họa: Internet

Bà bầu đau bụng dưới bên trái ở tam cá nguyệt thứ ba có thể xuất phát từ những cơn gò sinh lý. Bà bầu đau bụng dưới bên trái tháng cuối còn được gọi là “chuyển dạ giả”. Khi mẹ ấn nhẹ vào bụng, khi hoạt động hoặc khi cơ thể mất nước sẽ thấy các cơn đau xuất hiện.

Bà bầu đau bụng dưới bên trái có sao không?

Thông thường, đau bụng dưới bên trái khi mang thai sẽ không nguy hiểm với bà bầu, nhưng trong một số trường hợp đặc biệt nó thực sự nguy hiểm, cụ thể đó là khi mẹ bị:

Nang buồng trứng

Khi thai đã vào tử cung thì phần còn lại của nang buồng trứng sẽ “tích” lại tạo thành quả trứng và “kết tụ” thành hoàng thể, nó sẽ co lại khi kết thúc 3 tháng đầu của thai kỳ.

Hoàng thể sẽ vẫn tồn tại để sản xuất hormone cần thiết cho thời gian đầu của thai kỳ. Trường hợp hoàng thể kéo dài thời gian hơn bình thường và tạo thành u nang chứa các chất lỏng.

U nang buồng trứng trong thời kỳ mang thai có thể tự mất đi mà không cần điều trị. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, các u nang buồng trứng không mất đi mà lại tiếp tục phát triển to hơn gây ra vỡ nang hoặc xoắn nang, khiến bụng đau dữ dội, trong đó có đau bụng dưới bên trái. Nếu để đến tình trạng này sẽ cực kì nguy hiểm.

Thai ngoài tử cung

Đây là một trường hợp mang thai đầy rủi ro và không có cách nào khác đảm bảo tính mạng cho người mẹ ngoài việc đình chỉ thai sớm. Thông thường, vị trí thai ngoài tử cung là ống dẫn trứng hoặc vòi trứng.

Nếu trước đây, bạn phải điều trị chức năng sinh sản mới có con hoặc đã từng bị viêm hố chậu, viêm tắc vòi trứng thì nguy cơ thai ngoài tử cung sẽ rất lớn.

ba bau dau bung duoi ben trai 4
Thông thường, đau bụng dưới bên trái khi mang thai sẽ không nguy hiểm với bà bầu - Ảnh minh họa: Internet

Theo các bác sĩ sản khoa nếu gặp phải những cơn đau thắt nặng, dữ dội trong giai đoạn đầu thai kỳ, kèm theo chảy máu âm đạo bất thường thì có thể bạn đã mang thai ngoài tử cung.

Bà bầu 4 tháng bị đau bụng dưới bên trái sẽ xảy ra nếu trứng được cấy vào ống dẫn trứng phía bên trái.

Sảy thai

Các cơn đau bụng trái hoặc đau ở hai bên dạ dày đi kèm chảy máu âm đạo nhiều là dấu hiệu của vấn đề sảy thai hoặc dọa sảy. Vấn đề này gây nguy hiểm cho mẹ nên cần được xử lý gấp, bởi vậy bạn cần đi khám càng sớm càng tốt khi bị chảy máu âm đạo, kèm cơn đau bụng dai dẳng.

Bong nhau thai

Vào tam cá nguyệt thứ 3, những cơn đau trong tử cung rất có thể báo hiệu cho vấn đề bong nhau thai. Tình trạng này xảy ra khi nhau thai tách khỏi tử cung quá sớm và gây ra những xáo trộn, mẹ sẽ cảm giác đau dữ dội vùng bụng, co thắt ở tử cung, chảy máu âm đạo…

Cần phải đặc biệt lưu ý nếu bà bầu đau bụng dưới bên trái tháng thứ 7 trở đi vì đây có thể là dấu hiệu của bong nhau thai sớm, cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và theo dõi chặt chẽ.

Tiền sản giật

Tiền sản giật trong thời kỳ mang thai sẽ khiến mẹ đau phía xương sườn trái và bụng dưới bên trái. Đây là biến chứng gây ra bởi dư lượng protein trong nước tiểu và vấn để về huyết áp. Nó sẽ dẫn đến nguy hiểm đến sức khỏe cho cả mẹ và bé, thậm chí gây tử vong.

Nhiễm trùng đường tiểu

Thông thường, nhiễm trùng đường tiểu ít khi gây ra những cơn đau bụng dưới bên trái khi mang thai. Nhưng nếu mức độ viêm nhiễm nặng, nó có thể gây đau rát, nóng buốt ở bụng dưới và cảm giác nhói khó chịu ở xương chậu.

ba bau dau bung duoi ben trai 3
Với bất kỳ các biểu hiện bất thường nào trong thai kỳ thì điều tốt nhất là thai phụ nên đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân - Ảnh minh họa: Internet

Khi thấy nước tiểu đổi màu, vùng kín ngứa và rát khi đi tiểu kèm theo dịch tiết âm đạo có mùi hôi, bạn nên đi khám ngay vì viêm nhiễm đường tiểu có thể chữa khỏi nếu được chữa trị đến nơi đến chốn. Bằng không sẽ đe dọa sinh non hoặc sẩy thai.

Viêm tuyến tụy

Tuyến tụy nằm ở sau dạ dày và khi bị viêm sẽ dẫn đến đau bụng trái hoặc giữa. Khi mẹ nạp thức ăn chứa nhiều chất béo vào cơ thể thì nguy cơ mắc phải viêm tuyến tụy là rất cao.

Táo bón

Tất nhiên, táo bón không gây nguy hiểm cho bà bầu vì đó là dấu hiệu rất phổ biến của mọi bà mẹ mang thai. Đôi khi, táo bón sẽ gây cho bạn những cơn đau bụng dưới bên trái rất khó chịu do thức ăn chậm chuyển hóa dưới tác động của hormone sinh sản. Mặc dù vậy, đừng để táo bón ngày càng nặng vì nó sẽ gây ra bệnh trĩ, rất đau đớn.

Làm gì khi bị đau bụng dưới bên trái trong thai kỳ?

Với bất kỳ các biểu hiện bất thường nào trong thai kỳ thì điều tốt nhất là thai phụ nên đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân, có phương pháp điều trị. Để giảm bớt các cơn đau bà bầu cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt, lưu ý những vấn đề sau:

Thay đổi vị trí, thực hiện các bài tập nghiêng, tránh cúi người thấp khi đứng hoặc ngồi để dây chằng không bị kéo quá căng. Tránh đứng hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu.

Tắm nước ấm hoặc uống nước để giảm bớt các cơn gò sinh lý trong giai đoạn cuối thai kỳ.

Chườm ấm, nóng vào vùng bụng bị đau.

ba bau dau bung duoi ben trai 2
Chườm ấm, nóng vào vùng bụng bị đau giúp giảm đau hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Bổ sung chất xơ từ trái cây, rau củ, uống nhiều nước để tránh bị táo bón.

Chia nhỏ bữa ăn, tránh các thức ăn cay, nóng để giảm bớt sự kích thích cho đường tiêu hóa.

Đặc biệt, khi bà bầu đau bụng dưới bên trái kèm theo chảy máu âm dạo, chóng mặt buồn non, tăng huyết áp… thì phải đến các cơ sở y tế ngay.

Lưu ý khi bà bầu bị đau bụng dưới bên trái

Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Chú ý thực đơn ăn hằng ngày và nên uống đủ nước.

ba bau dau bung duoi ben trai 1
Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ - Ảnh minh họa: Internet

Ở giai đoạn đầu nếu bị đau bụng trên bên trái nên kiêng, hạn chế việc quan hệ vợ chồng, tuy không gây ảnh hưởng gì nhưng  nó làm gia tăng cơn co thắt và gây đau bụng.

Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn và thường xuyên vận động tập các bài thể dục nhẹ.

Tổng kết lại, bà bầu đau bụng dưới bên trái rất thường gặp, đôi khi là biểu hiện sinh lý bình thường do sự thay đổi trong thai kỳ nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm khi có kèm theo các triệu chứng khác. Do đó, khi xuất hiện dấu hiệu bất thường, bà bầu nên đi khám bác sĩ để có chẩn đoán chính xác nhất.

Thảo Đỗ

Tin liên quan

Phụ nữ đau nửa đầu sau sinh: Nên và không nên làm gì?

Đau nửa đầu sau sinh là tình trạng phổ biến gặp ở phụ nữ sau sinh. Bệnh xuất phát từ...

Bà bầu tháng đầu nên ăn gì để tốt cho mẹ và thai nhi?

Lần đầu mang thai, nhiều chị em sẽ bối rối không biết bà bầu tháng đầu nên ăn gì để...

Đau mạn sườn phải khi mang thai báo động điều gì?

Hiện tượng đau mạn sườn phải khi mang thai là triệu chứng thường gặp ở bà bầu trong những tháng...

Mẹ nên áp dụng chế độ ăn yến cho bà bầu ngay để nhận được nhiều lợi ích sức khỏe

Yến sào là món ăn nổi tiếng đã tồn tại từ lâu đời tại một số nước châu Á như:...

Bà bầu bị trĩ phải làm sao để an toàn cho cả mẹ và thai nhi?

Bệnh trĩ ở bà bầu chiếm tỷ lệ cao và gây nên những khó chịu, ảnh hưởng trong sinh hoạt...

Khám phá bí ẩn từ nhau thai

Nhau thai (Placenta) là bộ phận gắn kết tế bào con với tế bào mẹ qua một sợi dây...

Bà bầu đau bụng dưới bên phải: Dấu hiệu nguy hiểm, mẹ không được chủ quan

Khi mẹ bắt đầu mang thai, cơ thể của mẹ sẽ có những thay đổi và xuất hiện nhiều triệu...

Tin mới nhất

3 cách ăn bún dễ gây bệnh, người Việt nhất định phải tránh

7 giờ trước

Loại quả xưa không ai biết đến, giờ thành đặc sản mùa hè dân thành phố "săn lùng" khắp nơi,...

7 giờ trước

5 thực phẩm giúp tóc suôn mượt, dài nhanh cấp tốc lại chẳng lo xơ rối hay gãy rụng

8 giờ trước

Những lưu ý khi ăn dưa hấu

8 giờ trước

Hướng dẫn cách làm sữa chua phô mai dẻo

8 giờ trước

Mẹo hay từ tuýp kem đánh răng, nhiều người thắc mắc tại sao lại bôi kem đánh răng lên lược?...

11 giờ trước

Luộc thịt không cần nước, áp dụng ngay cách này để thịt chín mềm và thơm ngon đến không ngờ

11 giờ trước

Mẹo chọn vải ngon 'bách phát bách trúng' của mẹ đảm làm hội chị em cảm ơn rối rít

2 ngày 6 giờ trước

Thịt gà và trứng: Thực phẩm nào giàu protein hơn?

2 ngày 6 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình