Nội dung bài viết:
Thành phần dinh dưỡng trong khổ qua
Trước khi tìm hiểu bà bầu có ăn khổ qua được không thì chúng ta hãy tìm hiểu các lợi ích mà loại rau này mang lại.
Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng là một loại quả rất tốt cho sức khoẻ và được trồng phổ biến ở nhiều vùng Đông Nam Á.
Trái khổ qua giàu vitamin C, một vi chất dinh dưỡng quan trọng liên quan đến tăng cường hệ miễn dịch, hình thành xương và chữa lành vết thương. Ngoài ra nó còn chứa nhiều vi chất khác như vitamin A, kali, kẽm…
Khổ qua còn chứa các hợp chất chống oxy hoá mạnh, có hàm lượng chất xơ cao đáp ứng được khoảng 8% nhu cầu chất xơ hằng ngày của mỗi người.
Khổ qua không chỉ dùng để chế biến món ăn mà còn được sử dụng như một loại thuốc quý trong Đông y. Công dụng của nó là thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, đặc biệt là công dụng hạ đường huyết rất hiệu quả.
Mặc dù có nhiều công dụng nhưng không phải ai cũng thích hợp dùng khổ qua. Liệu bà bầu ăn khổ qua được không? Đây là thắc mắc mà các mẹ bầu đặt ra trước khi lập ra chế độ dinh dưỡng cho mình trong thai kỳ.
Bà bầu có được ăn khổ qua trong thai kỳ?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu ăn khổ qua khi mang thai vẫn an toàn cho mẹ bầu. Nếu bà bầu ăn một lượng vừa phải khoảng 2 lần/tuần sẽ nhận được những lợi ích sau đây:
Hỗ trợ sự phát triển thần kinh ở thai nhi: Khổ qua có chứa folate, cần thiết cho sự phát triển cột sống và thần kinh của em bé. Folate còn giảm thiểu rủi ro dị tật ống thần kinh, là một trong những chất cần thiết trong thai kỳ.
Hỗ trợ tiêu hoá: Bà bầu có nên ăn mướp đắng xào trứng? Các vấn đề về tiêu hoá thường gặp trong thời gian mang thai do thay đổi hormone có thể được cải thiện khi dùng khổ qua. Khổ qua chứa chất xơ giúp kích thích tiêu hóa, giảm các vấn đề như táo bón thai kỳ, khó tiêu…
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ: Khổ qua có đặc tính chống tiểu đường, giúp cân bằng lượng đường trong máu, giảm thiểu các biến chứng do bệnh tiểu đường thai kỳ gây ra như tiền sản giật, sinh non…
Tăng cường hệ miễn dịch: Trong thời gian mang thai các mẹ bầu sẽ có hệ miễn dịch suy yếu hơn người bình thường nên dễ mắc bệnh hơn. Do giàu các khoáng chất, vitamin C, chất chống oxy hoá nên sẽ tăng cường hệ miễn dịch, chống lại một số bệnh tật. Trong khổ qua có chứa hàm lượng vitamin C đáp ứng được 50% nhu cầu mỗi ngày của bà bầu.
Kiểm soát sự tăng cân: Chất xơ trong khổ qua sẽ giúp mẹ bầu kiềm chế cơn đói, điều này giúp kiểm soát cân nặng cho chị em trong thời kỳ mang thai.
Tác dụng phụ khi bà bầu ăn khổ qua trong thai kỳ
Với hàng loạt những lợi ích trên, chắc hẳn chị em đã giải đáp được phần nào câu hỏi bà bầu ăn khổ qua được không. Nhưng nếu có ý định ăn khổ qua mẹ bầu nên hết sức cẩn thận khi mang thai. Những tác dụng hại kèm theo cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé nếu chúng ta lạm dụng loại thực phẩm này.
- Vì sao bà bầu không được ăn khổ qua? Dựa trên thành phần hóa học, khổ qua có chứa một loại protein rất có hại cho các cơ quan sinh sản trong cơ thể, nhất là trong giai đoạn bầu bí. Nó có thể kích thích làm tăng hoạt động co thắt của tử cung, gây xuất huyết, làm sẩy thai hoặc sinh non.
Đó là lý do nhiều bác sĩ sản khoa khuyên chị em không nên ăn khổ qua trong ba tháng đầu thai kỳ, thời điểm tốt nhất để ăn khổ qua là giai đoạn thứ hai của thai kỳ vì lúc này nguy cơ sảy thai đã không còn nữa.
- Vì tác dụng giảm lượng đường trong máu nên những mẹ bầu đang có triệu chứng hạ đường huyết thì không nên ăn loại quả này trong thai kỳ, mẹ có thể thay thế bằng các loại thực phẩm bổ dưỡng khác.
- Vì khổ qua có tính hàn, ăn nhiều có thể gây lạnh bụng, đầy bụng. Đặc biệt là những mẹ mắc bệnh đường tiêu hóa, hệ tiêu hóa vốn yếu ăn nhiều khổ qua dễ bị tiêu chảy, lỵ, gây các bệnh ở dạ dày.
- Những bà bầu bị thiếu máu cũng không nên ăn khổ qua vì hàm lượng chất vicine trong khổ qua có khả năng ức chế hoạt động truyền dẫn máu ở mẹ sang thai nhi.
- Khổ qua có chứa những chất như Quinine, Morodicine và hạt mướp đắng có một chất là Vicine, đây là những chất có thể gây ngộ độc ở một số người. Vì vậy, phụ nữ mang thai muốn ăn khổ qua cũng cần cân nhắc kỹ nếu không muốn ảnh hưởng tới cả thai nhi trong bụng.
Gợi ý các món ăn bổ dưỡng từ khổ qua cho bà bầu
Khổ qua xào trứng
- Khổ qua rửa sạch, thái lát mỏng sau đó ngâm vào nước lạnh để giảm độ hăng và dễ ăn hơn. Trứng gà đánh tan cho thêm chút nước mắm.
- Dùng 1 chảo rộng, phi thơm hành, cho mướp đắng vào xào, đến khi mướp đắng mềm thì cho trứng vào đảo đều tay.Nêm lại gia vị cho vừa và cho hành lá vào. Món này ăn nóng rất ngon.
Canh khổ qua nhồi thịt
- Mướp đắng rửa sạch, dùng dao cắt bỏ 2 đầu sau đó dùng thìa bỏ ruột, cắt thành 2 đến 3 khúc tuỳ theo chiều dài của từng quả.Rửa lại mướp đắng với nước lần nữa và để cho thật ráo.
- Thịt băm ướp với gia vị để khoảng 20 phút. Sau đó thì đập trứng vào và trộn đều tay cho các nguyên liệu ngấm gia vị.
- Sau đó tiến hành nhồi thịt vào trong, lượng thịt nhồi vào không nên nhiều quá.
- Đun nồi nước canh, có thể dùng nước hầm xương thì canh sẽ ngon hơn. Khi nước sôi thì cho mướp đắng đã nhồi thịt vào nấu cùng. Nấu đến khi mướp đắng chín mềm thì ngưng, cho hành lá xắt nhỏ vào và có thể thưởng thức.
Canh cá thác lác khổ qua
- Khổ qua gọt 2 đầu, loại bỏ sạch ruột rửa sạch rồi thái miếng vừa ăn.Cá thác lác, rửa sạch xay nhuyễn rồi ướp với muối, tiêu, bột ngọt sao cho vừa ăn.
- Cho dầu ăn phi vàng hành tỏi băm nhuyễn rồi cho 1 lít nước vào nồi. Khi nước sôi bạn vo chả cá thành viên vào nấu đến khi chả nổi lên thì cho hết khổ qua vào nấu thêm khoảng 5 phút hoặc đến khi khổ qua mềm thì tắt bếp.
Với câu hỏi bà bầu ăn khổ qua được không thì câu trả lời là được. Không thể phủ nhận những lợi ích mà khổ qua mang lại nhưng nếu sử dụng thường xuyên hoặc lạm dụng thì lại không tốt cho sức khoẻ. Để đảm bảo cho sức khoẻ và sự an toàn của cả mẹ và bé thì tốt nhất nên kiêng ăn khổ qua trong ba tháng đầu, thay thế bằng các loại thực phẩm khác vừa an toàn vừa đảm bảo đủ chất trong thai kỳ.