Phụ Nữ Sức Khỏe

Bà bầu 7 tháng đau bụng dưới: Nguyên nhân và cách khắc phục an toàn cho mẹ và bé

Nhiều mẹ bầu 7 tháng đau bụng dưới thường lo sợ rằng mình sẽ sinh non. Vậy triệu chứng này có nguy hiểm hay không? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Khi mang thai đến tháng thứ 7, nhiều bà mẹ bầu thường có tình trạng đau bụng dưới. Nhiều mẹ nghĩ đây là hiện tượng động thai hoặc sinh non nhưng sự thật liệu có đúng như thế không. Cùng tìm hiểu xem bầu 7 tháng đau bụng dưới có nguy hiểm không nhé!

Bau 7 thang dau bung duoi co nguy hiem khong? 1
Bầu 7 tháng đau bụng dưới là một hiện tượng thường gặp ở mẹ mang thai - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân bầu 7 tháng bị đau bụng dưới

Đau nhói bụng dưới khi mang thai 7 tháng không phải là hiện tượng hiếm gặp ở các mẹ bầu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này, nhưng chủ yếu bao gồm:

Khí hư

Khi phụ nữ mang thai, nội tiết tố và hormone thường thay đổi. Đặc biệt khi thai nhi hình thành và phát triển mạnh vào cuối thai kỳ khiến tử cung và các bộ phận liên quan tới tử cung cũng thay đổi theo, sản sinh ra nhiều khí hư.

Hơn thế nữa, giai đoạn bầu 7 tháng, đầu bé to dần và chèn vào vùng xương chậu, khiến khí hư càng nhiều, khiến trướng bụng, đầy hơi, gây ra cảm giác khó chịu và đau bụng dưới.

Bau 7 thang dau bung duoi co nguy hiem khong? 2
Bầu 7 tháng đau bụng dưới có nhiều nguyên nhân - Ảnh minh họa: Internet

Táo bón

Trong giai đoạn bầu 7 tháng, hệ tiêu hóa bắt đầu kém, chuyển hóa thức ăn chậm, dẫn đến tình trạng táo bón và gây ra đau quặn ở bụng. Hoặc do thức ăn chưa phân hủy hết, tác động lên thành ruột khiến các mẹ đau bụng.

Tử cung phát triển

Lúc này, tử cung phát triển mạnh, chèn chỗ của ruột và một số cơ quan khác, khiến bụng trướng lên và có cảm giác đau. Do đó, mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng nhỏ và nhiều bữa trong ngày để tránh đầy bụng, đồng thời đi tiểu ngay khi buồn tiểu giảm nguy cơ trướng bụng.

Đau dây chằng tròn

Nhiều bạn không biết dây chằng tròn là gì? Dây chằng tròn là phần kết nối khớp háng và tử cung. Khi thai nhi phát triển to dần ra, dây chằng tròn sẽ giãn rộng để thích ứng với kích thước của thai nhi. Do đó, khi mẹ bầu di chuyển, dây chằng tròn co thắt và có thể gây ra cảm giác đau đớn.

Bầu 7 tháng bị đau bụng dưới có sao không?

Theo những nguyên nhân đề cập ở trên, bầu 7 tháng đau bụng dưới không quá nguy hiểm như bạn nghĩ. Tuy nhiên, bạn cũng cần đề phòng những trường hợp dưới đây nếu cảm thấy đau quá:

Dấu hiệu sinh non

Không phải lúc nào đau bụng dưới khi mang bầu 7 tháng là sẽ sinh non. Dấu hiệu của sinh non bao gồm: Đau bụng theo từng cơn dữ dội, lưng đau, dịch âm đạo màu hồng nhầy nhầy tiết ra kèm theo cơn đau. Khi thấy có triệu chứng trên, hãy đưa mẹ bầu tới bệnh viện ngay lập tức để được theo dõi.

Bau 7 thang dau bung duoi co nguy hiem khong? 3
Bầu 7 tháng đau bụng dưới là dấu hiệu của sinh non - Ảnh minh họa: Internet

Tiền sản giật

Tiền sản giật là một căn bệnh đối với phụ nữ mang thai. Dấu hiệu của bệnh bao gồm: đau bụng, nhất là phần bụng bên phải và trên rốn, đau đầu kèm theo tức ngực khó thở, tay chân phù nề. Bệnh này không dễ phát hiện đến khi có triệu chứng trên, trừ khi bạn đến bác sĩ thăm khám thường xuyên để kiểm tra nước tiểu và đo huyết áp.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Bạn có thể nhận biết nhiễm khuẩn đường tiết niệu qua các dấu hiệu đơn giản như nước tiểu có lẫn máu, mắc tiểu liên tục và đột ngột hoặc đau rát khi đi tiểu. Nếu bệnh nghiêm trọng hơn có thể khiến thận bị nhiễm trùng và nguy cơ sinh non cao. Nếu phát hiện một trong các triệu chứng trên, hãy đến bác sĩ và uống thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn sẽ khỏi ngay.

Bau 7 thang dau bung duoi co nguy hiem khong? 4
Bầu 7 tháng đau bụng dưới nguy hiểm nếu không theo dõi - Ảnh minh họa: Internet

Các vị trí hay đau bụng dưới với mẹ bầu 7 tháng bao gồm:

- Bầu 7 tháng đau bụng dưới bên phải

- Bầu 7 tháng đau bụng dưới bên trái

Ngoài những nguyên nhân ở trên thì bầu 7 tháng đau bụng dưới bên trái hoặc bên phải dữ dội có thể là biểu hiện của bệnh u nang buồng trứng hoặc mang thai ngoài tử cung. Do đó cần quan sát kỹ và đến bác sĩ kiểm tra ngay.

Làm gì để giảm đau cho bà bầu 7 tháng đau bụng dưới?

Vận động nhẹ

Bạn có thể đi bộ, tập yoga hoặc vươn vai tại chỗ. Nếu công việc bận rộn, hãy đứng lên và vận động nhẹ sau mỗi giờ đồng hồ. Việc ngồi lâu hay không vận động sẽ khiến bụng dưới bị đè bởi thân trên và đau.

Bau 7 thang dau bung duoi co nguy hiem khong? 5
Tập yoga giúp giảm đau khi bầu 7 tháng đau bụng dưới - Ảnh minh họa: Internet

Nghỉ ngơi điều độ

Nếu đau bụng dưới, mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng. Do đó hãy nghỉ ngơi một chút kết hợp nghe một bản nhạc du dương sẽ khiến mẹ dễ chịu hơn đó.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước giúp lợi tiểu, thanh lọc cơ thể đồng thời cải thiện tiêu hóa trong suốt thời gian mang thai, giảm nguy cơ đau bụng dưới.

Bau 7 thang dau bung duoi co nguy hiem khong? 6
Uống nhiều nước giúp mẹ bầu 7 tháng tiêu hóa tốt và giảm đau bụng dưới - Ảnh minh họa: Internet

Ăn uống theo chế độ khoa học

Để tăng cường trao đổi chất và hệ tiêu hóa khỏe mạnh, các mẹ phải có một chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng, cung cấp đủ vitamin cho cơ thể. Không nên ăn các thức ăn lên men, chua, cay, nóng để tránh tình trạng đầy hơi khó tiêu mẹ nhé.

Bau 7 thang dau bung duoi co nguy hiem khong? 7
Một chế độ ăn uống khoa học giúp mẹ bầu 7 tháng khỏe mạnh và ít đau bụng dưới - Ảnh minh họa: Internet

Chườm bụng dưới bằng khăn nóng hoặc massage nhẹ cho bụng

Chườm khăn nóng sẽ giúp các mạch máu dưới bụng lưu thông và giảm cảm giác đau. Đồng thời dùng tay xoa nhẹ vùng bụng khiến cho mẹ bầu thư giãn và dễ chịu hơn.

Giờ đây, các mẹ bầu đã hiểu lý do tại sao bầu 7 tháng đau bụng dưới và cách giảm đau rồi nhé. Các mẹ cứ yên tâm dưỡng thai với những chế độ ăn uống và tập luyện khoa học để đảm bảo cho cả mẹ và bé đều có một sức khỏe tốt nhất. Tuy nhiên, cũng đừng chủ quan, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám định kỳ và nghe tư vấn của bác sĩ, nhất là khi có triệu chứng đau bụng dưới trong thời kỳ cuối của thai kỳ các mẹ nhé.

Cúc Nguyễn

Tin liên quan

Những cách chế biến món hạt dẻ yêu thích cho bà bầu ăn vặt trong thai kỳ

Hạt dẻ là món ăn vặt yêu thích của nhiều người, trong đó có các chị em đang mang bầu....

Những món canh tốt cho bà bầu 3 tháng đầu không thể bỏ qua

Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Vì...

Bà bầu dùng thuốc trị táo bón có an toàn không?

Bà bầu bị táo bón mặc dù đã thực hiện các biện pháp dinh dưỡng, có thể cho sử dụng...

Bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

'Bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối có nguy hiểm không?' là vấn đề nhiều mẹ bầu thắc mắc. Hãy...

Bà bầu có ăn được nhãn không: Sự thật khiến nhiều chị em bất ngờ

Nhãn là loại trái cây nhiệt đới khá phổ biến ở nước ta. Với vị ngọt, mùi thơm, nhãn là...

Người phụ nữ băng huyết vì phá thai bằng thuốc tại nhà

Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí vừa tiếp nhận và xử trí một trường hợp băng huyết...

Có phải ăn trứng ngỗng sinh con thông minh?

Em 25 tuổi đang mang thai con đầu lòng, nghe nói ăn trứng ngỗng giúp con đẹp, khỏe và thông...

Tin mới nhất

Cách chế biến canh củ sen hầm sườn non thơm ngon đãi cả nhà

14 giờ trước

Các món ăn từ bí đỏ vừa ngon lại dễ làm, ai cũng thích

14 giờ trước

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn uống nước dừa non mỗi ngày vào mùa hè?

20 giờ trước

Lợi ích không ngờ khi bạn uống 1 - 2 ly nước chanh mỗi ngày

20 giờ trước

Danh sách thực phẩm giàu chất xơ tốt cho sức khỏe và giảm cân

1 ngày 7 giờ trước

Chiên xong đừng vội ăn ngay, làm thêm bước này món cá ngon gấp 10 lần

1 ngày 15 giờ trước

Cách làm tai heo ngâm chua ngọt ăn là ghiền

1 ngày 15 giờ trước

Được mệnh danh là 'thuốc quý trị bệnh phụ nữ', phòng được cả đột quỵ: Loại cỏ mọc khắp Việt...

1 ngày 20 giờ trước

Loại củ được người Hàn, Nhật coi là 'báu vật' vì bổ như nhân sâm, ở Việt Nam lăn lóc,...

1 ngày 20 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình