Thịt vịt là món ăn quý giá và ngon. Nổi tiếng với các thương hiệu được nhiều nước trên thế giới biết đến như vịt quay Bắc Kinh, bánh bao súp vịt, vịt muối… Đây đều là những món ăn lâu đời, có lịch sử hơn 2.000 năm. Trải qua những năm tháng chắt lọc kinh nghiệm, những người dân Trung Hoa đã tạo nên các món ăn nổi tiếng từ vịt, vô cùng tốt cho sức khỏe.
Thịt vịt có hàm lượng dinh dưỡng cao, không chỉ cung cấp protein cần thiết mà còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất… Vì vậy, các chuyên gia khuyến khích bà bầu ăn thịt vịt trong thời gian mang thai để tận dụng được hết những lợi ích này.
Bà bầu ăn thịt vịt có tốt không?
Thịt vịt có nhiều giá trị dinh dưỡng. Trong Đông Y, thịt vịt được dùng làm thuốc bổ điều hòa ngũ tạng, lợi thủy, trừ nhiệt, bổ hư. Hơn nữa, loại thịt này giàu protein, sắt, canxi, vitamin A, B1, D, acide nicotic…
Trong đó, 100g thịt vịt nuôi sẽ có 132 calo, hàm lượng protein là 18g, chất béo bão hòa chiếm 2g và chất béo không bão hòa 6g. Còn trong 100g da vịt có chứa 404 calo, 11g protein, hàm lượng chất béo bão hòa 13g, chất béo không bão hòa là 39g. Đối với thịt và da vịt được thả, hoang dã thì có hàm lượng calo cao hơn, 211calo/100g thịt và da vịt. Vì vậy, lượng protein cũng cao hơn là 17g/100g thịt.
Các bộ phận khác như gan cũng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong 100g gan vịt chưa 136 calo, 19g protein. Chất béo bão hòa chiếm 1g, còn chất béo không bão hòa là 5g. Nhờ vào hàm lượng dinh dưỡng cao, thịt vịt được xếp vào loại thực phẩm gia cầm tốt cho sức khỏe. Hơn nữa, thịt vịt rất thích hợp để chế biến món ăn cho những người cần bồi bổ cơ thể, đặc biệt là phụ nữ mang thai.
Thịt vịt thì có nhiều loại. Mỗi loại đều có thành phần dinh dưỡng riêng. Chúng được sử dụng với những mục đích khác nhau. Theo đó, ăn thịt vịt trống đầu xanh tốt cho lợi tiểu tiện còn vịt trắng xương đen trị hư lao, nhiệt, thải độc. Khi để làm thuốc nói chung thì nên sử dụng vịt mái già.
Bà bầu ăn thịt vịt có tác dụng gì?
Trong thời gian mang thai, bên cạnh những loại thịt gia súc quen thuộc thì mẹ bầu cũng nên đổi vị với những loại thịt gia cầm, tiêu biểu là thịt vịt. Loại thịt này cung cấp nhiều protein có ích cho quá trình mang thai. Đồng thời bổ sung các loại axit amin cần thiết, giúp cải thiện hệ miễn dịch. Ngoài ra, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tật, duy trì một làn da khỏe mạnh, tốt cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.
Bên cạnh đó, ăn thịt vịt còn mang lại rất nhiều tác dụng tốt cho mẹ bầu như:
Thúc đẩy quá trình trao đổi chất
Thịt vịt là nguồn cung cấp kẽm tuyệt vời. Cứ 100g thịt vịt chứa khoảng 1,9mg kẽm. Khi ăn thịt vịt, cơ thể sẽ được bổ sung dồi dào lượng kẽm cần thiết để kích hoạt, hoạt động của các enzym, điều chỉnh tỉ lệ trao đổi chất.
Chính vì vậy, nếu mẹ bầu có chế độ ăn uống giàu kẽm sẽ giúp chức năng tuyến giáp hoạt động tốt nhất. Ngoài ra, kẽm còn giúp tăng cường hệ miễn dịch trong thời gian mang thai. Hơn nữa, thịt vịt có vị ngọt, tính mát có thể khắc phục tình trạng tăng huyết áp, ù tai, váng đầu, chóng mặt, ho khan, ít đờm, lao phổi, ho do phế âm hư, bổ huyết, sinh tân dịch... Do đó, thực đơn dinh dưỡng trong thời gian mang thai của mẹ bầu cần thêm các thực phẩm giàu kẽm như thịt, hải sản, cây họ đậu, quả hạch và các loại hạt…
Đặc biệt, khi mang thai, khả năng tuần hoàn của mẹ bầu cũng tương đối kém. Chính vì vậy, nhiều chị em sẽ gặp phải tình trạng mặt bị sưng phù, đi bộ thời gian dài cảm thấy chân thô ráp… Trong khi đó, thịt vịt bổ ngũ tạng, bổ phủ tạng, làm lợi cho sự vật động của nước trong cơ thể… như lợi tiểu, tiêu phù rất tốt.
Chính vì vậy, khi được tẩm bổ đúng cách với thịt vịt thì cơ thể mẹ bầu sẽ mau chóng phục hồi, giảm nhanh triệu chứng phù nề khi mang thai. Bạn hãy chuẩn bị 1 con vịt đực, gạo tẻ 100g. Vịt làm sạch, nấu cho chín nhừ, tiếp tục cho gạo tẻ vào nấu thành cháo, sau đó, cho thêm 3 củ hành đã đập dập. Ăn nóng khi đói. Chứng phù nề sẽ giảm nhanh chóng, mẹ bầu sẽ thấy cơ thể nhẹ nhàng hơn, việc đi lại cũng dễ dàng hơn rất nhiều.
Cải thiện hệ thần kinh, chống trầm cảm
Trong 100g thịt vịt chứa khoảng 1,6mg vitamin B5 và 0,4mg vitamin B12. Đây là 2 dưỡng chất có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động của hệ thần kinh trong thai kỳ. Trong đó, vitamin B5 giúp sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh. Còn vitamin B12 có chức năng bảo vệ, tránh tình trạng tổn thương dây thần kinh khi mang thai cũng như ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra được rằng, chế độ ăn giàu vitamin B12 có thể giúp mẹ bầu ổn định tâm trạng, không bị trầm cảm. Bởi loại vitamin này có khả năng giữ cho các chất dẫn truyền thần kinh trong não khỏe mạnh. Chính vì vậy, không chỉ cần ăn thịt vịt, hàng ngày mẹ còn cần được bổ sung đa dạng các thực phẩm khác như gan, thận của gia cầm, động vật có vỏ, cá, sữa, các sản phẩm sữa, thịt bò… để cung cấp vitamin B12 cho cơ thể.
Tăng tế bào hồng cầu
Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ sẽ trải qua những thay đổi để phù hợp với khả năng nuôi dưỡng em bé trong bụng. Theo đó, thể tích máu sẽ cần tăng khoảng 20-30%, cơ thể cần tạo nhiều máu để cung cấp cho em bé. Hồng cầu là một tế bào máu chính. Trong thời gian mang thai cơ thể cần rất nhiều hồng cầu để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Ăn thịt vịt sẽ giúp cơ thể mẹ ổn định việc sản xuất các tế bào hồng cầu. Do trong thịt vịt chứa một lượng sắt lớn, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu khi mang thai. Ngoài ra, thịt vịt cũng giàu protein, vitamin và chứa một lượng nhỏ omega-3 và axit béo omega-6 góp phần làm cho trái tim khỏe. Chính vì vậy, để bổ sung sắt và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể phụ nữ mang thai có thể ăn thịt vịt suốt thai kỳ.
Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cũng lưu ý các mẹ bầu rằng hàm lượng cholesterol có trong thịt vịt là khá cao. Theo đó, cứ mỗi 1kg thịt vịt có khoảng 25mg cholesterol, ngoài ra cũng có nhiều chất béo bão hòa. Do đó, khi ăn thịt vịt, mẹ bầu chỉ nên ăn từng phần nhỏ và chỉ nên ăn phần ngực. Hạn chế không nên ăn da và những phần nhiều mỡ để làm giảm hàm lượng chất béo bão hòa và cholesterol.
Đồng thời, mẹ bầu tuyệt đối không ăn thịt vịt với mộc nhĩ, quả óc chó, cháo đậu hay thịt ba ba. Bởi đây là những thực phẩm chứa nhiều hoạt chất sinh học, còn thịt vịt lại chứa nhiều đạm. Khi ăn cùng rất dễ làm giảm giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm. Hơn nữa, mộc nhĩ đen có thể khiến cho tử cung co bóp và dẫn đến sảy thai bất kỳ lúc nào. Vì vậy, trong ăn uống mẹ bầu cần phải cẩn trọng.
Hy vọng qua với những thông tin được cung cấp trên đây đã giúp bạn biết được bà bầu ăn thịt vịt được không. Là một trong những loại thịt bổ béo và giàu dưỡng chất, vitamin tốt cho quá trình phát triển của thai kỳ, nhưng mẹ bầu cần nhớ đừng nên ăn quá nhiều. Đồng thời cần tránh kết hợp với một số thực phẩm kiêng kỵ để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.