Phụ Nữ Sức Khỏe

Bà bầu ăn hàu có tốt không?

Hàu là loại hải sản vô cùng hấp dẫn và là thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng. Nếu bạn là người yêu thích hải sản sẽ phân vân không biết bà bầu ăn hàu có tốt không?

Bà bầu ăn hàu có được hay không?

Hàu là hải sản được nhiều người yêu thích, tuy nhiên bà bầu ăn hàu có tốt không? - Ảnh minh họa: Internet

Bạn chỉ nên ăn hàu nếu như bạn đảm đảo mình có nguồn thực phẩm tươi và được nấu chín. Hàu thường được chế biến ở dạng tái, ăn sống nên sẽ nguy hiểm cho phụ nữ mang thai. Vì vậy, bà bầu ăn hàu cần chú ý chế biến cẩn thận.

Tác dụng phụ khi bà bầu ăn hàu sống

Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa kỳ (FDA) khuyên bà bầu không nên ăn hàu sống khi mang thai. Hàu tươi chưa được chế biến có khả năng mang vi khuẩn gây hại cao.

Hàu sống chưa được chế biến sẽ chứa nguồn vi khuẩn gây bệnh, bao gồm cả listeria (một loại trực khuẩn nguy hiểm) nó sẽ lây nhiễm vào đường tiêu hoá gây bệnh.

Hàu sống chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng nguy hiểm cho bà bầu -Ảnh minh họa: Internet

Do hệ miễn dịch yếu khi mang thai, trong thời gian mang thai phụ nữ ăn hàu sống có thể bị ngộ độc thực phẩm, với các nguy cơ như sảy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc tử vong ở trẻ sơ sinh.

Vì vậy, bà bầu không nên ăn hàu sống. Tuy nhiên, bạn có thể ăn những món ăn bổ dưỡng từ hàu đã được chế biến chín.

Món ăn từ hàu có tốt cho bà bầu?

Hàu chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Khi chúng ta chế biến hàu thành món ăn, nó sẽ cung cấp cho bạn những chất dinh dưỡng cần thiết trong ngày. Một số chất dinh dưỡng có trong hàu gồm:

  • Protein: Giúp phát triển thai nhi và đóng vai trò bảo vệ mô vú và tử cung.
  •  Axit béo Omega-3: Là thành phần quan trọng trong sự phát triển não bộ của thai nhi. Cung cấp không đủ omega 3 sẽ dẫn tới nguy cơ tiền sản giật, sinh non, trẻ bị thiếu cân.
  • Selen, kẽm và i ốt: Hỗ trợ hệ nội tiết và giúp tăng cân nặng thai nhi. Các vi chất dinh dưỡng này chỉ cần một lượng nhỏ.
  • Sắt: Cải thiện lượng máu và ngăn ngừa thiếu máu
  • Natri và Kali: Các chất điện giải cần cho cơ thể và duy trì lượng máu, lượng chất lỏng.
  • Vitamin D: Kết hợp với canxi sẽ làm chắc khoẻ xương.

Những chất dinh dưỡng này có trong hàu và ở những nguồn thực phẩm khác. Bạn không nhất thiết phải ăn hàu để cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng trên nếu như bạn đã cung cấp dinh dưỡng hằng ngày bằng nguồn thực phẩm khác. Vì vậy, bà bầu ăn hàu là tốt trong thời gian mang thai, tuy nhiên chúng ta cũng cần lưu ý trong cách chế biến và sử dụng.

Lưu ý khi bà bầu ăn hàu

Bà bầu ăn hàu trong thời gian mang thai cần những lưu ý sau:

Chỉ mua những con hàu còn đóng kín vỏ. Đây là biểu hiện cho thấy hàu còn tươi và còn giữ lại nước biển trong hàu.

Chế biến ngay khi mua về, không nên để hàu qua đêm trong tủ lạnh.

Rửa sạch vỏ hàu để loại bỏ chất dơ và vi khuẩn. Hàu thường được nấu chín với vỏ còn nguyên.

Nếu bạn muốn chiên hoặc xào hàu, bạn nên luộc hàu trước bằng cách cho thêm một số loại hương vị khử mùi tanh (ví dụ như sả, gừng, ớt…), như vậy thịt hàu sẽ được đảm bảo được nấu chín và không có mùi khó chịu.

Hàu khi được chế biến kỹ lưỡng sẽ là món ăn bổ dưỡng cho phụ nữ mang thai-Ảnh minh họa: Internet

 

Nấu chín hàu hoàn toàn. Khi hàu được nấu tái vẫn có khả năng mang vi khuẩn và ký sinh trùng.

Theo lời khuyên của các đầu bếp chuyên nghiệp, chúng ta nên nấu các loại ốc, trong đó bao gồm cả hàu ở nhiệt độ trên 60°C mới loại bỏ hết được vi khuẩn và ký sinh trùng.

Chỉ nên thỉnh thoảng ăn hàu và chỉ ăn một lượng vừa phải. Nếu bạn ăn quá nhiều hàu sẽ khiến cơ thể tiếp thu nhiều chất điện giải (có thể gây mất nước) hoặc thuỷ ngân (chất độc), bạn chỉ nên ăn 230g đến 340g các loại cá và ốc có chứa hàm lượng thủy ngân thấp trong mỗi tuần.

Hàu chỉ tốt cho sức khoẻ khi đã được nấu chín và ăn một lượng vừa phải.

Ngoài ra, chỉ nên ăn các loại hải sản mới nấu chín để tránh các nguy cơ bị nhiễm khuẩn.

Không nên ăn hàu đã đóng hộp vì chúng có thể không an toàn. Nếu như bạn ăn hàu ở nhà hàng hoặc quán ăn bên ngoài, hãy đảm bảo nguồn thực phẩm tươi sống và được nấu chín cho bạn.

Nguồn: https://www.momjunction.com/articles/safe-consume-oysters-pregnancy_0080066/

An Nhiên (Theo MomJunction)

Tin liên quan

Bác sĩ Từ Dũ chỉ 10 tác dụng phụ khi gây tê tủy sống sinh con

Trong sản khoa, gây tê tủy sống thường dùng để vô cảm khi mổ lấy thai, hiếm khi dùng trong...

Các mốc siêu âm thai nhi mẹ bầu phải 'khắc cốt ghi tâm' để đón con chào đời an toàn

Ths.Bs Trịnh Thị Thúy (BV Nam học và Hiếm muộn Hà Nội) cho biết, trong quá trình thai nghén, có...

Uống rượu có dễ "dính" bầu, con bị tật?

Một bạn đọc nữ (ngụ quận 5, TP HCM) hỏi: "Tôi vừa phát hiện có thai 5 tuần, dính bầu...

Củ gai có tác dụng gì cho bà bầu khi mẹ uống thường xuyên?

Củ gai là một vị thuốc dân gian nổi tiếng đối với sức khỏe của mẹ và bé trong thai...

Nguyên nhân và các dấu hiệu thai lưu các mẹ bầu cần biết

Nhiều phụ nữ đổ lỗi cho bản thân khi họ bị mất con ở thời điểm quá muộn - họ...

Thực hư việc bà bầu uống chè vằng có thể dẫn đến sinh non

Dân gian từ rất lâu đời đã truyền miệng về loài thực vật có công năng lợi sữa cho sản...

Xoắn buồng trứng bệnh phụ khoa ảnh hưởng đến sinh sản của phụ nữ

Xoắn buồng trứng (OT) là bệnh cấp cứu phụ khoa không thường xuyên, song lại ảnh hưởng không nhỏ đến...

Tin mới nhất

Chiều tối nay miền Bắc đón đợt không khí lạnh, mưa rất to, khả năng xảy ra lốc, sét và...

2 giờ trước

Nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất tại Yên Bái vẫn chưa được tìm thấy: Người vợ trẻ ôm...

7 giờ trước

Tiêm filler làm mũi ở cơ sở thẩm mỹ 'chui', người phụ nữ rơi vào nguy kịch: Nhập viện trong...

7 giờ trước

'Làng du lịch tốt nhất thế giới' Tân Hóa ngập trong lũ, người dân đã quen 'sống chung với lũ'...

7 giờ trước

Tang thương Làng Nủ: Số người tử vong trong trận lũ quét tiếp tục tăng, vẫn còn 13 người nghi...

7 giờ trước

Vụ 3 mẹ con bị lũ cuốn trôi khi băng qua cầu tràn ở Nghệ An: Đã tìm thấy thi...

7 giờ trước

Cụ bà U60 ở Sài Gòn chấp nhận ngủ ngoài đường, cưu mang đàn chó hoang đủ cơm ngày 3...

7 giờ trước

Quán cà phê xin lỗi vụ bán ly trà tắc 37k nhưng mỉa mai khách nghèo

22 giờ trước

Cô giáo ở Thanh Hóa bị cành cây trong sân trường đè trúng đã qua cơn nguy kịch

22 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình