Vừa ăn hỏi xong bạn trai đã yêu cầu "tiền mừng gửi mẹ giữ", cô dâu phản ứng "cực gắt" khiến tình thế bất ngờ lật ngược
Cưới xin ăn hỏi là khoảnh khắc cặp đôi nào cũng mong đợi. Song chính trong những ngày rục rịch chuẩn bị về chung một nhà này lại thường xảy ra những tình huống không ngờ đến khiến đối phương dần "lộ" bản chất. Nếu tinh ý, các cô gái sẽ dễ dàng nhận ra.
Cho nên thời điểm trước cưới còn được coi là thời điểm vàng để đôi bên cân nhắc kỹ lại quyết định của mình lần cuối xem bản thân đã chọn đúng người hay chưa. Hoặc khi phát hiện ra những nhược điểm của người bạn đời tương lai thì vẫn còn kịp "nắn" cho hợp với mình. Giống như câu chuyện mới được một cô gái chia sẻ trên mạng xã hội dưới đây:
"Cách đây 2 tuần, em còn định hủy hôn dù rằng thiệp cưới đã rải khắp nơi. Giờ thì mọi chuyện cũng đã đâu vào đó cả nhưng nghĩ lại thì vẫn thấy hơi thất vọng về lối suy nghĩ của chồng em các chị ạ.
Vợ chồng em yêu hơn 2 năm mới quyết định tổ chức cưới. Nói chung tính anh hiền lành, chịu thương chịu khó. Duy chỉ có 1 điều là tuy đã gần 30 mà cuộc sống của anh vẫn phụ thuộc mẹ quá nhiều. Như chuyện hai đứa đi du lịch, tới chỗ nào, đi bao lâu anh cũng phải làm theo ý mẹ mình. Rồi đi chơi thì tí tí lại check-in gửi ảnh như thể để báo cáo với gia đình. Thật sự nhiều lúc em cũng thấy khó chịu nhưng nghĩ đó là nếp sống, thói quen của anh rồi nên em cũng không cằn nhằn hay can thiệp gì.
Song càng gần ngày cưới, biểu hiện của anh càng khiến em không thể chấp nhận được. Hai đứa đã bàn bạc rõ sẽ chụp ảnh cưới ở Đà Lạt vậy mà chỉ vì một câu của mẹ anh nói rằng việc gì phải đi xa chụp cho tốn kém thế là anh quay ngoắt về Hà Nội chụp. Anh hủy luôn kế hoạch của hai đứa mà không cần hỏi ý em ra sao.
Đỉnh điểm là hôm ăn hỏi xong, hai đứa ngồi lại bàn bạc chuyện sắm sửa cho hôn lễ rồi cũng đề cập qua vấn đề tài chính kinh tế sau cưới. Không ngờ anh lại bảo với em là sau cưới, tiền mừng, của hồi môn hai bên gia đình cho sẽ đưa cho mẹ anh cầm với lý do anh đã quen như thế. Từ trước tới giờ đi làm lương được bao nhiêu anh đều gửi mẹ. Hàng ngày chi tiêu ra sao anh bảo bà đưa. Anh không muốn thay đổi thói quen đó.
Nghe tới đây em nản hẳn, vừa thất vọng vừa hụt hẫng cảm giác như trong mắt anh ấy em không là gì cả, 1 sự tin tưởng cũng không. Vậy là em nói luôn:
'Em không đồng ý sau cưới gửi tiền mẹ cầm. Khi cưới nhau rồi, chúng ta đã là 1 gia đình thì kinh tế tài chính vợ chồng tự quản lý. Còn nếu anh không tin tưởng để em cùng anh giữ kinh tế thì có lẽ chúng ta nên xem xét lại xem có nên tiến tới hôn nhân nữa hay không.
Anh tôn trọng mẹ, em ủng hộ. Anh quen được mẹ bao bọc em không ý kiến gì. Nhưng đó là trước kia, còn bây giờ anh đã là người đàn ông trưởng thành, cần tự định đoạt, làm chủ cuộc sống của anh. Em cần một người đàn ông trưởng thành như thế mới có thể che chở, cùng em vượt qua sóng gió cuộc đời anh ạ'.
Em nói thế, anh ấy ngồi nghệt mặt, tần ngần một lúc, sau mới quay sang nắm tay bảo mọi việc sẽ làm theo ý em. Không chỉ tiền vàng cưới mà kinh tế gia đình sau này hai vợ chồng sẽ tự giữ. Thật sự khi ấy em mới vui vẻ cùng anh lo đám cưới.
Tính em là thế, mọi thứ đều phải thẳng thắn, thống nhất mọi quan điểm giữa đôi bên mới có thể yên tâm kết hôn. Tránh tình trạng lấy nhau về rồi mới ngồi than rằng biết thế này, biết thế kia… lúc ấy đã quá muộn rồi các chị ạ".
Hôn nhân không phải là cái kết của tình yêu mà là sự mở đầu cho một hành trình mới. Ở giai đoạn mới này đòi hỏi đôi bên không chỉ yêu mà còn phải thật sự hiểu, tôn trọng nhau thì hai người mới có thể cùng sánh bước đi tới đích đến cuối cùng của hạnh phúc.
Cô gái trên đã đúng khi thẳng thắn bày đỏ quan điểm sống của mình với chồng tương lai. Để cả hai có thể hiểu thấu cách suy nghĩ, nhìn nhận của nhau về cuộc sống hôn nhân, từ đó có cách điều chỉnh lại bản thân cho hợp với nửa kia. Làm được như thế cuộc sống hôn nhân mới có thể bền lâu mãi mãi.
Dâu trẻ bị mất 5 chỉ vàng, vài ngày sau mẹ chồng lầm lũi mang trả, đúng vào phút chót,...
Sau chuyện này, em muốn bù đắp cho mẹ chồng nhưng không biết làm thế nào để mẹ con hòa hợp hơn, các chị chỉ em vài cách với.
Không thấy con dâu được trao vàng cưới, mẹ chồng bĩu môi chê nhà gái, tàn tiệc lại muối mặt...
Vậy mới nói nhiều mẹ chồng bây giờ vẫn còn vật chất quá, điển hình là mẹ chồng em. Chắc chắn sau đợt này, bà sẽ không bao giờ đánh giá gia đình em qua vẻ bề ngoài nữa.
Chồng tức giận vì mất đôi giày , vợ gặng hỏ rồi 'chết lặng' khi biết mình đã gây ra...
Đến lúc này, tôi mới đồng cảm với chồng. Không ngờ anh lại có tâm sự như vậy. Bây giờ tôi rất muốn bù đắp cho chồng, nếu tôi mua một đôi giày y hệt như vậy, liệu tâm trạng anh sẽ khá hơn chứ?
Ngày sinh nhật, vợ nhận được một món quà bất ngờ từ chồng nhưng lại hãi khi thấy thứ...
Chuyện đến nước này, tôi không biết phải giải quyết thế nào, bởi chắc chắn hai người họ vẫn còn qua lại. Tôi có nên đến gặp cô ta và yêu cầu cô ta buông tha cho chồng mình không?