Nội dung bài viết:
- Bà bầu có nên ăn đường khi mang thai?
- Nên cung cấp bao nhiêu đường là đủ?
- Tác hại của việc sử dụng quá nhiều đường là gì?
- Các tác hại khác của việc sử dụng quá nhiều đường khi mang thai
- Một số cách để hạn chế lượng đường cung cấp hằng ngày
- Các loại thức ăn giúp ổn định đường huyết ở phụ nữ mang thai
- Ợ nóng khi mang thai có phải do đường?
- Đường có gây tiêu chảy ở bà bầu?
- Đường có gây sảy thai?
- Mối liên hệ giữa đường huyết cao và bệnh tự kỷ ở trẻ
Bà bầu có nên ăn đường khi mang thai?
Câu trả lời chắc chắn là “nên” nhưng chỉ nên sử dụng với lượng vừa phải là tốt nhất. Đặc biệt đối với mẹ bầu đái tháo đường thai kỳ thì càng nên điều tiết lượng đường cung cấp qua thức ăn hằng ngày.
Tuy nhiên, việc sử đường tinh chế có trong kẹo, bánh quy, bánh ngọt và nước ngọt sẽ chẳng mang lại lợi ích gì. Thay vào đó hãy thay thế bằng các loại ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả với lượng đường tự nhiên có sẵn.
Nên cung cấp bao nhiêu đường là đủ?
Hiện nay không có tiêu chuẩn về mức tiêu thụ đường khi mang thai. Việc cơ thể bà bầu sử dụng đường còn phụ thuộc vào tốc độ trao đổi chất, mức đường huyết và cân nặng của bà bầu.
Trong đa số các trường hợp, bà bầu ăn đường nên cân đối dưới mức 25gr. Tuy nhiên, các chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ về mức tiêu thụ đường của mình.
Tác hại của việc sử dụng quá nhiều đường là gì?
Việc tiêu thụ đường và các thực phẩm chứa nhiều đường có thể ảnh hưởng đến em bé đang phát triển. Ngoài ra, mức đường huyết cao do đái tháo đường thai kỳ hoặc đái tháo đường tuýp 2 không kiểm soát có thể gây hại cho em bé.
Đường huyết của mẹ cao làm đường đi qua nhau thai, tăng lượng đường trong máu thai nhi. Hậu quả là cơ thể em bé tăng sản xuất insulin, phát triển quá mức và tăng cân nhanh. Em bé cân nặng quá mức dễ biến chứng như tăng nguy cơ sinh mổ, sinh non.
Các tác hại khác của việc sử dụng quá nhiều đường khi mang thai
Lượng đường dư thừa được cơ thể sử dụng để tạo năng lượng và vô tình làm mất nhu cầu cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết khác.
Gia tăng các triệu chứng khác của thai kỳ như buồn nôn, nôn ói, ợ nóng và tâm trạng thay đổi. Các biểu hiện này càng trở nên tồi tệ tỉ lệ thuận với lượng đường dư thừa.
Cảm giác mệt mỏi: Đường chỉ cung cấp năng lượng nhưng không có giá trị dinh dưỡng. Đặc biệt là đường sucrose, khi sử dụng sẽ làm đường huyết tăng cao rồi lại giảm xuống đột ngột, việc này khiến cơ thể mệt mỏi và chậm chạp.
Thiếu các chất dinh dưỡng khác: Thèm ăn và ăn nhiều là bình thường khi mang thai. Nhưng nếu chị em thèm đồ ngọt hơn các loại thực phẩm khác thì nên cẩn thận vì đường cung cấp nhiều calo, gây tăng cân nhưng lại làm thiếu đi các chất dinh dưỡng cần thiết khác.
Tăng cân: Sử dụng quá nhiều đường sẽ gây tăng cân, không chỉ cho mẹ mà còn cho em bé, có thể gây béo phì và ảnh hưởng đến việc sinh nở.
Tạo thói quen thèm ngọt cho bé: Khi mang thai mẹ thèm ngọt thì đứa trẻ sau này cũng có thể thèm ngọt. Điều này dẫn đến các biến chứng khác cho bé như béo phì và bệnh đái tháo đường.
Gia tăng nguy cơ tiền sản giật: Mức đường huyết cao có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến tiền sản giật, sản giật.
Như vầy bà bầu ăn đường thực sự không tốt, nên hạn chế đường trong chế độ ăn để tránh những rủi ro có thể xảy ra.
Một số cách để hạn chế lượng đường cung cấp hằng ngày
Hạn chế thực phẩm chứa đường và thức ăn vặt. Tốt nhất là các mẹ bầu không sử dụng đường tinh luyện hoàn toàn. Hoặc ít nhất là hạn chế tiêu thụ các loại bánh kem, bánh ngọt và thức ăn nhẹ nhiều đường.
Thay thế bằng các loại trái cây vị ngọt. Nếu chị em thèm đồ ngọt, hãy ăn các loại trái cây như xoài, dứa và dâu tây. Hạn chế các loại nước ép trái cây vì chúng thường được bổ sung thêm đường bên ngoài.
Tuyệt đối không sử dụng đường hóa học. Tác hại của chất tạo ngọt rất dai dẳng. Nên thay thế bằng các loại đường tự nhiên như đường dừa hoặc mật ong.
Quan tâm đến thành phần của thực phẩm đóng hộp. Chị em nên nắm được lượng đường có trong thức ăn đóng hộp sẵn như ngũ cốc, bơ đậu phộng, nước sốt... Chỉ sử dụng những loại có hàm lượng đường thấp.
Không dự trữ kẹo, kem, bánh quy hoặc bất kỳ thực phẩm ngọt nào tại nhà. Chỉ nên mua chúng khi bạn quá thèm các món ăn ngọt.
Hạn chế nhu cầu đường hoặc tìm biện pháp thay thế khác. Chị em có thể tránh các loại đồ ăn ngọt, sử dụng một nửa lượng đường khi uống cà phê và không tiêu thụ nhiều socola hoặc kem.
Các loại thức ăn giúp ổn định đường huyết ở phụ nữ mang thai
Chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thể dục sẽ giúp ổn định lượng đường máu một cách tự nhiên. Thực phẩm lành mạnh mẹ nên thử trong chế độ ăn bao gồm:
Thức ăn ít ngọt: Bao gồm nhiều loại thực phẩm chỉ số đường thấp như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, lúa mạch, bột yến mạch, trái cây và rau quả. Các loại này sẽ cần thời gian để tiêu hóa và làm hạn chế sự thay đổi mức đường huyết đột ngột.
Men tiêu hóa: Bản chất là các lợi khuẩn, thân thiện với hệ tiêu hóa, thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, chúng còn giúp chuyển hóa carbohydrate và ổn định lượng đường máu. Sữa chua là một trong những sản phẩm bổ sung men tiêu hóa mà bà bầu nên dùng.
Thực phẩm giàu chất xơ: Các loại chất xơ không hòa tan giúp duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa còn các loại chất xơ hòa tan thì giúp điều hòa lượng đường trong cơ thể. Yến mạch và các loại đậu chứa lượng chất xơ hòa tan cao nhất. Trong khi đó, chất xơ không hòa tan được tìm thấy nhiều trong lúa mì. Đặc biệt, các loại trái cây và rau quả chứa cả 2 loại chất xơ này.
Protein và chất béo tốt: Các loại hạt, trứng và thịt gia cầm bổ sung lượng protein cần thiết. Protein giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giúp bà bầu no lâu và cung cấp năng lượng. Chất béo tốt có trong các loại hạt, dầu ô liu và bơ cũng giúp no lâu và giảm cảm giác thèm ngọt.
Ợ nóng khi mang thai có phải do đường?
Glucose không phải nguyên nhân gây ợ nóng, nhưng nó lại là yếu tố làm cho tình trạng này tồi tệ hơn. Đường có trong một số loại thực phẩm như sô cô la, trái cây họ cam, bạc hà, thực phẩm nhiều dầu mỡ và đồ uống chứa caffein có thể gây ra ợ nóng và bà bầu nên tránh.
Đường có gây tiêu chảy ở bà bầu?
Bản chất đường không gây tiêu chảy, nhưng nếu bà bầu bị tiêu chảy mà sử dụng đường sẽ làm bệnh nặng hơn. Nước ép trái cây và nước ngọt là thứ bà bầu nên tránh khi bị tiêu chảy, vì lượng đường cao sẽ càng kéo nước vào đường tiêu hóa và bệnh tiêu chảy sẽ càng nặng hơn.
Đường có gây sảy thai?
Tiêu thụ đường quá nhiều có thể khiến mẹ ốm nghén nhiều hơn, nhưng đường không phải là nguyên nhân gây chấm dứt thai kỳ.
Mối liên hệ giữa đường huyết cao và bệnh tự kỷ ở trẻ
Theo các nghiên cứu, bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ ở tuần thứ 26 có khả năng sinh con mắc chứng tự kỷ cao hơn đến 42%. Các nhà khoa học cho rằng việc tử cung tiếp xúc với lượng đường máu cao sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của em bé và tăng nguy cơ rối loạn phát triển của não bộ.
Quả thật, ăn ngọt có thể gây nghiện, vì vậy mẹ bầu không thể ngăn cản mình ngưng sử dụng đồ ngọt. Tuy nhiên, càng ăn nhiều, mức đường huyết của bà bầu càng tăng cao. Điều này lại không tốt cho thai kỳ. Do đó, thay thế đường tinh chế bằng đường tự nhiên trong trái cây và rau quả sẽ an toàn, lành mạnh hơn trong suốt thai kỳ của mẹ.