Nội dung bài viết:
Mỡ máu cao là gì? Nguyên nhân gây bệnh
Máu nhiễm mỡ còn có tên gọi khác là mỡ máu cao hay rối loạn chuyển hóa lipid máu. Thông thường, trong máu luôn có một tỷ lệ mỡ nhất định. Tỷ lệ này được đánh giá bằng các chỉ số xét nghiệm triglycerid, cholesterol...
Khi bị máu nhiễm mỡ những chỉ số này sẽ cao hơn mức cho phép. Trong đó, chỉ số cholesterol cao chính là đặc trưng của tình trạng rối loạn mỡ máu.
Ban đầu, các triệu chứng của bệnh khác mơ hồ nên người bệnh khó nhận biết nếu như không tiến hành xét nghiệm kiểm tra sức khoẻ. Theo thời gian, mỡ máu xấu bám vào thành động mạch, hình thành mảng bám, thu hẹp lòng mạch và ngăn chặn máu đến các cơ quan như tim, não, tay chân… Một trong những biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng như đau tim, đột quỵ…
Nguyên nhân gây bệnh mỡ máu cao rất đa dạng. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu khiến mỡ máu tăng cao:
- Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Sử dụng quá nhiều chất béo trong bữa ăn hằng ngày là nguyên nhân chính gây bệnh, trong đó các thức ăn gây mỡ máu như mỡ, nội tạng động vật, đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp…
- Béo phì: Béo phì khiến nồng độ HDL - cholesterol có lợi giảm còn nồng độ LDL - cholesterol tăng cao dẫn đến nguy cơ bị máu nhiễm mỡ.
- Lười vận động: Khi cơ thể ít vận động, thường xuyên nằm hoặc ngồi nhiều một chỗ sẽ làm tăng nồng độ lipoprotein xấu và làm giảm nồng độ cholesterol tốt.
- Thói quen sử dụng rượu, bia, thuốc lá: Một số người còn có thói quen sử dụng rượu bia, các chất kích thích khiến cho nồng độ cholesterol trong máu tăng cao, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Bệnh mỡ máu cao có chữa khỏi được không là thắc mắc của nhiều người chẳng may mắc phải căn bệnh này. Nếu bệnh được phát hiện sớm người bệnh có thể thay đổi chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể dục thường xuyên để làm giảm nồng độ mỡ trong máu.
Nếu để bệnh phát triển đến giai đoạn sau, việc điều trị sẽ khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều. Ngoài ra, rối loạn mỡ máu nếu không được điều trị đúng cách và dứt điểm sẽ rất dễ tái phát trở lại.
Vì vậy, chế độ dinh dưỡng là vấn đề được quan tâm hàng đầu của những bệnh nhân mắc bệnh mỡ máu cao. Ăn gì để chữa mỡ máu và kiêng gì để bệnh không tiến triển xấu đi là câu hỏi được nhiều người tìm kiếm.
Máu nhiễm mỡ nên ăn gì?
Để điều chỉnh lượng cholesterol và triglyceride máu đó là việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và thay đổi lối sống, việc này giúp cho bạn kiểm soát tình hình bệnh và ngăn ngừa nguy cơ tai biến.
Cùng tìm hiểu các loại thực phẩm tốt cho người mỡ máu cao sau đây:
Chất xơ hoà tan
Cơ thể hàng ngày rất cần một lượng chất xơ nhất định. Sự thiếu hụt chất xơ trong cơ thể có thể dẫn đến nhiều căn bệnh khác như mỡ máu, huyết áp cao…
Các thực phẩm giàu chất xơ gồm ngũ cốc, gạo lứt, các loại đậu và lúa mạch… Các chuyên gia khuyến nghị bạn nên ăn ít nhất 5 – 10 gam chất xơ hoà tan mỗi ngày để có hiệu quả giảm cholesterol tối ưu.
Rau củ quả
Chế độ dinh dưỡng nhiều rau củ quả là cách giảm mỡ máu không cần dùng thuốc. Nhóm thực phẩm này có chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa cholesterol LDL khỏi oxy hóa và hình thành các mảng bám trong động mạch.
Để trả lời cho câu hỏi ăn gì để giảm cholesterol trong máu, sau đây là một số loại trái cây cực kỳ tốt cho sức khoẻ người bệnh như: bơ, dâu tây, đu đủ, nho, táo, cà chua…
Chất béo không bão hoà
Người bệnh bệnh cao mỡ máu không phải kiêng hẳn các loại thực phẩm chứa chất béo mà chúng ta cần biết lựa chọn các loại chất béo không bão hoà tốt cho cơ thể.
Trong các loại cá như cá hồi, cá trích… thường giàu chất béo omega – 3 và omega – 6 có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol xấu và làm tăng nồng độ cholesterol tốt.
Thay vì dùng mỡ động vật chúng ta nên chọn những loại dầu thực vật như dầu oliu, dầu hướng dương, dầu đậu phộng, dầu mè…
Các loại gia vị
Các loại gia vị hằng ngày không chỉ làm tăng hương vị món ăn mà còn có tác dụng chữa bệnh mỡ trong máu rất tốt. Một số loại gia vị có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa ở hàm lượng cao, giảm nguy cơ hình thành mảng xơ vữa động mạch.
Tỏi có hợp chất allicin, các vitamin và khoáng chất cùng với đặc tính chống oxy hoá mạnh nên rất thích hợp với những người bệnh mỡ máu cao, tăng huyết áp… Người bị bệnh mỡ máu nên ăn từ 3 – 4 tép tỏi mỗi ngày.
Một trong những bài thuốc giảm mỡ máu bằng tỏi được các chuyên gia y tế khuyên dùng là hỗn hợp tỏi (4 củ) và chanh (4 quả), xay lấy nước cốt rồi hoà với nước sôi để nguội, dùng trong 3 ngày, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần không quá 50ml trước bữa ăn.
Hành tây là một trong ít thực phẩm có chứa prostaglandin A - một chất giúp giãn mạch, có thể làm mềm các mạch máu, giảm độ nhớt máu, tăng lưu lượng máu mạch vành, thúc đẩy huyết áp các chất khác bài tiết, do đó, lipid trong máu cũng theo đó mà được đào thải.
Nghệ cũng là một trong những thực phẩm ăn gì chữa mỡ máu hiệu quả được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng. Trong nghệ có chứa chất curcumin, là một trong những hoạt chất chống lại tế bào ung thư và giảm lượng cholesterol trong máu, đào thải lượng mỡ dư thừa. Chúng ta có thể chế biến các món ăn với nghệ như gà kho nghệ, cá kho nghệ,… vừa thơm ngon vừa có tác dụng chữa bệnh.
Uống nước trà xanh
Một trong các loại nước uống giảm mỡ máu là trà xanh. Đây là nước uống không chỉ quen thuộc với người Việt mà còn có tác dụng chữa bệnh. Công dụng giảm mỡ máu của trà xanh là do trong thành phần tập trung một lượng lớn chất flavonoide và catechin, đây là những chất tham gia tích cực vào quá trình chống oxy hoá và kiểm soát quá trình sản sinh cholesterol.
Máu nhiễm mỡ nên kiêng gì?
Bên cạnh tìm hiểu ăn gì chữa mỡ máu thì chúng ta cũng cần biết các loại thực phẩm không tốt cho người bệnh mỡ máu, làm tình trạng bệnh ngày càng xấu hơn.
Mỡ, nội tạng động vật
Các bệnh nhân mỡ trong máu, gan nhiễm mỡ, tiểu đường, tim mạch… đều được khuyến cáo không nên sử dụng nguồn thực phẩm này. Trong nội tạng có chứa nhiều chất béo bão hòa và lượng cholesterol cao gấp nhiều lần so với những thực phẩm khác, ngoài ra chúng còn chứa rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột tiêu chảy hay ngộ độc.
Thức ăn nhiều dầu mỡ
Người bệnh cần hạn chế tối đa các loại thực phẩm được chế biến bằng cách chiên xào mà nên chọn thực phẩm luộc, hấp, rang không dầu mỡ.
Thức ăn chế biến sẵn
Thịt chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, đồ ăn nhanh từ thịt có chứa nhiều chất béo và loại cholesterol có hại khiến cho tình trạng bệnh mỡ máu ngày càng nguy hại hơn.
Đồ uống có cồn, thuốc lá
Thói quen sử dụng đồ uống có cồn và thuốc lá tác động xấu đến các cơ quan trong cơ thể, làm bệnh ngày càng tiến triển theo chiều hướng xấu.
Bài viết đã giúp bạn phần nào giải đáp thắc mắc “Ăn gì chữa mỡ máu?”. Cùng với chế độ dinh dưỡng, chúng ta nên có kế hoạch luyện tập thể dục thể thao để kiểm soát cân nặng cơ thể, tăng sức đề kháng và phòng chống các biến chứng của bệnh mỡ trong máu.