Nguyên nhân bệnh gout gồm hai nguyên nhân chính: nguyên phát (đa số các trường hợp) và thứ phát

Nguyên phát:

95% các trường hợp xảy ra ở nam giới, độ tuổi thường gặp là 30-60 tuổi.

Chế độ ăn thực phẩm có chứa nhiều purin như: gan, thận, tôm, cua, lòng đỏ trứng, nấm… được xem là làm nặng thêm bệnh.

Thứ phát

Do các rối loạn về gen (nguyên nhân di truyền): hiếm gặp.

Do tăng sản xuất acid uric hoặc giảm đào thải acid uric hoặc cả hai:

Suy thận và các bệnh lý làm giảm độ thanh lọc acid uric của cầu thận

Các bệnh về máu: bệnh bạch cầu cấp

Dùng thuốc lợi tiểu như furosemid, thiazid, acetazolamid, …

Sử dụng các thuốc ức chế tế bào để điều trị các bệnh ác tính

Gout là căn bệnh gây ra những cơn đau nhức, nóng đỏ, sưng khớp... Ảnh: Health Site 

Triệu chứng bệnh Gout (gút)

Triệu chứng bệnh gout thường xảy ra đột ngột và vào ban đêm. Trong một số trường hợp, bệnh gout không có dấu hiệu ban đầu. Các biểu hiện của bệnh gút thường xuất hiện khi người bệnh đã từng mắc gout cấp tính hoặc mãn tính.

Các triệu chứng chính của bệnh bao gồm:

Khớp đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy

Khớp đau nhiều hơn khi đụng vào

Khớp sưng đỏ

Vùng xung quanh khớp ấm lên

Hầu hết các biểu hiện của bệnh gout thường kéo dài vài giờ trong 1–2 ngày. Tuy nhiên, đối với trường hợp nặng, cơn đau có thể xảy ra trong vòng vài tuần.

 

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm:

Chế độ ăn quá nhiều đạm và hải sản

Tuổi tác và giới tính: bệnh xuất hiện nhiều hơn ở nam giới và người lớn tuổi

Uống nhiều bia trong thời gian dài

Béo phì

Gia đình có người từng bị gout

Mới bị chấn thương hoặc mới phẫu thuật

Tăng cân quá mức

Tăng huyết áp

Chức năng thận bất thường

Phòng ngừa bệnh Gout (gút)

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của bệnh gout:

Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc bỏ thuốc được kê toa.

Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến bệnh cũng như tình trạng sức khỏe.
Điều trị tốt các bệnh lý gây bệnh gout thứ phát như suy thận, các bệnh lý chuyển hóa, ...

Tập thể dục hằng ngày

Duy trì cân nặng hợp lý

Đặc biệt cần duy trì chế độ ăn uống hợp lý:

Tránh ăn nội tạng, nhất là gan, cá mòi

Tránh ăn hải sản và thịt đỏ

Ăn ít chất béo bão hòa và các sản phẩm chứa ít chất béo

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như dưa leo, củ sắn, cà chua, …

Thay thế dùng đường tinh luyện bằng đường tự nhiên trong rau củ và ngũ cốc

Uống nhiều nước: uống từ 2,5–3 lít nước mỗi ngày

Giảm sử dụng các thức uống có cồn, đặc biệt là bia rượu

Không uống cà phê, trà, nước uống có ga

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Gout (gút)

Bệnh gout thường rất khó để chẩn đoán chính xác vì các triệu chứng gần giống với các bệnh khác.