Nội dung bài viết
Ngải cứu không chỉ là một loại dược liệu để chữa bệnh mà còn là thực phẩm chế biến nhiều món ăn ngon, bổ. Vậy bà bầu ăn ngải cứu có được không và cần lưu ý gì khi ăn để không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
1. Bà bầu có nên ăn ngải cứu?
Hiện nay vẫn chưa có bất kỳ kết luận nào chứng minh mẹ bầu ăn ngải cứu gây sảy thai. Thế nhưng trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu không nên ăn rau ngải cứu. Ăn quá nhiều ngải cứu trong thai kỳ có để dẫn đến ra máu nhiều, gây co thắt tử cung.
Tuy nhiên, với những bà bầu có thể trạng ổn định nếu ăn với lượng vừa đủ từ 1-2 lần/tuần sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Rau ngải cứu có thể xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu và giảm những cơn đau vùng bụng. Loại rau này còn được dùng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp.
2. Những lợi ích của ngải cứu với bà bầu
Chữa khí hư, nấm ngứa vùng kín
Ngải cứu có tác dụng rất tốt đối với phụ khoa của chị em phụ nữ như chữa kinh nguyệt không đều, viêm nhiễm âm đạo, khí hư bất thường. Vì vậy bà bầu dùng ngải cứu có thể loại bỏ được nấm ngứa vùng kín.
Bài thuốc đơn giản như sau: Dùng 20g lá ngải cứu non, 1 nhánh gừng và 1 ít muối. Đem tất cả nguyên liệu cho vào nồi đun để xông bên ngoài vùng kín. Khi nước nguội, dùng nước lá để rửa bên ngoài âm đạo, tráng lại bằng nước sạch rồi lau lại bằng khăn khô. Có thể thực hiện 3 lần mỗi tuần để có hiệu quả.
Chữa động thai
Với những trường hợp bị động thai do va chạm hay chấn thương, bà bầu ăn ngải cứu để chữa động thai là cách được nhiều người áp dụng. Dùng ngải cứu chần với trứng gà rồi ăn cả nước lẫn bã. Món này có tác dụng an thai rất tốt.
Chữa băng huyết, thổ huyết
Nếu bà bầu bị ra máu, có thể dùng bài thuốc với ngải cứu như sau: dùng lá ngải cứu, tía tô mỗi thứ 16g, sắc với 600ml nước. Sắc cho tới khi còn 100ml, chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày.
Chảy máu cam
Một lợi ích nữa của ngải cứu ít người biết đến là cầm máu cam. Lá ngải cứu có khả năng làm ngừng chảy máu và giúp cho kinh mạch ấm hơn. Nếu bạn thường xuyên bị chảy máu cam do nhiệt, hãy dùng bài thuốc với các dược liệu sau: ngải cứu tươi, tiên sinh địa hoàng, hà diệp tươi và trắc bá diệp tươi sắc lên để uống.
Chữa đau bụng, đau dây thần kinh
Những trường hợp bị đau bụng, đau dây thần kinh, bạn có thể lấy một nắm ngải cứu, đem rửa sạch rồi giã nát. Vắt lấy nước sau đó thêm mật ong vào, uống hai lần vào trưa, chiều. Áp dụng bài thuốc này từ 1 - 2 tuần để có hiệu quả.
Điều trị thấp khớp ghẻ lở
Các chất tanin, cineol chứa trong ngải cứu giúp chống phù nề, giảm đau. Hơn nữa, trong ngải cứu còn có các chất khác giúp tăng sức đề kháng, lưu thông mạch và giảm sưng viêm. Bạn nên nấu nước lá ngải cứu để uống giúp hỗ trợ điều trị thấp khớp. Với trườn hợp bị vết ghẻ lở thì nên giã nhỏ lá ngải cứu với vài hạt muối, đắp lên vết thương và băng lại.
Giảm nôn mửa
Khi bị nôn mửa, dùng ngải cứu khô sắc với nước để uống, mỗi ngày 2 lần. Tác dụng của ngải cứu sẽ giúp ngăn ngừa và giảm dần tình trạng nôn mửa.
Điều trị lỵ ra máu
Lá ngải cứu còn được xem là dược liệu hữu hiệu trong việc chữa trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, trong đó bao gồm việc điều trị lỵ ra máu. Dùng lá ngải cứu rửa sạch, giã nát rồi đắp vào hậu môn, thực hiện mỗi ngày để có chuyển biến tốt.
3. Bà bầu có được ăn gà tần ngải cứu không?
Gà tần ngải cứu là món ăn thường được dùng cho những người mới ốm dậy, những người có sứ khỏe yếu để nhanh chóng phục hồi. Tuy bổ dưỡng nhưng bà bầu ăn ngải cứu gà tần với tần suất vừa phải. Vì ăn nhiều có thể khiến bà bầu bị ra máu, cổ tử cung co bóp dễ dẫn đến sảy thai.
Đặc biệt, những phụ nữ có tiền sử sẩy thai, sinh non không nên ăn món này để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Bà bầu ăn ngải cứu gà tần nên ăn cách xa nhau, khoảng 2 bữa 1 tuần. Chú ý là không được ăn quá nhiều.
4. Trường hợp nào bà bầu không ăn ngải cứu?
Người bị rối loạn đường ruột
Bà bầu ăn ngải cứu khi có thể trạng ổn định với liều lượng vừa phải. Nhưng khi bị rối loạn đường ruột thì tuyệt đối không nên ăn. Vì ngải cứu có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng. Điều này khiến cho người bị rối loạn đường ruột càng trở nên trầm trọng hơn.
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
Với những phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn ngải cứu. Tuy nhiên với một số trường hợp bị động thai, có dấu hiệu ra máu, vẫn có thể dùng ngải cứu để an thai. Bà bầu ăn ngải cứu an thai bằng cách sao cháy ngải cứu, vẩy một chút nước vào cho hết hỏa độc rồi sắc nước uống.
Người bị bệnh viêm gan
Trong thành phần của ngái cứu chứa loại tinh dầu dễ bay hơi. Nó vừa là dược tính có thể chữa bệnh nhưng cũng là độc dược. Khi đi vào gan sẽ gây rối loạn các tế bào dẫn đến viêm da cấp tính, gây vàng da, xơ gan cổ trướng và nước tiểu có dịch mật. Vì vậy, nếu bà bầu bị bệnh viêm gan thì tuyệt đối không nên ăn ngải cứu để tránh trúng độc.
Người bình thường hay bà bầu ăn ngải cứu đều phải đúng cách. Ăn nhiều cùng lúc, hay ăn liên tục sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
5. Những món ăn dành cho bà bầu ăn ngải cứu
Bà bầu ăn ngải cứu có thể tham khảo những món ăn bổ dưỡng dưới đây:
Canh ngải cứu nấu thịt nạc
Món ăn này tuy đơn giản nhưng lại có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Tác dụng của lá ngải cứu giúp điều hòa kinh nguyệt, loại bỏ khí hư, giảm đau bụng do lạnh. Hơn nữa bà bầu ăn ngải cứu với thịt nạc cũng rất tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Cách chế biến: Thịt heo băm nhỏ, ướp gia vị xào qua. Cho nước vào đun sôi rồi cho rau ngải cứu vào. Đợi canh sôi, nêm vừa miệng, ăn nóng.
Trứng gà ngải cứu
Bà bầu ăn ngải cứu với trứng gà giúp an thai, lưu thông máu, trị chứng đau đầu.
Cách chế biến: Lá ngải cứu xắt nhỏ, đánh tan đều với trứng gà, nêm gia vị, rán chín.
Gà hầm ngải cứu
Đây là món ăn có tác dụng bồi bổ sức khỏe, hoạt huyết, tốt cho hệ xương.
Cách chế biến: Gà đen làm sạch, cho vào nồi, đổ xăm xắp nước. Hầm cùng 3 trái táo đỏ, kỷ từ, 3 lát sâm, ngải cứu, hạt sen, tam thất. Nêm gia vị vừa miệng, hầm đến khi gà nhừ.
Cháo ngải cứu
Bà bầu ăn ngải cứu nấu cháo có tác dụng an thai, giảm đau xương khớp.
Cách chế biến: Thái nhỏ ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn có thể cho một ít đường, ăn nóng.
Trên đây là những thông tin bạn cần biết về lợi ích của lá ngải cứu với sức khỏe bà bầu cũng như những lưu ý khi sử dụng. Bà bầu ăn ngải cứu cần đúng cách, đúng liều lượng để phát huy tác dụng cũng như không làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi trong bụng.