Bưởi là một loại trái cây được bán khá phổ biến ở Việt Nam, từ các chợ quê đến tại các cửa hàng, siêu thị trên cả nước, giá thành một trái bưởi cũng không quá cao, ai cũng có thể thưởng thức.
Theo Đông y, bưởi có vị chua, tính hàn, không độc, tác dụng làm tinh thần thư thái, giải nhiệt, giải độc rượu, bồi bổ cơ thể. Bưởi rất có ích cho những người bị mỡ trong máu tăng, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, béo phì.
Theo y học hiện đại, nước bưởi có thành phần tựa như insulin, giúp hạ đường huyết, có tác dụng hỗ trợ đối với bệnh nhân đái tháo đường, cao huyết áp. Vỏ chứa tinh dầu giúp kháng viêm, làm giãn mạch. Kiểm chứng thực tế cho thấy ăn bưởi đều đặn sẽ giúp giảm cân và phòng chống được đái tháo đường.
Theo các nhà khoa học, bưởi được coi như một loại "thần dược", nhất là đối với bệnh nhân mắc đái tháo đường. Nước bưởi còn chứa thành phần giống như insulin, làm giảm hàm lượng đường glucose, có tác dụng hạ đường huyết, hỗ trợ cho bệnh nhân đái tháo đường và cao huyết áp.
3 thời điểm ăn bưởi tốt nhất cho sức khỏe
Ăn sau bữa sáng
Vào bữa sáng bạn cần phải ăn đủ lượng và dinh dưỡng. Sau khi ăn xong khoảng 2 giờ, bạn ăn thêm 1/2 trái bưởi để đẩy nhanh quá trình tiêu hao năng lượng, đốt cháy mỡ thừa cho hoạt động buổi sáng.
Ăn sau bữa trưa
Sau bữa ăn trưa, bạn hãy chuẩn bị cho mình một nửa trái bưởi hoặc một cốc nước ép bưởi tươi mát. Muốn giảm mỡ bụng hiệu quả hơn, bạn nên cân đối chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn trưa, hạn chế ăn tinh bột, chất béo và tăng cường rau xanh, bổ sung chất xơ.
Ăn bưởi vào buổi tối
Sau khi ăn tối xong, bạn ăn thêm 1/2 quả bưởi để quá trình trao đổi năng lượng, tránh tích mỡ bụng vào buổi đêm. Để không gây nhàm chán với thực đơn giảm cân bằng bưởi, bạn có thể chế thêm một vài loại nước uống từ bưởi để thay đổi khẩu vị.
Tuyệt đối không ăn bưởi trong các trường hợp sau
Ảnh minh họa
Không ăn khi đói
Nhiều người chọn bưởi thay những món ăn vặt để hạn chế đồ ăn gây béo, kể cả lúc đói. Tuy nhiên, trong bưởi có chất acid citric rất cao (khoảng 14-15%), chất này có thể sẽ làm tổn hại cho dạ dày. Cho nên bạn chỉ nên ăn bưởi sau khi ăn cơm để các hoạt động tiêu hóa được dễ dàng hơn, đồng thời cũng cải thiện tình trạng cholesterol cao của cơ thể.
Không ăn khi đang uống thuốc
Theo các chuyên gia về sức khỏe, người đang sử dụng thuốc, nhất là người già và trẻ nhỏ thì không nên ăn bưởi hay uống nước ép bưởi. Đặc biệt với những người sử dụng thuốc giảm cân sau đó ăn bưởi hay uống nước ép bưởi sẽ gây nên hiện tượng bị đau cơ, nguy hại đến thận, mắc các bệnh về thận.
Người dùng thuốc dị ứng ăn bưởi hay uống nước bưởi cùng một thời điểm sẽ gây chứng đau đầu, loạn nhịp tim, thậm chí với những người cơ địa yếu có thể dẫn đến đột tử mà không hề biết.
Không ăn khi bị rối loạn tiêu hóa
Bưởi có tính lạnh, nếu ăn vào khi đang bị tiêu chảy hay đường tiêu hóa kém sẽ khiến bệnh càng trầm trọng hơn. Đối với những người bị nhiệt hay dùng bưởi để hạ nhiệt nếu dùng quá mức cũng gây nên tác dụng phụ là đau bụng.
Không ăn khi bị dạ dày, tá tràng
Người có bệnh dạ dày, loét tá tràng thì nên tránh xa bưởi, ngoài ra, người bị bệnh tỳ hư mà ăn bưởi thì sẽ bị tiêu chảy. Vì sự hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng của họ tương đối kém, chất xơ trong bưởi có thể chưa được tiêu hóa thì đã bị bài tiết ra ngoài, sẽ dẫn đến ảo giác mà chúng ta hay gọi là nóng rát.
Không ăn ngay sau khi uống rượu, hút thuốc
Trong nước bưởi có chứa chất Pyranocoumarin làm tăng cường chuyển hoá cytochromes P450 (men ruột) gây nên những tác dụng như: Làm tăng độc tính của thuốc lá, nicotin và ethanol, gây hại cho sức khoẻ. Vì vậy không nên ăn bưởi sau khi dùng rượu bia, thuốc lá mà chỉ nên ăn sau 48 giờ.