Phụ Nữ Sức Khỏe

Bà bầu ăn rau ngổ được không? Và những điều cần lưu ý

Trong thời kì mang thai, dinh dưỡng của mẹ bầu cần được quan tâm đúng mức. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ xem bà bầu ăn rau ngổ được không để xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho phù hợp.

Cơ thể mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi khi mang thai. Đặc biệt là thói quen ăn uống và sinh hoạt. Vì thế, việc cho thêm các loại rau thơm như rau ngổ, rau mùi… vào thức ăn cần được cân nhắc kỹ. Nếu mẹ bầu bị dị ứng thì dù có giàu dưỡng chất cũng không nên ăn. Vì vậy, bạn hãy cẩn thận tìm hiểu kỹ về công dụng, cũng như các thành phần dưỡng chất của loại rau này. Như vậy, bạn sẽ biết bà bầu ăn rau ngổ được không?

ba bau an rau ngo duoc khong
Rau ngổ chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu

Bà bầu có được ăn rau ngổ không?

Rau ngổ là một loại rau thơm, được người dân trồng để lấy cành lá non, dùng nấu canh chua, xào thịt trâu hoặc có thể làm rau ăn sống… Mang đến mùi thơm hấp dẫn khi ăn. Đây là một thực phẩm không thể thiếu đối với người dân Việt.

Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai, loại rau này sẽ cung cấp đầy đủ dưỡng chất, giúp cho hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đồng thời kích thích vị giác và ngăn ngừa tình trạng ốm nghén trong những tháng đầu tiên của thai kỳ. Vì vậy, nếu như cơ địa không bị dị ứng với rau ngổ thì bạn nên ăn loại rau này.

Theo Đông Y, rau ngổ có tính mát, vị chua, cay, mùi thơm, có tác dụng tốt trong việc kháng viêm, lợi tiểu, giải độc do bị ngộ độc thức ăn. Hơn thế nữa nó còn làm giãn cơ ruột, giãn mạch, tăng lọc ở cầu thận giúp điều trị bệnh sỏi thận. Tất cả các bộ phận trên rau ngổ đều có tác dụng làm thuốc chữa bệnh. Vì vậy, khi nấu ăn bạn hãy tận dụng hết sức có thể những bộ phận này của rau ngổ.

ba bau an rau ngo duoc khong 1
Rau ngổ có tính mát, vị chua, dễ ăn

Trong y học của người Ấn Độ, rau ngổ có tính sát trùng, thông mật, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa, chống nôn. Khi phụ nữ mang thai ăn rau ngổ có tác dụng tăng tiết sữa, hạ sốt. Với trẻ nhỏ, ăn rau ngổ còn có thể chữa được tình trạng biếng ăn và khó tiêu… Ngoài ra, còn có thể chữa được các bệnh ngoài da như nấm ngứa, herpes mảng tròn, chữa chứng đau thắt bụng và điều trị các vết viêm loét…

Còn theo nghiên cứu của y học hiện đại, rau ngổ có chứa: 92% nước, 2,1% protid, monoterpenoid cetone, 1,2% glucid, 2,1% cenluloza, 0,8% tro, 0,29% vitamin B, 2,11% vitamin C, 2,11% caroten, có chứa nhiều tinh dầu (0,1%), chủ yếu là limonene, aldehyd perilla và cis-4-caranone… Đặc biệt, loại rau này có chứa một nhóm hợp chất coumarine và flavonoid. Chúng có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm khá cao và thường được sử dụng trong các phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ. Chính vì vậy, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn rau ngổ trong thời kỳ mang thai.

Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn rau ngổ sống trong các bữa ăn của mình. Mặc dù rau ngổ sống đem lại sự tươi mát, giòn ngọt hơn khi đã được nấu chín. Rau sống có hàm lượng vitamin và khoáng chất cao hơn hẳn. Nhưng nếu không rửa sạch sẽ dễ nhiễm các loại vi sinh vật gây bệnh tiềm ẩn. Hơn nữa, khi ăn rau sống cũng có thể tồn tại dư lượng thuốc trừ sâu nếu hấp thu nhiều sẽ khiến mẹ bị ngộ độc.

Rau ngổ sống trong môi trường nước nên có nguy cơ bị nhiễm trứng giun, ký sinh trùng và vi khuẩn. Nếu rửa không kỹ sẽ dễ bị ngộ độc và lây nhiễm nhiều mầm bệnh, nên việc ăn sống sẽ rất nguy hiểm. Thay vào đó rau ngổ cần được rửa sạch, sơ chế kỹ càng, ăn chín uống sôi. Do đó, bạn cần chú ý điều này khi ăn rau ngổ khi mang thai.

ba bau an rau ngo duoc khong 2
Rau ngổ là rau thơm không thể thiếu cho một số món ăn

Trong trường hợp bào chế thuốc thì rau ngổ khi thu hái về cần được rửa dưới vòi nước nhiều lần cho sạch, sau đó ngâm trong nước muối pha loãng. Khi dùng tươi thì cần trần qua nước sôi khoảng 40 – 50 độ để tiêu diệt trứng giun bám trên thân và lá cây.

Bà bầu có nên ăn nhiều rau ngổ?

Mặc dù rau ngổ tốt cho sức khỏe của bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Nhưng loại rau này cũng có tác dụng giãn cơ phủ tạng, khi ăn quá nhiều sẽ gây sảy thai. Do đó, mẹ bầu chỉ nên ăn rau ngổ với lượng vừa phải để không gây nguy hiểm đến thai nhi hoặc bị một số biến chứng nguy hiểm.

Bản chất của rau ngổ là một loại rau thơm hay còn gọi là rau gia vị. Vì vậy chúng ta chỉ nên dùng với lượng ít. Hãy dùng nó trong các món canh chua, để góp phần tạo mùi thơm cho canh và khử mùi tanh. Đặc biệt, đừng bao giờ quên bỏ rau ngổ vào canh chua cá lóc. Các món nộm (gỏi) rau cũng hãy luôn bỏ rau  ngổ. Ngoài ra, bạn cũng hãy dùng rau ngổ để xào thịt bò.

Với cách sử dụng đúng, chuẩn theo hương vị của từng món ăn. Như vậy mẹ bầu sẽ tránh được tình trạng lạm dụng, ăn quá nhiều.

Cách sử dụng rau ngổ trong điều trị bệnh

Rau ngổ sử dụng đúng cách có thể chống lão hóa, thậm chí là ngừa ung thư, trị sỏi thận, trị thủy thũng, viêm kết mạc, phong chẩn. Ngoài ra, nó còn có thể giúp chữa thủy đậu, trị các cơn đau thắt lưng. Đặc biệt, rau ngổ có tác dụng tốt trong điều trị bệnh gan nhiễm mỡ.

ba bau an rau ngo duoc khong 4
Rau ngổ có tác dụng tốt trong điều trị sỏi thận

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được, chứa thành phần nevadensin trong cây rau ngổ có tác dụng chống lại các tế bào ung thư rất tốt. Đặc biệt giúp ngừa các bệnh ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày. Bên cạnh đó, nhờ vào tính hàn, giúp giãn cơ, chống co thắt, tăng cường khả năng bài tiết nên có thể đào thải các tinh thể ở thận ra ngoài hiệu quả.

Ngoài ra, cây rau ngổ cũng được sử dụng nhiều để làm giảm triệu chứng của bệnh gout. Với các thành phần caroten, coumarin và flavonoid… giúp làm giảm viêm, sưng tấy cho người bệnh. Do đó, bạn có thể lấy 20 – 30g rau ngổ tươi, rửa sạch, giã nát. Cho thêm nước sôi để nguội, lọc lấy nước uống hàng ngày. Kiên trì thực hiện bài thuốc này sẽ cho kết quả tốt.

Những loại rau thơm bà bầu không nên ăn

Cũng là rau thơm giống như rau ngổ, nhưng rau răm, bạc hà, húng quế… mẹ bầu không nên ăn. Bởi chúng có thể khiến cơ thể mẹ bầu mắc một số bệnh lý thai kỳ, khó sinh và thậm chí là đe dọa tới tính mạng của cả mẹ lẫn con. Cụ thể là:

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn rau răm. Do loại rau này chứa chất gây ra tình trạng tử cung co thắt, dễ gây ra hiện tượng sảy thai. Tuy nhiên nếu chỉ ăn vài cọng rau này với trứng vịt lộn sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề gì.

ba bau an rau ngo duoc khong 5
Mẹ bầu cần chú ý trong việc ăn các loại rau thơm

Bên cạnh rau răm, mẹ cũng hãy chú ý rau bạc hà. Khi ăn rau bạc hà có thể gây ra triệu chứng kích thích chảy máu kinh nguyệt, co bóp tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai. Do đó, mẹ bầu nên hạn chế ăn càng ít càng tốt. Ngoài ra, húng quế cũng là một loại rau thơm mẹ bầu cần chú ý. Mặc dù có khả năng điều trị một số bệnh như giải cảm, trị đau dạ dày, ăn uống khó tiêu. Nhưng loại rau này cũng được xếp vào nhóm dược liệu hành khí, hoạt huyết, điều hòa kinh nguyệt. Vì vậy, mẹ bầu nên hạn chế tuyệt đối.

Mang thai là một hành trình thú vị. Sự xuất hiện của thiên thần nhỏ sẽ khiến cuộc sống của mẹ thay đổi kể cả việc ăn uống. Khi ăn uống, không chỉ ăn cho bản thân mà còn ăn cho cả em bé. Do đó, tất cả những gì mà bạn tiêu thụ đều phải thật dinh dưỡng và được lựa chọn kỹ lưỡng. Vì vậy, không chỉ vấn đề bà bầu ăn rau ngổ được không mà các loại thực phẩm khác cũng cần được tìm hiểu chi tiết. Có như vậy, bạn mới có thể xây dựng được thực đơn khoa học, ngon miệng, giúp thai kỳ khỏe mạnh. 

Tào Vân

Tin liên quan

3 thời điểm "cực độc" mẹ bầu không nên ăn sữa chua kẻo ảnh hưởng đến thai nhi

Ăn sữa chua vào những thời điểm dưới đây không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà...

Thai phụ nếu không quên điều này hoàn toàn có thể phát hiện dị tật dính liền như cặp Song...

Dị tật thai nhi là điều không thai phụ nào mong muốn. Theo chuyên gia, dị tật nói chung và...

Thai phụ bị COVID-19 có thể truyền bệnh cho con?

Đã có ít nhất hai nghiên cứu bước đầu về nguy cơ mẹ nhiễm COVID-19 lây cho con và khả...

Những sai lầm kiêng cữ sau sinh các mẹ thường mắc phải

Theo chuyên gia sản khoa Lê Thị Kim Dung, có những quan niệm kiêng cữ sau sinh trong dân gian...

3 tháng đầu có nên uống nước mía hay không?

Mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía hay không? Khi có nhiều ý kiến nói rằng uống...

Bà bầu ăn thịt vịt có tác dụng gì? Nên ăn thế nào cho đúng cách?

Giá trị dinh dưỡng trong thịt vịt không hề kém thịt bò, lợn, dê, cá… Hơn nữa, loại thịt này...

Dấu hiệu vòng tránh thai bị lệch và cách xử lý an toàn

Đau bụng, xuất huyết âm đạo… là một trong những dấu hiệu nhận biết vòng tránh thai bị lệch. Khi...

Tin mới nhất

Phụ nữ có 3 chỗ này càng "có da có thịt" thì càng nhiều lộc, không phú quý cũng giàu...

12 giờ trước

Đau buồn vì chồng gặp tai nạn qua đời, không ngờ người phụ nữ dắt thêm đứa con nói những...

1 ngày 2 giờ trước

Nghi ngờ chồng có quỹ đen, tôi lén lút trữ của cải cho bản thân mình, nào ngờ ngày đọc...

1 ngày 2 giờ trước

Lâm bệnh nặng, chồng xin vợ cho gặp nhân tình lần cuối, nào ngờ phản ứng của ả bồ khiến...

1 ngày 2 giờ trước

Gọi cả gia đình đi bắt gian, đến tới nơi mở cửa ra, tôi và bố đứng hình trước cảnh...

1 ngày 2 giờ trước

Đêm tân hôn chồng bất ngờ làm điều này, vợ giật mình sửng sốt đôi mắt chưa bao giờ không...

1 ngày 6 giờ trước

Bị chồng ép ly hôn sau 7 năm chung sống, 1 năm sau gặp lại, vợ bàng hoàng khi biết...

1 ngày 6 giờ trước

Cha gần đất xa trời, đột nhiên người phụ nữ lạ đến gặp nói một điều khiến cả nhà tôi...

1 ngày 6 giờ trước

Ngày lên xe hoa, con trai riêng kiên quyết đòi chạy theo, nào ngờ chồng mới cưới quyết định một...

1 ngày 6 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình