Mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía hay không? Chúng ta đều biết nước mía đem lại lợi ích rất tốt cho sức khỏe, giúp đẹp da, đặc biệt là giải khát vào những ngày hè nóng nực.
Nhưng khi mang thai mẹ bầu phải hiểu rõ những thực phẩm tốt cùng với những thứ nên “kiêng” để tránh ảnh hưởng đến bé. Vậy tác dụng của nước mía đối với thai phụ sẽ như thế nào?
Lợi ích của nước mía
Trong thai kỳ vào giai đoạn 3 tháng đầu có nên uống nước mía?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước mía sẽ giúp mẹ bầu cung cấp đủ năng lượng cho sự hình thành và phát triển của em bé trong bụng mẹ, bên cạnh đó còn có tác dụng làm đẹp vóc dáng và giúp mẹ bầu khỏe mạnh.
Có nhiều khoáng chất và vitamin
Nước mía không chỉ là thức uống giải khát phổ biến ở nước ta, mà uống nước mía còn là cách cung cấp vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Thành phần của mía chứa nhiều khoáng chất bao gồm canxi, magie, kali, sắt, vitamin A, B1, B2... chất xơ hoà tan và các loại axit hữu cơ khác.
Đây là những thành phần rất có lợi, giúp cung cấp dưỡng chất cho mẹ và cả sự phát triển của bé.
Bổ sung năng lượng
Theo nghiên cứu, trong khoảng 100ml nước mía nguyên chất có đến 269,1 calo. Chính vì vậy nước mía là nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời cho mẹ.
Uống nước mía sẽ giúp giảm mệt mỏi, tăng năng lượng, nhanh chóng lấy lại tinh thần giúp mẹ bầu thoải mái và cảm thấy khỏe hơn.
Giúp giảm tình trạng ốm nghén
Trong 3 tháng đầu mẹ bầu rất dễ rơi vào tình trạng ốm nghén khiến sức khỏe và tinh thần giảm sút.
Một công dụng tuyệt vời của nước mía đó chính là làm giảm ốm nghén, đây cũng chính là đáp án cho băn khoăn của mẹ bầu 3 tháng đầu mang thai có nên uống nước mía hay không.
Mẹ bầu có thể áp dụng cách uống nước mía kết hợp với một ít gừng tươi đập nhuyễn, chia nhỏ ra để uống nhiều lần trong một ngày, sẽ giúp giảm tình trạng ốm nghén một cách đáng kể.
Cải thiện làn da
Khi mang thai, nội tiết tố sẽ thay đổi dễ dẫn đến tình trạng da thâm sạm, kém sức sống. Đây cũng là một nỗi lo âu rất lớn của mẹ bầu.
Thành phần của mía không chỉ cung cấp năng lượng, mà còn chứa chất chống oxy hóa ngăn chặn lão hoá, axit alpha hydroxyl có tác dụng trong việc bảo vệ và nuôi dưỡng làn da.
Như vậy, uống nước mía chính là giải pháp tuyệt vời giúp phụ nữ mang thai cải thiện được làn da bị tổn thương và kém sắc của mình.
Tăng cường hệ miễn dịch
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, sức đề kháng kém sẽ dẫn đến việc các tác nhân gây bệnh tấn công ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Vì vậy việc bổ sung các loại thực phẩm giúp tăng sức đề kháng là điều cần thiết.
Uống nước mía là cách tăng cường hệ miễn dịch và chống lại các tác nhân gây bệnh vô cùng hiệu quả và an toàn.
Nhờ vào chất flavonoid và hợp chất phenolic có trong nước mía có tác dụng kháng viêm rất hiệu quả, cùng với đó sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ ung thư, nhiễm độc gan và chống lại virus tấn công.
Không thể phủ nhận tác dụng tuyệt vời của mía đối với sức khỏe. Nhưng 3 tháng đầu mang thai có nên uống nước mía thì cần lưu ý uống mía đúng cách, tránh lạm dụng sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé
Hỗ trợ hệ tiêu hoá
Nước mía chứa chất xơ hoà tan, kali và giúp tăng cường protein cho cơ thể. Uống nước mía có tác dụng thanh lọc thận, ngăn ngừa nguy cơ bị sỏi thận.
Trong trường hợp mẹ bầu gặp tình trạng táo bón gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày thì việc uống nước mía thường xuyên giúp bổ sung kali sẽ hỗ trợ hệ tiêu hoá làm việc hiệu quả hơn, giảm tình trạng táo bón và ngăn ngừa virus tấn công dạ dày.
Mẹ bầu nên uống nước mía đúng cách
Vậy mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía hay không? Thì câu trả lời là có, nhưng cần cân nhắc tuỳ trường hợp.
Đối với mẹ bầu có sức khỏe tốt thì việc uống nước mía vào 3 tháng đầu sẽ không gây ảnh hưởng đến cơ thể. Ngược lại đây còn là cách giúp bổ sung năng lượng thiết yếu tốt cho cả mẹ và bé.
Trong mía có nhiều đường chiếm đến 70%, mẹ bầu chỉ nên uống với lượng cho phép, tránh lạm dụng sẽ gây ra tình trạng tăng cân đột ngột, bị béo phì và làm chỉ số đường huyết tăng quá mức cho phép dẫn đến gây hại cho sức khỏe.
Đối với những mẹ bầu thèm ngọt thì uống nước mía như là một thức uống khoái khẩu. Nhưng cũng cần “tiết chế” cơn thèm, chỉ nên uống vừa đủ. Nếu uống nước mía mỗi ngày sẽ gây ra tình trạng đầy hơi, dễ rối loạn tiêu hoá.
Việc uống nước mía bao nhiêu ly là hợp lý? Theo các chuyên gia, chỉ nên uống nước mía khoảng 3 ly trong một tuần và dãn cách thời gian uống là đủ.
Tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm và mẹ bầu nên cẩn trọng hết sức có thể.
Vì vậy nếu việc sử dụng nước mía gây nên tình trạng ốm nghén nặng, có cảm giác khó chịu hay gây ra những bất thường của cơ thể thì mẹ bầu không nên tiếp tục sử dụng.
Mặc dù mía có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hoá, nhưng đối với phụ nữ mang thai đã gặp tình trạng dễ bị tiêu chảy, có hệ tiêu hoá kém thì không nên sử dụng nước mía.
Vì theo đông y, mía có vị ngọt, tính hàn, uống nhiều nước mía sẽ khiến mẹ bầu dễ gặp những bất thường của hệ tiêu hoá như đau bụng, nôn ói, đi ngoài... Như vậy rất không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
Chỉ nên sử dụng nước mía mới ép, cây mía còn tươi không bị úng, tránh sử dụng nước mía để quá lâu trong tủ lạnh sẽ không tốt cho sức khoẻ, dễ bị lạnh và đau bụng.
Tốt nhất mẹ bầu nên uống nước mía nguyên chất hoặc ít đá. Vì đá lạnh sẽ ảnh hưởng đến tử cung, gây ra tình trạng co bóp mạnh khiến nguy cơ động thai cao, thậm chí gây sảy thai.
Thời gian uống nước mía thích hợp nhất là sau bữa ăn 1 – 2 giờ. Tránh việc uống nước mía trước khi ăn.
Nguyên nhân là vì lượng đường trong mía sẽ khiến mẹ bầu có cảm giác nhanh no, không thèm ăn, ảnh hưởng đến bữa ăn chính không nạp đủ chất cần thiết cho cơ thể.
Đối với những trường hợp đặc biệt, có nguy cơ sảy thai cao, hoặc mẹ bầu vẫn còn lo lắng về việc thể trạng của mình có nên uống nước mía vào 3 tháng đầu hay không, thì cách tốt nhất mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có sự tư vấn chính xác và hướng dẫn đúng cách.
Tránh tình trạng sử dụng nước mía sai cách hoặc uống quá nhiều, về lâu dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của bé.
Bên cạnh việc uống nước mía, thì mẹ bầu cũng cần lưu ý nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác nhau, không nên chỉ sử dụng mỗi nước mía để bổ sung năng lượng cho cơ thể.
Như vậy chắc hẳn mọi người cũng đã có đáp án về vấn đề 3 tháng đầu có nên uống nước mía hay không rồi. Tuy việc uống nước mía đem lại nhiều lợi ích, nhưng cần uống đúng cách mới đem lại hiệu quả cao.
Đặc biệt cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn khi mẹ bầu vẫn còn nhiều lo lắng về tình trạng sức khoẻ của mình.