Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng là một trong số những loại viêm mũi xảy ra khi bạn hít phải dị nguyên (chất gây dị ứng). Đây là một dạng phản ứng của cơ thể chống lại dị nguyên này. Thông thường có 2 loại viêm mũi dị ứng là theo mùa và quanh năm.

Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng

Người bệnh viêm mũi dị ứng thường có những triệu chứng như ngứa mũi, chảy nước mũi và hắt xì hơi liên tục. Đặc biệt, bệnh chuyển sang mạn tính thường có dấu hiệu tương tự viêm xoang như nghẹt mũi, ù tai, nhức đầu,… Ngoài ra, một số trường hợp viêm mũi mạn tính kéo dài còn dẫn đến tình trạng loạn khứu giác hoặc ngủ ngáy to do nghẹt mũi.

Phát hiện sớm những triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng để điều trị kịp thời - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

Khi hít phải dị nguyên hệ miễn dịch sẽ sinh ra histamine – một chất hóa học tự nhiên bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Đây chính là nguyên nhân làm xuất hiện các triệu chứng gây ra viêm mũi dị ứng. Một số dạng dị nguyên thường gặp như phấn hoa, cỏ dại, bụi bẩn, nấm mốc, lông thú nuôi,…

Điều trị viêm mũi dị ứng

Dùng thuốc

Thuốc được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn sử dụng cụ thể để làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng, cụ thể: Thuốc kháng histamine: Là loại thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị viêm mũi dị ứng. Nó có tác dụng ngăn chặn việc sản sinh histamine. Thông thường thuốc có 2 dạng là dạng viên và dạng chai xịt mũi. Ngoài ra, loại thuốc này còn có thể gây buồn ngủ.

Dung dịch phun chống nghẹt mũi: Có tác dụng làm giảm triệu chứng nghẹt mũi. Dung dịch natri clorid đẳng trương (0,9%) làm co mạch nên phòng chống nghẹt mũi dùng cho người lớn, trẻ em kể cả sơ sinh.

Điều trị hiệu quả viêm mũi dị ứng với phương pháp dùng thuốc tây - Ảnh minh họa: Internet

Xylometazoline (không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi) làm co mạch chống nghẹt mũi. Chỉ dùng cho người lớn và trẻ em nhưng không quá 3 ngày.

Xịt mũi chứa corticosteroid: Là loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng vô cùng hiệu quả. Nó thường có hiệu lực ngay trong vòng 24 – 48 giờ. Tuy nhiên, để phát huy tốt nhất công dụng thì cần khoảng 2 – 4 ngày với fluticasone và 3 – 7 ngày với budesonide. Loại thuốc này không độc nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, viêm họng, kích ứng mũi,…

Lưu ý: Nếu đang sử dụng loại thuốc khác cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn và điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất.

Tiêm thuốc chống dị ứng

Nếu đang trong tình trạng quá nặng, bác sĩ sẽ khuyên tiêm thuốc chống dị ứng (liệu pháp miễn dịch). Cách điều trị này gồm việc tiêm thuốc chống dị ứng đến khi nào các triệu chứng có thể kiểm soát được.

Liệu pháp miễn dịch dưới lưỡi (SLIT)

Liệu pháp SLIT khá giống với tiêm thuốc chống dị ứng. Tuy nhiên, với phương pháp này thuốc được đặt dưới lưỡi. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng phụ thường gặp như ngứa miệng hoặc tai và rát họng.

Cách trị viêm mũi dị ứng bằng phương pháp dân gian

Ngoài việc sử dụng thuốc tây để điều trị thì người bệnh cũng có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian dưới đây để làm giảm triệu chứng viêm mũi như ngạt mũi, sổ mũi,… hiệu quả và đơn giản ngay tại nhà:

Cách trị viêm mũi theo phương pháp dân gian vô cùng hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Hoa sứ trắng

Lấy hoa sứ tươi đem rửa sạch và phơi khô để dùng dần (có thể tìm mua ở các tiệm thuốc nam). Cách thực hiện vô cùng đơn giản chỉ cần vài bông hoa sứ khô thái nhỏ và gói vào 1 tờ giấy như điếu thuốc lá.

Sau đó, châm lửa cháy rồi thổi tắt lửa cho khói bay lên và hít để xông khoang mũi. Duy trì thực hiện 2 lần/ngày đến khi các triệu chứng giảm bớt thì áp dụng 1 lần/ngày.

Lá ngải cứu

Đây được xem là một loại thảo dược vô cùng phổ biến và rẻ tiền nhưng có công dụng cao trong việc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như chảy máu cam, nổi mẩn ngứa, mồ hôi trộn,…

Riêng việc điều trị viêm mũi thì chỉ cần hái lá ngải cứu rửa sạch và đem phơi khô. Sau đó tán mịn và lấy giấy cuộn thành điếu thuốc đem đi đốt để hít khói. Hàng ngày áp dụng 1 lần và mỗi lần thực hiện khoảng 15 phút để đạt kết quả tốt nhất.

Tỏi

Tỏi có chứa các thành phần kháng viêm và tiêu sưng nên rất tốt cho việc điều trị viêm mũi dị ứng. Cách thực hiện bài thuốc dân gian từ tỏi rất dễ dàng và nhanh chóng. Đầu tiên là lột sạch vỏ tỏi và giã nhuyễn ép lấy nước.

Sau đó trộn nước tỏi chung với mật ong theo tỉ lệ 1:1. Khi sử dụng nhớ lấy bông gòn thấm vào hỗn hợp và cho vào mũi khoảng 15 phút. Áp dụng liên tục 2 lần/ngày trong thời gian 1 tuần sẽ có hiệu quả.

Tập yoga chữa viêm mũi dị ứng

Nhiều người thường áp dụng tập yoga hàng ngày để hỗ trợ cho việc điều trị viêm mũi dị ứng và phòng ngừa những bệnh khác. Thông thường họ luyện tập theo 4 tư thế cơ bản dưới đây để giúp hít thở dễ dàng và hạn chế tình trạng tắc nghẽn xoang vì chất nhầy có trong mũi.

Thường xuyên luyện tập Yoga với 4 tư thế cơ bản này - Ảnh minh họa: Internet

Tư thế ngồi gập người

Đây là tư thế ngồi thẳng, 2 chân đặt sát nhau và duỗi thẳng về phía trước. Đồng thời 2 tay dơ lên cao khỏi đầu và từ từ gập người về phía trước kết hợp bàn tay nắm lấy những ngón chân. Giữ nguyên tư thế này trong vòng 3 phút, hít thở thật chậm và sâu.

Tư thế cúi gập người

Tư thế này đòi hỏi người tập đứng thẳng 2 chân rộng bằng hông. Giơ 2 tay lên cao khỏi đầu, sau đó uốn cong người về phía trước. Thực hiện động tác thở ra cúi gập người và đặt 2 bàn tay thẳng lên cẳng chân. Giữ nguyên tư thế trong vòng 5 phút kết hợp hít thở thật sâu và chậm

Tư thế cái cày

Người tập nằm ngửa lên thảm tập đồng thời duỗi chân thẳng đứng vuông góc với sàn nhà. 2 tay dọc theo chân và lòng bàn tay úp xuống. Tiếp tục dùng 2 tay từ từ nâng hông và chân lên vòng qua đầu cho đến khi mũi chân chạm sàn. Giữ nguyên tư thế này khoảng 5 phút kết hợp hít thở sâu và đều.

Tư thế cây cầu

Tư thế này đòi hỏi người tập nằm ngửa, gập đầu gối và đặt 2 bàn chân lên mặt sàn cách nhau một khoảng bằng hông. 2 cánh tay để dọc theo thân người và lòng bàn tay úp xuống. Từ từ đẩy hông lên cao và nâng ngực về phía cằm để di chuyển bàn tay sao cho chạm gót chân. Giữ nguyên tư thế này khoảng 5 phút kết hợp hít thở sâu và thật chậm.

Viêm mũi dị ứng nên kiêng ăn gì?

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cũng là một phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh viêm mũi dị ứng vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, nếu lựa chọn thực phẩm không đúng sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì thế, hãy cùng nhau tìm hiểu xem người mắc bệnh này nên kiêng gì?

Người bệnh viêm mũi dị ứng tránh dùng những thực phẩm này - Ảnh minh họa: Internet
  • Trái cây kích thích viêm mũi là những loại có vỏ chứa lông và gây dị ứng. Nếu mắc bệnh không nên ăn chuối, dưa,… vì chúng là những loại quả chứa thành phần gây ô nhiễm phân tử tương tự như cỏ dại.
  • Một số loại rau gây dị ứng viêm mũi thường thấy như ngô và cần tây. Cần tây có chứa các protein giống phấn hoa, nó là chất kích thích mạnh cho dị ứng. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể ăn 2 loại thực phẩm này nếu nấu chín.
  • Ngoài ra, người bị viêm mũi dị ứng cũng không nên ăn những thực phẩm và đồ uống lạnh. Vì nó sẽ gây ra tình trạng co thắt trong ống thở (co thắt phế quản) dẫn đến ho và khó thở.
  • Chất phụ gia cũng nằm trong danh sách những đồ không nên ăn của người bệnh viêm mũi. Bởi nó là một thực phẩm nhân tạo có chứa chất bảo quản, hương liệu và chất làm màu nhân tạo ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Đặc biệt, nguy hiểm nhất là thuốc nhuộm màu vàng FD & C5, bột ngọt và benzaldehyde.
  • Ragweed là một loại di ứng thông thường tồn tại cùng họn thực vật như hoa cúc và echinacea. Hai loại thảo mộc này thường có trong trà. Ngoài ra còn có hạnh nhân, hạt phỉ và hạt hướng dương đều khiến cho các triệu chứng viêm mũi dị ứng thêm nặng hơn.

Viêm mũi dị ứng nên ăn gì?

Bên cạnh những gì không ăn được thì người bệnh viêm mũi dị ứng cần bổ sung cho mình những thực phẩm sau để cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể:

Bổ sung nhiều thực phẩm này để tốt cho cơ thể - Ảnh minh họa: Internet
  • Uống nước ấm hàng ngày giúp đường hô hấp của người bệnh được thông thoáng và nước mũi dễ dàng đẩy ra.
  • Đặc biệt bổ sung nhiều cá trong bữa ăn hàng ngày vì nó chứa axit béo omega 3 rất tốt cho sức khỏe. Nó làm giảm nguy cơ dị ứng phát triển đồng thời đẩy lùi bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả. Omega 3 có nhiều nhất ở các loại cá như cá ngừ, cá hồi, cá thu,…
  • Sữa chua chứa nhiều vi khuẩn có lợi giúp người bệnh giảm được một phần triệu chứng dị ứng phấn hoa, đặc biệt nhất là ở trẻ em.
  • Ăn nhiều loại hạt có chứa gluten để cung cấp hàm lượng vitamin E và magie cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu cho thấy magie giúp han chế triệu chứng thở khò khè ở bệnh nhân bị phổi, hen suyễn,…Đặc biệt, vitamin E tăng cường hệ miễn dịch và làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp. Đồng thời đây còn là chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại.
  • Cam, táo và cà chua là 3 loại quả chứa nhiều vitamin C giúp chống oxy hóa hiệu quả. Bác sĩ khuyên bệnh nhân bệnh di ứng và hen suyễn nên ăn nhiều 3 loại quả này.
  • Nho chứa nhiều chất resveratrol và chất chống oxy hóa giúp giảm viêm cho cơ thể. Đồng thời hỗ trợ chống lại các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng và tình trạng thở khò khè vô cùng hiệu quả.

Viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không?

Nhiều người nhầm tưởng viêm mũi dị ứng là căn bệnh nhẹ và không có gì nguy hiểm. Tuy nhiên trên thực tế nếu để tình trạng bệnh kéo dài và không điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Cụ thể là để dịch mũi ứ đọng lâu ngày trong khoang mũi sẽ tạo thành các ổ viêm và tắc các lỗ thông xoang dẫn đến bệnh viêm mũi cấp và mãn tính.

Hơn thế nữa, kéo dài thời gian điều trị viêm mũi dị ứng sẽ là cơ hội để các loại vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây nhiều triệu chứng như viêm họng, viêm thanh quản, viêm tai giữa,… Đặc biệt, nghiêm trọng khi dẫn tới bệnh viêm kết mạc ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh.

Viêm mũi dị ứng gây hôi miệng

Theo nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng thường rất dễ bị hôi miệng. Tình trạng này xảy ra từ rất nhiều nguyên nhân như các loại vi khuẩn, chất dịch nhầy tồn đọng trong họng lâu ngày theo đường mũi hay chảy ngược xuống cổ họng. Điều này gây kích ứng và viêm nhiễm đường hô hấp dưới khiến cho hơi thở có mùi hôi. Vì thế, để khắc phục vấn đề này trước hết cần phải điều trị dứt điểm bệnh viêm mũi. Bên cạnh đó, nên áp dụng một số biện pháp đơn giản như vê sinh răng miệng sạch sẽ, hạn chế các loại thức ăn gây mùi, uống nhiều nước,…

Hy vọng qua bài viết trên có thể giúp nhiều người có cái nhìn rõ nét hơn về bệnh viêm mũi dị ứng. Đặc biệt, biết cách phòng tránh cũng như chữa trị kịp thời. Bên cạnh việc dùng thuốc thì bệnh nhân cũng cần tập lối sống lành mạnh và khoa học để ngăn chặn nguy cơ bệnh tái phát về sau.

Làm thế nào để phòng ngừa viêm mũi dị ứng?

Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nó không gây tử vong ngay nhưng nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chính vì thế, cách tốt nhất là nên phòng ngừa tối đa nguy cơ mắc bệnh với một số lưu ý:

  • Không nên nuôi thú cưng trong nhà như chó, mèo,…Đặc biệt là hạn chế tiếp xúc với chúng.
  • Thường xuyên vệ sinh đồ dùng như chăn, ga, gối, vải bọc,… nhằm hạn chế bụi bẩn và tránh nấm mốc.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
  • Không hút thuốc và hạn chế tối đa việc tiếp xúc với bụi bằng cách đeo khẩu trang khi ra đường,…
  • Khi thời tiết vào mùa lạnh nhớ giữ ấm đủ cho cơ thể.