Một cô gái sống tại thành phố Cao Hùng, Đài Loan, cảm thấy buồn phiền khi nốt mụn trên mặt sưng to suốt 1 tháng không khỏi. Cô gái đã thử nặn mụn nhưng không được, thậm chí cô cảm nhận nốt mụn rất cứng khi chạm vào, cảm giác rất kì lạ nên cô đã đến bệnh viện khám.

Bác sĩ Hồng Thiên Huệ, khoa da liễu, bệnh viện Kaohsiung Veterans General Hospital, cho biết: "Tôi mới nhìn đã biết ngay đây không phải là mụn trứng cá, đó là ung thư da. Bệnh nhân ngay khi nghe kết quả chẩn đoán tỏ ra rất sợ hãi, cô ấy luôn miệng hỏi tôi tại sao điều này có thể xảy ra?".

Ảnh minh họa: Internet

Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư biểu mô tế bào vảy. Đây là loại ung thư da phổ biến thứ hai sau ung thư biểu mô tế bào đáy. Nguyên nhân chủ yếu là do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc tiếp xúc với tia cực tím. Bệnh thường xuất hiện trên mặt, vai và thường xảy ra ở nhóm độ tuổi trung niên, người cao tuổi.

Triệu chứng và chẩn đoán ung thư biểu mô tế bảo vảy

Ung thư tế bào vảy thường bắt đầu như một vết sưng hình vòm hoặc một mảng da tấy đỏ, có vảy thô ráp và có thể dễ dàng chảy máu khi cạo. Khi phát triển lớn hơn có thể ngứa hoặc đau. Ung thư tế bào vảy cũng có thể xuất hiện thông qua các vết sẹo hoặc vết loét da mãn tính.

Để chẩn đoán ung thư tế bào vảy, bác sĩ da liễu chuyên về tình trạng da sẽ hỏi về tiền sử y tế và các triệu chứng của bệnh nhân. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra kích thước, hình dạng, màu sắc và kết cấu của đốm da và kiểm tra các hạch bạch huyết để đảm bảo rằng chúng không lớn hơn hoặc cứng hơn bình thường. Nếu có nghi vấn, bác sĩ sẽ lấy sinh thiết da để xét nghiệm.

Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân gây ung thư tế bào vảy

Bức xạ UV: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của các đột biến DNA dẫn đến ung thư da. Bức xạ UV được tìm thấy trong ánh sáng mặt trời và trong ánh đèn.

Di truyền: Nhiều người cũng có thể bị di truyền hoặc bị ung thư tế bào vảy là do sự suy yếu hệ thống miễn dịch làm tăng khả năng bị ung thư da.

Các trị liệu bức xạ: Điều trị vẩy nến bằng Psoralen cộng với tia cực tím (PUVA) hoặc X-quang vùng đầu cổ. Nên những người đã được điều trị bức xạ cho các tình trạng da khác cũng có nguy cơ ung thư da cao hơn.

Các hóa chất độc tố: Như Asen, kim loại độc hại trong môi trường thông qua các tiếp xúc với thực phẩm hoặc nguồn nước nhiễm độc.

Thuốc ức chế miễn dịch: Người cấy ghép cơ quan có đến 80% nguy cơ phát triển ung thư biểu mô tế bào vảy, đặc biệt là ở những người cấy ghép tim do phải dùng liều thuốc cao hơn các loại cấy ghép khác.

Ảnh minh họa: Internet

Cách phòng tránh mắc ung thư biểu mô tế bào vảy

Tránh ánh nắng mặt trời vào thời điểm nóng nhất trong ngày, đó là từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Bôi kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất 15 mỗi khi bạn ra ngoài nắng. Đeo kính râm có bảo vệ tia UV. Bảo vệ làn da của bạn trong mùa đông cũng vì tia mùa đông có thể đặc biệt nguy hiểm. Kiểm tra làn da của bạn mỗi tháng cho bất kỳ sự tăng trưởng mới hoặc bất thường.

Những người đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư da, thì có nhiều khả năng sẽ tái phát - vì vậy cần phải gặp bác sĩ để kiểm tra da thường xuyên. Sử dụng các chất bổ sung phòng ngừa như nicotinamide (vitamin B) và Heliocare (chiết xuất dương xỉ polypodium leucotomos).