Phụ Nữ Sức Khỏe

Ăn uống ngày Tết thế nào để hạn chế mỡ trong máu?

Các món ăn truyền thống ngày tết với hàm lượng chất béo cao có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mỡ máu.

Các món ăn ngày Tết có thể trở thành "khắc tinh" với người bị mỡ máu cao. Ảnh: Chubs Eat Drink.

Những bữa cơm ngày Tết với các món ăn giàu chất béo, chất đạm, tinh bột nhưng lại thiếu chất xơ có thể làm gia tăng nguy cơ thừa cân, béo phì và đặc biệt là rối loạn chuyển hóa lipid máu (hay tăng mỡ máu).

Đối với những người mắc bệnh này, việc duy trì một chế độ ăn uống hợp lý và cân bằng dinh dưỡng là rất cần thiết. Điều này không chỉ giúp hạn chế nguy cơ tăng mỡ máu mà còn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp hay nhồi máu cơ tim.

TS.BS Ngô Thị Phượng, khoa Nội tiết (A14), Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 gợi ý 7 nguyên tắc ăn uống ngày Tết để đề phòng mỡ máu cao.

Giảm lượng chất béo tiêu thụ

Ở người khỏe mạnh, chất béo trong khẩu phần ăn chiếm khoảng 22-25% tổng năng lượng. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân rối loạn lipid máu, tỷ lệ này nên được giảm xuống còn 15-20%. Trong thực phẩm, chất béo được chia thành hai loại chính: chất béo bão hòa và chất béo chưa bão hòa.

Chất béo bão hòa thường được gọi là “chất béo xấu” sẽ làm tăng cholesterol. Loại chất béo này có nhiều trong các thực phẩm như thịt ba chỉ, mỡ động vật (mỡ lợn, mỡ bò), thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) và các chế phẩm từ sữa như bơ, phô mai, kem, bánh kẹo, mứt.

Ngược lại, chất béo chưa bão hòa, hay còn gọi là “chất béo tốt,” lại giúp giảm cholesterol, triglycerid và ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa động mạch. Trong đó, Omega 3 và Omega 6 là hai loại chất béo tốt nổi bật.

Omega 3 có nhiều trong các loại hải sản như cá chích, cá ngừ, cá thu, cá hồi, cá trắm, cá chép. Omega 6 lại có nhiều trong các cây họ đậu như đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, đậu nành và một số loại dầu thực vật như dầu mè, dầu vừng, dầu hướng dương.

Mâm cỗ ngày Tết thường chứa nhiều món ăn giàu chất béo xấu như móng giò nấu măng, giò xào, thịt mỡ nấu đông, thịt ba chỉ luộc, thịt dăm bông. Vì vậy, cần hạn chế việc tiêu thụ những món ăn này để bảo vệ sức khỏe và giảm nguy cơ rối loạn lipid máu.

Giảm lượng cholesterol trong khẩu phần

Người bình thường nên tiêu thụ khoảng 500-600 mg cholesterol mỗi ngày. Tuy nhiên, với bệnh nhân rối loạn lipid máu, lượng cholesterol nên được giới hạn dưới 300 mg/ngày. Cần hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol như phủ tạng động vật, đồ ăn nhanh, chiên, rán.

Một quan niệm sai lầm phổ biến là người bị rối loạn lipid máu không nên ăn trứng. Thực tế, dù lòng đỏ trứng chứa nhiều cholesterol, nhưng đồng thời cũng có chất lecithin giúp hấp thu và chuyển hóa 60-70% lượng cholesterol này. Vì vậy, người bệnh vẫn có thể ăn trứng với lượng khuyến nghị từ 3-4 quả/tuần.

Tăng cường chất xơ

Chất xơ từ rau củ và trái cây giúp làm chậm quá trình hấp thu lipid vào máu, giảm lượng lipid máu, đồng thời ngăn ngừa táo bón nhờ tăng khối lượng phân.

Bổ sung vitamin và khoáng chất chống oxy hóa

Các loại vitamin A, C, E và khoáng chất như kẽm rất quan trọng. Vitamin A có nhiều trong rau củ và trái cây màu đỏ hoặc xanh đậm như cà chua, cà rốt, ớt chuông đỏ, bí đỏ, rau dền, rau ngót, đu đủ, xoài. Vitamin C tập trung trong các loại quả có múi (cam, bưởi, quýt), cần tây, rau mùi, dưa hấu.

Uống đủ nước

Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến nghị mỗi người nên uống 40 ml nước/kg cân nặng mỗi ngày. Ví dụ, người nặng 50 kg cần uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày.

Hạn chế rượu bia, nước ngọt, thuốc lá

Trong dịp Tết, việc kiêng hoàn toàn rượu bia có thể khó khăn, nhưng cần hạn chế để giảm nguy cơ biến chứng như bệnh mạch vành, đột quỵ, đặc biệt ở người bị rối loạn lipid máu.

Chế biến thực phẩm lành mạnh

Người bệnh nên ưu tiên các món hấp, luộc và tránh đồ ăn nhanh, chiên rán nhiều dầu mỡ. Những cách chế biến này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp kiểm soát lượng chất béo hấp thu vào cơ thể.

Theo Kỳ Duyên/Tri thức

Tin liên quan

Có nên kết hợp rau củ để làm thịt đông ngày Tết?

Thịt đông là món ăn được ưa chuộng không chỉ dịp tết mà bất kể thời điểm nào trong năm....

5 loại trà xứng danh 'tiên dược' cho sức khỏe, uống ngàyTết không lo tăng cân bụng mỡ

Trà là thức uống được tiêu thụ nhiều nhất sau nước và nó được thưởng thức rộng rãi trên toàn...

5 thực phẩm 'gom mỡ thừa', kiểm soát cân nặng Tết này ăn càng nhiều dáng càng đẹp

Trong mùa đông, hoạt động thể chất của chúng ta giảm đi rất nhiều. Do điều kiện thời tiết cực...

Không chỉ là loại quả không thể thiếu trên mâm ngũ quả ngày Tết, chuối còn mang đến nhiều công...

Chuối là một trong những loại trái cây phổ biến và được yêu thích bởi hương vị thơm ngon, giá...

Xuân Son chuẩn bị xuất viện

Các bác sĩ cho biết hiện Xuân Son phục hồi tốt và tích cực. Cầu thủ sinh năm 1997 sẽ...

Căn bệnh ung thư ca sĩ Hồng Nhung mắc

Nữ ca sĩ Hồng Nhung thông báo vừa trải qua một cuộc mổ điều trị ung thư vú. Đây cũng...

Dấu hiệu của phụ nữ bị rong kinh

Rong kinh là tình trạng người phụ nữ bị ra huyết quá nhiều, hoặc kéo dài ở mỗi chu kỳ...

Tin mới nhất

5 thực phẩm ngày Tết nhanh hỏng nếu để trong tủ lạnh

14 giờ trước

Điểm mặt 4 món ngon ngày Tết “càng ăn càng cuốn” nhưng lại là “thủ phạm” gây tăng cân

17 giờ trước

Không ngờ loại rau quen thuộc hằng ngày lại có công dụng thải độc gan ngày Tết 

17 giờ trước

5 món ăn tượng trưng cho may mắn, tài lộc lại đại bổ cho cơ thể, tăng gấp đôi đề...

1 ngày 19 giờ trước

Cách làm nước chấm đa năng cho ngày Tết

1 ngày 19 giờ trước

Bí quyết gói nem rán ngày Tết giòn thơm, vụng mấy cũng đều tăm tắp trăm cái như một

1 ngày 19 giờ trước

Nấm kim châm làm món gì ngon nhất và lưu ý gì khi chế biến?

1 ngày 19 giờ trước

Cách nhận biết cá không còn tươi

1 ngày 19 giờ trước

Cách xử lý thực phẩm khi tủ lạnh mất điện

1 ngày 19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình