Phụ Nữ Sức Khỏe

Ăn mì ống nấu chín để qua đêm, nam sinh 20 tuổi tử vong sau 10 giờ do mắc sai lầm phổ biến này

Cảm thấy tiếc nuối khi phải bỏ phần mì ống đã nấu này, cậu đã cố ăn hết. Chỉ sao 10 tiếng ăn số mì cũ này, nam thanh niên đã phải bỏ mạng.

Những ngày qua, MXH chia sẻ nhiều về câu chuyện cũ liên quan đến cái chết của nam sinh viên sinh sống và học tập tại Brussels, Bỉ. Nam sinh viên này đã qua đời sau khi ăn món mì ống làm sẵn để lâu.

Được biết, thanh niên này có thói quen nấu ăn 1 lần để ăn trong nhiều ngày. Món mì ống được thanh niên nấu vào ngày Chủ nhật, dự định sẽ để tủ lạnh và hâm nóng lại để ăn hết vào 5 ngày sau đó. 

Ản minh họa

Tuy nhiên, thay vì cất vào tủ lạnh, cậu lại để quên nó trên quầy bếp. Cảm thấy tiếc nuối khi phải bỏ phần mì ống đã nấu này, cậu đã cố ăn hết. Buổi tối hôm đó, cậu bắt đầu gặp các triệu chứng nghiêm trọng như buồn nôn, đau bụng, nhức đầu, tiêu chảy và nôn mửa nhưng không đi khám.

Các triệu chứng ngày càng dữ dội, liên tục khiến cậu thiệt mạng vào 4 giờ sáng, chỉ 10 tiếng sau khi ăn món mì ống này. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy, cậu bị hoại tử trung tâm gan, cuối cùng dẫn đến suy nội tạng.

Theo Tiến sĩ Joe Whittington – bác sĩ nổi tiếng ở Mỹ tốt nghiệp loại xuất sắc tại UCLA và Đại học Y St.Louis ở Mỹ giải thích nguyên nhân dẫn đến việc tử vong trong trường hợp này là do sự phát triển quá mức của vi khuẩn bacillus cereus gây ra, còn được gọi là “hội chứng cơm chiên”.

"Hội chứng cơm chiên" là gì?

Cơm chiên, hay cơm rang, từ lâu đã là món ăn quen thuộc với không chỉ người Việt, mà còn ở nhiều nơi trên thế giới. Nó là món ăn đậm đà, chế biến trong chảo dầu hoặc chảo rán, và thường được trộn với các thành phần khác như trứng, rau, hải sản, thịt...

Ảnh minh họa

Theo Science Alert, "hội chứng cơm chiên" đề cập tới vấn đề ngộ độc thực phẩm do một loại vi khuẩn có tên là Bacillus cereus, với nguy cơ xảy ra khi thực phẩm nấu chín để ở nhiệt độ phòng quá lâu.

Đối với trường hợp của sinh viên đại học 20 tuổi nêu trên, anh chàng này đã tử vong sau khi được cho là đã ăn mì spaghetti tự nấu. Điều đáng nói là nhân vật được giấu tên đã để mì trong tủ lạnh, rồi hâm nóng lại, và ăn 5 ngày sau đó.

Điều này khiến sinh viên nêu trên gặp bệnh về đường tiêu hóa do ăn thực phẩm không được bảo quản đúng cách, và tử vong ít lâu sau đó.

Vi khuẩn có tên là Bacillus cereus có ở đâu?

Trên thực tế, Bacilus cereus là một loại vi khuẩn tương đối phổ biến, được tìm thấy khắp nơi trong môi trường xung quanh chúng ta. Dẫu vậy, nó chỉ bắt đầu gây ra vấn đề cho sức khỏe nếu xâm nhập vào một số loại thực phẩm được nấu chín và không bảo quản đúng cách.

Thông thường, thực phẩm giàu tinh bột như gạo, mì ống, thường là nơi trú ẩn ưa thích của loại vi khuẩn này. Bên cạnh đó, rau và thịt nấu chín cũng là nơi chứa vi khuẩn tiềm năng.

Điểm đặc trưng của Baccilus cereus là nó có thể tạo ra một loại tế bào - gọi là bào tử - có khả năng chịu nhiệt rất tốt. Vì vậy, ngay cả việc đun nóng thức ăn thừa ở nhiệt độ cao cũng không thể tiêu diệt được những bào tử gây hại của loại vi khuẩn này.

Bào tử này về cơ bản là ít hoạt động, nhưng trong nhiệt độ và điều kiện thích hợp, chúng có thể phát triển và bắt đầu sản sinh ra những độc tố cho cơ thể.

Vi khuẩn Bacillus cereus gây ra hiện tượng ngộ độc thực phẩm nguy hiểm thế nào?

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), Bacillus cereus là một loại vi khuẩn gram dương kỵ khí dễ sinh độc tố. Vi khuẩn thường được tìm thấy trong môi trường, thường có trong đất và thảm thực vật. Nhưng nó cũng có cả trong thực phẩm. Đặc biệt, loài vi khuẩn này có thể nhanh chóng nhân lên ở nhiệt độ phòng.

Ảnh minh họa

Theo trang Webmd, Bacillus cereus là một trong những vi khuẩn gây bệnh truyền qua thực phẩm. Các loài Bacillus và các chi có liên quan từ lâu đã gây phiền hà cho các nhà sản xuất thực phẩm do nội bào tử kháng thuốc của chúng. Bào tử của chúng có thể có trên nhiều loại thực phẩm sống và chín khác nhau.

Khả năng tồn tại của chúng đòi hỏi thực phẩm nấu chín phải được làm nóng hoặc làm nguội nhanh chóng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn này. Bacillus cereus được biết đến là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, và ngày nay người ta đã biết nhiều hơn về các chất độc do các chủng khác nhau của loài này tạo ra.

Chuyên gia nhận định, khi bị nhiễm khuẩn Bacillus cereus, nạn nhân có thể bị nôn ói với thời gian ủ bệnh ngắn, hay tiêu chảy có thời gian ủ bệnh dài hơn từ 8 -16 giờ. Bệnh do một loại độc tố gây ra tiêu chảy và co thắt bụng là các triệu chứng nổi bật, còn nôn ói thì thường không xảy ra.

PGS Nguyễn Duy Thịnh đặc biệt nhấn mạnh, trong gạo có thể có Bacillus cereus. Bào tử này sẽ chết ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, nếu bạn bảo quản cơm nguội ở nhiệt độ phòng bình thường sẽ tạo điều kiện cho bào tử và các vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Khi nhiễm khuẩn, cơm nguội có thể gây rối loạn tiêu hóa; nặng thì ngộ độc cấp, nhẹ thì rối loạn tiêu hóa.

"Người ăn phải cơm có chứa vi khuẩn Bacillus cereus có thể buồn nôn và nôn hoặc tiêu chảy sau khoảng từ 1 đến 5 tiếng. Phần lớn các triệu chứng ở mức độ tương đối nhẹ và thường kéo dài trong khoảng 24 tiếng", chuyên gia cho biết thêm.

Làm thế nào để phòng tránh ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Bacillus cereus?

Theo chuyên gia, để phòng tránh nhiễm khuẩn Bacillus cereus qua đường ăn uống cần chú ý thịt và rau không nên giữ ở nhiệt độ từ 10 đến 45 độ C trong thời gian dài. Nguyên tắc quan trọng hàng đầu là giữ thực phẩm nóng ở mức 60 độ C hoặc thực phẩm lạnh ở mức 4 độ C để phòng tránh nhiễm vi khuẩn Bacillus cereus. Trong đó, đặc biệt lưu ý không ăn cơm nguội.

Khi nấu ăn cần chú ý dùng sát khuẩn trước và sau khi nấu xong, nhất là trong mùa dịch Covid-19, điều này càng có ý nghĩa quan trọng. Đặc biệt, nếu phát hiện bất kỳ thực phẩm nào bị ô nhiễm thì chúng ta nên loại bỏ ngay, tuyệt đối không được sử dụng để phòng tránh ngộ độc thực phẩm nói chung.

Theo M.H (th)/Gia Đình và Xã Hội

Tin liên quan

Có nên tập thể dục buổi sáng khi trời se lạnh?

Tập thể dục buổi sáng là thói quen tốt được nhiều người yêu thích, vậy nhưng có nên tập thể...

Màu sắc của ráy tai tiết lộ điều gì về tình trạng sức khỏe của bạn?

Ráy tai được tạo thành từ sự kết hợp của dầu, mồ hôi, bụi bẩn và tế bào da chết....

Bệnh "khó nói" của nam doanh nhân 47 tuổi

Anh Lâm (47 tuổi) là một doanh nhân thành đạt. Nhưng ít ai biết dưới mác thành đạt đó lại...

Bé gái 5 tuổi có bàng quang lộ bên ngoài cơ thể

Bị đa dị tật phức tạp, bé gái 5 tuổi (Nam Định) đã trải qua 4 ca mổ ngay từ...

Loại virus lây qua nụ hôn khiến 100 trẻ nhập viện, có bé phải thở máy

Trong tháng 10, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La đã tiếp nhận 100 trẻ nhiễm virus lây qua nụ...

Cách dưỡng thai 3 tháng đầu giúp mẹ không bị nghén con phát triển tốt

Cách dưỡng thai 3 tháng đầu đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và sự...

Những thói quen xấu khi ngủ dậy, có thể khiến bạn ngất xỉu, thậm chí đột quỵ

Có những thói quen xấu bạn thường làm ngay khi vừa thức dậy có thể khiến cơ thể bạn...

Tin mới nhất

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

23 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

23 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

23 giờ trước

Ngu Thư Hân có bước tiến ngang hàng Triệu Lộ Tư, được Đinh Vũ Hề giúp lập kỷ lục đáng...

1 ngày 22 giờ trước

Con gái Lê Phương gây bất ngờ với chiều cao khi mới 5 tuổi, có tiềm năng trở thành 'hoa...

1 ngày 22 giờ trước

Người đẹp Việt tại Miss Universe: H'Hen Niê dẫn đầu, Kỳ Duyên đứng cuối

2 ngày 13 giờ trước

Nghệ sĩ Việt làm công tác giảng dạy, được nhiều học trò yêu mến

2 ngày 13 giờ trước

Hồ Bích Trâm sinh con

2 ngày 14 giờ trước

Cuộc sống hôn nhân kín tiếng của Khương Ngọc: vợ xuất hiện duy nhất trong đám cưới 20 người, giấu...

20/11/2024 07:14

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình